此網頁需要支援 JavaScript 才能正確運行,請先至你的瀏覽器設定中開啟 JavaScript。

This webpage requires JavaScript to function properly. Please enable JavaScript in your browser settings.

Cette page web nécessite JavaScript pour fonctionner correctement. Veuillez activer JavaScript dans les paramètres de votre navigateur.

Esta página web requiere JavaScript para funcionar correctamente. Por favor, habilite JavaScript en la configuración de su navegador.

Diese Webseite benötigt JavaScript, um ordnungsgemäß zu funktionieren. Bitte aktivieren Sie JavaScript in Ihren Browser-Einstellungen.

Для корректной работы этой веб-страницы требуется поддержка JavaScript. Пожалуйста, включите JavaScript в настройках вашего браузера.

このウェブページを正常に動作するにはJavaScriptが必要です。ブラウザの設定でJavaScriptを有効にしてください。

이 웹 페이지는 올바르게 작동하려면 JavaScript가 필요합니다. 브라우저 설정에서 JavaScript를 활성화하십시오.

Tato webová stránka vyžaduje pro svůj správný chod podporu JavaScriptu. Prosím, povolte JavaScript v nastavení vašeho prohlížeče.

Ez a weboldal a megfelelő működéshez JavaScript támogatásra szorul. Kérjük, engedélyezze a JavaScript használatát a böngészőjében.

Questa pagina web richiede JavaScript per funzionare correttamente. Si prega di abilitare JavaScript nelle impostazioni del browser.

Šī tīmekļa lapa darbībai ir vajadzīgs JavaScript atbalsts. Lūdzu, ieslēdziet JavaScript savā pārlūkprogrammas iestatījumos.

Esta página da web requer JavaScript para funcionar corretamente. Por favor, ative o JavaScript nas configurações do seu navegador.

Deze webpagina vereist JavaScript om correct te functioneren. Schakel JavaScript in uw browserinstellingen in.

Ta strona wymaga obsługi JavaScript, aby działać prawidłowo. Proszę włączyć obsługę JavaScript w ustawieniach przeglądarki.

Laman web ini memerlukan JavaScript untuk berfungsi dengan betul. Sila aktifkan JavaScript dalam tetapan pelayar anda.

Halaman web ini memerlukan JavaScript untuk berfungsi dengan baik. Harap aktifkan JavaScript di pengaturan browser Anda.

เว็บไซต์นี้ต้องการ JavaScript เพื่อทำงานอย่างถูกต้อง โปรดเปิด JavaScript ในการตั้งค่าบราวเซอร์ของคุณ

Bu web sayfasının düzgün çalışması için JavaScript gereklidir. Lütfen tarayıcı ayarlarınızda JavaScript'i etkinleştirin.

Trang web này yêu cầu JavaScript để hoạt động đúng. Vui lòng kích hoạt JavaScript trong cài đặt trình duyệt của bạn.

Эн вэб хуудас нь зөв ажиллахын тулд JavaScript дэмжлэг авах шаардлагатай. Таны броузерын тохиргоонд JavaScript-ийг идэвхжүүлнэ үү.

ဒီဝန်ဆောင်မှုစာမျက်နှာကိုမှားယွင်းရန် JavaScript ကိုလိုအပ်ပါ။ သင့်ရဲ့ဘောဒီကိုပြင်ဆင်ရန် JavaScript ကိုဖွင့်ပါ။

ບໍ່ສາມາດເຮັດວຽກເວັບໄຊນີ້ໄດ້ຖ້າບໍ່ມີການສະຫລັບ JavaScript. ກະລຸນາໃຊ້ການຕັ້ງຄ່າຂອງເວັບໄຊໃຫ້ເປີດ JavaScript ກ່ອນ.

