Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Thôn xóm sáng tạo Văn hóa Nghi Lan
2017-12-28

1

 

Viện Bảo tàng Lan Dương, Viện Mỹ thuật Nghi Lan, công viên Jimi, công trường Văn hóa La Đông, khu vườn Sáng tạo văn hóa Trung Hưng với phong cách đặc trưng riêng biệt tựa như những vì sao lấp lánh trong bầu trời văn hóa nghệ thuật, tọa lạc trên trục giữa không gian phân chia nam bắc của huyện Nghi Lan, là diễn đàn triển lãm nghệ thuật, cũng là căn cứ hội tụ sáng tạo văn hóa.

Nhạc hội bốn mùa của Viện Bảo tàng Lan Dương với buổi hòa nhạc thủy điền tại đồng ruộng mênh mông tựa như những cánh hoa bồ công anh bay lượn trong gió và hoạt động “Nghệ thuật làng quê” lần thứ ba do Cục văn hóa tổ chức đưa nghệ thuật vào thôn xóm, tìm ra vô số nhà tư vấn tổ chức sự kiện nghệ thuật địa phương, cùng nhau sáng tạo sinh hoạt văn hóa tươi đẹp.

   


Hoạt động “ Nghệ thuật làng quê” do Cục Văn hóa huyện Nghi Lan tổ chức năm thứ 3 đã chính thức khai mạc vào một ngày tháng tư ấm áp. Chủ đề năm 2016 là “ Đọc lịch sử ngôi nhà cổ”, thông qua hoạt động này đánh thức những kiến trúc xưa mang tính lịch sử trong thôn xóm. Hoạt động đầu tiên với tên gọi “ Mùa xuân, gặp gỡ, xưởng xay lúa cũ” được tổ chức ngay tại “xưởng xay lúa của ông Cố”.

Xưởng xay lúa của ông Cố ở xóm TrángVi được xây dựng vào năm 1946, máy xay lúa đặt trong gian phòng được xây bằng gạch nung đen và phên tre chăm chỉ quay đều từ thời Nhật đô hộ Đài Loan cho đến nay. Chủ nhân 88 tuổi ông Xu Chaokui và người con trai Xu Wenzhong trồng lúa hữu cơ, chế tạo trà gạo lức, bún gạo ăn liền, ông còn nhận xay lúa giúp các hộ nông dân trồng lúa hữu cơ qui mô nhỏ.

Sân phơi lúa bên ngoài xưởng xay lúa được trưng bày tác phẩm hội họa của họa sĩ nghiệp dư trong xóm Chen Shuzi, mỗi nét vẽ miêu tả lại phong cảnh và tình người tại xóm Tráng Vi. Triển lãm tranh này truyền đạt phong cảnh và cuộc sống nông thôn cho người xem hòa quyện với mùa hương thơm nồng của lúa gạo.  

Theo thống kê, trong vòng nửa năm có đến 30 nhà tư vấn tổ chức sự kiện nghệ thuật trong thôn tổ chức 40 buổi hoạt động mỹ thuật tại 22 ngôi nhà cổ, nhà sách và nhà chữ môn. Kết hợp với những ngôi nhà cổ xưa trong thôn xóm cùng những chuyên gia mỹ thuật địa phương,  hồi hương hay di cư, sáng tạo các hoạt động văn hóa như văn hóa ẩm thực nông nghiệp, thi ca âm nhạc, nghệ thuật truyền thống ứng dụng mới, du lịch đồng quê, bảo vệ sinh thái.

 


Chủ đề năm nay của Nghệ thuật làng quê “Đọc lịch sử ngôi nhà cổ”, trong đó bao gồm kho thóc Nhị Kết, You Ama tại Fangetian hương Tiêu Khê.


Bồ công anh bay lượn

Nghệ thuật làng quê do Cục Văn hóa huyện Nghi Lan đề ra cùng với chủ đề liên quan sinh hoạt mỹ thuật, trợ cấp kinh phí, khích lệ những người làm công tác nghệ thuật địa phương, chuyên gia thiết kế triển lãm sinh hoạt mỹ thuật, và lấy không gian đặc sắc của địa phương làm nơi tổ chức, tạo nên một “Salon vi nghệ thuật”. Susan Lin – cựu cục trưởng Cục Văn hóa  kiêm tổng tư vấn tổ chức sự kiện nghệ thuật trong thôn giải thích: “ Cái gọi là salon, là cái rất gần gũi không quá nghiêm túc với tinh thần chia sẻ cùng bạn bè.”

 “Nghệ thuật làng quê hy vọng có thể biến Nghi Lan trở thành nơi đầy sáng tạo, xây dựng phong cách nhân văn ưu việt cho người Nghi Lan, để cho mỹ thuật phát huy tác dụng, dần dần tạo nên khu sinh hoạt mỹ thuật.” Quyền cục trưởng Cục Văn hóa Song Longquan cho biết.

3 năm trở lại đây, các nhà tư vấn tổ chức sự kiện Nghệ thuật làng quê đã bồi dưỡng được năng lực tìm kiếm quần chúng, thu thập nguồn kinh phí, tổ chức triển lãm tại khắp thôn xóm, các nhà tư vấn tổ chức sự kiện nghệ thuật cùng nhau tương trợ, hợp tác, chi viện cho nhau. “ Tiểu chính phủ, đại dân gian, đây là mục tiêu mà chúng tôi đeo đuổi” Tổng tư vấn tổ chức sự kiện nghệ thuật Susan Lin nói.

 

Bản giao hưởng của âm nhạc và ruộng vườn

Di cư đến Nghi Lan sinh sống hơn mười mấy năm, Wu Ting hua chuyên gia qui hoạch môi trường mời chuyên gia về môi trường nước ngoài đến chia sẻ kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã và thể nghiệm cách sống của người Indian. Tiệm ăn Good Eats Cafe ở Nam Áo mời dân chúng đến vườn rau quan sát các loại hình sinh thái khác nhau, rau cải hái được trong ngày được mang đi chế biến, mọi người vừa lắng nghe những giai điệu du dương của ca sĩ người dân tộc vừa thưởng thức hương vị tươi ngon của rau cải đương mùa. Hương Viên Sơn thôn Đầu Phân mời diễn viên kinh kịch truyền thống Đài Loan nổi tiếng Ye Qing đến trò chuyện với dân chúng; tiệm Cuộc sống Thân thiện tại xã Đông Sơn mời A ma ( phụ nữ có tuổi)  đến dạy mọi người làm bánh; “You Ama” tại Fangetian xã Tiêu Khê dẫn dắt mọi người nhảy múa ca hát với thiên nhiên, cùng nhau làm củ cải muối; tại khu Nhị Kết ta có thể khám phá đường đi bộ có nhiều bươm bướm, du xuân nhẹ nhàng.

Tại Nghi Lan, văn hóa mỹ thuật không hạn định bởi viện mỹ thuật, thính phòng biểu diễn nghệ thuật mà là tại nơi cư ngụ trong thôn xóm, ta có thể cảm nhận và tận hưởng văn hóa nghệ thuật trong cuộc sống. “Những nhà tư vấn tổ chức sự kiện nghệ thuật lâu đời tại địa phương giống như những bông hoa bồ công anh, từng cánh hoa mang những ý tưởng đầy sáng tạo bay khắp thôn xóm” Huyện trưởng huyện Nghi Lan Lin Congxian hình dung.

Cựu cục trưởng Cục Văn hóa Susan Lin cho biết thêm, cho mời nhà âm nhạc hàng đầu trong nước đến Nghi Lan biểu diễn buổi hòa nhạc thủy điền tại đồng ruộng với vũ đài là núi non, sông nước, đồng ruộng tuyệt đẹp của Nghi Lan; đào tạo người trong thôn xóm làm đạo diễn, tìm ra những câu chuyện cảm động lòng người để lên kế hoạch làm phim tài liệu khu phố . “Thực ra đây đều là một phần của nghệ thuật làng quê, một mặt dùng âm nhạc để tiếp thị Nghi Lan non xanh nước biếc, mặt khác cung cấp nghệ thuật khác nhau tại thôn xóm để mọi người thưởng thức, đồng thời bồi dưỡng nhân tài và lòng tự tin của khu phố.”