ទំព័រវេបសាយនេះត្រូវការ JavaScript ដើម្បីដំណើរការប្រើប្រាស់បានល្អ។ សូមបើក JavaScript នៅក្នុងការកំណត់របស់អ្នកក្នុងក

  Quý I năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu củ... - Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam 駐越南台北經濟文化辦事處 :::
:::

Quý I năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ước tính đạt 54,31 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước

Source: www.gso.gov.vn

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thực hiện tháng 2/2018 đạt 14.327 triệu USD, cao hơn 927 triệu USD so với số ước tính, trong đó điện thoại và linh kiện cao hơn 699 triệu USD; điện tử, máy tính và linh kiện cao hơn 118 triệu USD; sắt thép cao hơn 95 triệu USD; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác cao hơn 83 triệu USD; rau quả cao hơn 47 triệu USD; xăng dầu cao hơn 22 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ thấp hơn 63 triệu USD; hàng dệt may thấp hơn 170 triệu USD.

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Ba ước tính đạt 19,80 tỷ USD, tăng 38,2% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 5,36 tỷ USD, tăng 43,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 14,44 tỷ USD, tăng 36,4%. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều có kim ngạch tăng so với tháng trước, trong đó một số mặt hàng tăng cao như: Cao su tăng 81%; gỗ và các sản phẩm gỗ tăng 60,1%; gạo tăng 53,9%; thủy sản tăng 48,1%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 47,1%; dệt may tăng 35%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 32,3%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 28%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng Ba năm nay tăng 15,4%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 9,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 17,9%. Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại và linh kiện tăng 62,2%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 21,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 19,6%.

Tính chung quý I năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 54,31 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 14,97 tỷ USD, tăng 18,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 39,34 tỷ USD, tăng 23,2%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu quý I tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2017.

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực quý I năm nay vẫn duy trì tốc độ tăng khá so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại và linh kiện đạt 12,3 tỷ USD, tăng 58,8%; hàng dệt may đạt 6,3 tỷ USD, tăng 12,9%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 6,3 tỷ USD, tăng 13,2%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 3,5 tỷ USD, tăng 22,3%; giày dép đạt 3,5 tỷ USD, tăng 10,9%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 2,1 tỷ USD, tăng 20,1%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,9 tỷ USD, tăng 8%; thủy sản đạt 1,7 tỷ USD, tăng 11,2%; rau quả đạt 950 triệu USD, tăng 35,6%; sắt thép đạt 949 triệu USD, tăng 43,3%. Một số mặt hàng kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước: Dầu thô đạt 509 triệu USD, giảm 21,1% (lượng giảm 36,5%); cao su đạt 408 triệu USD, giảm 19,8% (lượng tăng 10,5%); sắn và sản phẩm của sắn đạt 277 triệu USD, giảm 5,3% (lượng giảm 27,7%); hạt tiêu đạt 190 triệu USD, giảm 41,3% (lượng giảm 2%). Tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chiếm 99,7% kim ngạch hàng điện thoại và linh kiện; chiếm 90% kim ngạch máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; chiếm 61% kim ngạch hàng dệt may.

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu quý I/2018, EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt 9,8 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó điện thoại và linh kiện tăng 33,6%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 13,9%. Tiếp đến là Hoa Kỳ đạt 9,6 tỷ USD, tăng 11,6%, trong đó giày dép tăng 19,3%; dệt may tăng 15,4%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 9,5%. Trung Quốc đạt 9 tỷ USD, tăng 46%, trong đó điện thoại các loại và linh kiện tăng 674,4%; hàng rau quả tăng 56%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 31,7%. ASEAN đạt 5,6 tỷ USD, tăng 13,5%, trong đó sắt thép tăng 41,6%; điện thoại và linh kiện tăng 16,8%. Hàn Quốc đạt 4,3 tỷ USD, tăng 35,8%, trong đó điện thoại các loại và linh kiện tăng 63,5%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 59,4%; hàng dệt may tăng 12,2%. Nhật Bản đạt 4,2 tỷ USD, tăng 12%, trong đó hàng dệt may tăng 18,8%; phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 13,9%.