 


Triển lãm Thiết kế Đài Loan 2015 được tổ chức tại Vườn Sáng tạo văn hóa Trung Hưng với chủ đề “Nhuộm vải Nghi Lan”. Hiện tại nhiều trường học khu phố đã kiến lập môn học này .


Nơi ấp ủ sáng tạo văn hoá

Khi thôn mỹ thuật được thành lập đều khắp trên bản đồ huyện Nghi Lan, các không gian văn nhân lớn lần lượt được sử dụng, giống như những ngôi sao sáng xuyên qua trục bắc nam của Nghi Lan.

Bắt đầu từ Đầu Thành – cực bắc Nghi Lan, viện Bảo tàng Lan Dương – một kiến trúc nhận được giải thưởng kiến trúc Quốc tế, đã được Bộ Văn hóa nhận định là một tác phẩm nghệ thuật. Viện Mỹ thuật Nghi Lan nằm ở giữa có tiền thân là chi nhánh ngân hàng Đài Loan tại Nghi Lan là một ngôi kiến trúc cổ xưa, gần đó là quảng trường chủ đề Jimi cùng với Bai Guo Shu nhà gạch đỏ do tác giả Huang Chunming tận tâm kinh doanh là sự hội ngộ khác lạ với nhà văn, tác phẩm văn học, làm sống dậy không gian sinh hoạt của thành cổ Nghi Lan.

Men theo trục giữa tiếp tục tiến về phía nam, là công trường văn hóa La Đông do kiến trúc sư Huang Sheng yuan thiết kế, nơi từng là hội trường trao giải Kim Mã; và khu vườn Sáng tạo văn hóa Trung Hưng với diện tích hơn 30 hecta, nơi đây bảo lưu hoàn thiện phong cách công nghiệp  trước kia, giao thông lại thuận tiện nên trở thành điểm triển lãm qui mô lớn tốt nhất ở phía bắc Đài Loan.

Những không gian văn hóa này chẳng những là những điểm tham quan của du khách, chúng còn là điểm liên kết trên mạng của những viện bảo tàng qui mô nhỏ ở Nghi Lan.

 “Trong quá trình trù bị xây dựng viện Bảo tàng Lan Dương đã thúc đẩy thành lập các viện bảo tàng mô hình nhỏ và công xưởng tham quan tư nhân, dệt nên mạng lưới viện bảo tàng, trở thành nền tảng để Nghi Lan thúc đẩy phát triển sáng tạo văn hóa, kinh nghiệm quản lý phát triển văn hóa này rất hiếm thấy trên toàn Đài Loan.” Huyện trưởng Lin Congxian cho biết.

Tương tự, viện Mỹ thuật Nghi Lan khai mạc vào năm 2014 do chính quyền huyện lấy đất đổi đất, xây dựng lại nhưng vẫn giữ kiến trúc mang tính lịch sử của ngân hàng Đài Loan, vốn là ngân hàng bảo quản tiền bạc, nay hóa thân thành viện Mỹ thuật bảo quản những tác phẩm nghệ thuật quí báu.

 


Năm 2014 phố nhà Hòa Bình của phố cổ Đầu Thành tổ chức hoạt động về luân lý môi trường với tên gọi“ Ca ngợi ruộng vườn”. Bên trong cửa sổ phía bên trái là Susan Lin - tổng tư vấn tổ chức sự kiện nghệ thuật, bên phải người tổ chức hoạt động Kang Bao-yu (Yang Wen-ching chụp)


Bắc công nghệ sinh học  

Nam sáng tạo văn hóa.

Từ trước đến nay, thành lập huyện văn hóa là biểu tượng nhận biết đặc trưng của huyện Nghi Lan. Hiện tại, mỗi năm Nghi Lan đón tiếp 7 triệu lượt du khách, ngành du lịch đã trở thành ngành hàng đầu ở Nghi Lan. Tuy nhiên ngoài du lịch ra, huyện trưởng Lin Congxian hy vọng triển khai hai ngành không ống khói khác và đã đưa ra phương hướng phát triển đó là “Bắc công nghệ sinh học, Nam sáng tạo văn hóa”.

Nhiều năm nay, có gần 200 khu phố tham gia dài hạn kế hoạch sáng tạo khu phố, tích lũy khá nhiều nhân tài và sức sáng tạo. Do đó, chính quyền huyện Nghi Lan đã thuyết phục hội đồng huyện mua “Xưởng giấy Trung Hưng” không còn hoạt động, qui hoạch thành Vườn Sáng tạo văn hóa Trung Hưng. Nghi Lan từng là nơi xuất khẩu nhiên liệu nhuộm vải bậc nhất Đài Loan, khi viện Bảo tàng Lan Dương đưa ra báo cáo nghiên cứu phát hiện các tư liệu văn hiến này, cục Văn hóa lập tức ra quyết định đưa kỹ thuật nhuộm xanh vào danh sách sáng tạo văn hóa của Nghi Lan, thông qua các xưởng nhuộm đào tạo ra từng top chuyên gia nhuộm vải.

Sự tập hợp ý nghĩ sáng tạo còn đến từ khảo sát nhiều năm của viện Lịch sử huyện Nghi Lan đối với lịch sử đất đai; Nghi Lan thông qua cuộc thi thiết kế tập hợp những ý tưởng của các nhà thiết kế trong và ngoài nước về nguyên tố của Nghi Lan; Hoạt động “Phong trào sáng tạo Nghi Lan”  tạo nên vũ đài thi đua sáng tạo cho lớp trẻ. Trong 10, 20 năm tới, sáng tạo văn hóa mỹ thuật sôi động của Nghi Lan sẽ lấy Vườn Sáng tạo văn hóa Trung Hưng làm cứ địa, tích lũy từng chút một để phát triển sáng tạo văn hóa giai đoạn sau của Nghi Lan.


Về quê sinh sống

Từ khi đường hầm Tuyết Sơn thông xe cho đến nay đã mang lại lượng lớn du khách đến bình nguyên Lan Dương, đồng thời cũng mang lại sự xung đột thương mại cao độ. Song Longquan cho rằng, phát triển văn hóa tiếp theo của huyện Nghi Lan là chú trọng “Kiến lập trở về với ý thức văn hóa Nghi Lan của người dân, xây dựng lại văn hóa sinh hoạt chậm của Nghi Lan, thể hiện sự tự tin “ càng địa phương càng quốc tế”.

Những năm gần đây, ngành công nghiệp không ống khói phát triển, cộng với giáo dục thực nghiệm mang tính mở rộng, Nghi Lan đã thu hút nhiều thanh niên trở về quê và những người di cư. 

 


Hoạt động đầu tiên của Nghệ thuật làng quê năm nay được triển khai tại Xưởng xay lúa của ông Cố. Ảnh là chủ gian xây lúa ông Xu Chaokui và con trai Xu Wenzhong. ( Cai Wen ting chụp )

Nhà xuất bản nổi tiếng Chen Zhao qi nhiều năm nay chuyên xuất bản đề tài tiểu du lịch và văn hóa ẩm thực nông nghiệp. 3 năm trước, Chen Zhao qi dọn cả cơ nghiệp của mình về quê ở La Đông. Ngày thường vợ chồng Chen Zhao qi đi tìm các nhà nông nhỏ tận tâm canh tác ở khắp nơi, tìm kiếm thực phẩm “có linh hồn”, cung ứng cho các đầu bếp có ý tưởng, thiết kế những món ăn mới, mượn phương thức ăn cùng bàn, mượn hương vị của đầu lưỡi để thúc đẩy văn hóa ẩm thực nông nghiệp. “Tôi hy vọng có thể làm diễn đàn giao lưu từ nơi sản xuất đến bàn ăn, cung cấp cơ hội được nhận biết cho những người về quê canh tác.

Tiệm Small location book cuisine ẩn mình tại thôn Thâm Câu hương Viên Sơn, tiền thân của tiệm này là nhà máy xay lúa, chủ tiệm là người trồng lúa cũng là người dùng sách cũ đổi lấy rau cải hữu cơ. Ngôi nhà nhỏ Tòng Viên ở đường Tiến Sĩ – Nghi Lan, từng là hồ bán nguyệt của  khu dân cư, cung cấp phục vụ lấy vật đổi vật, cũng thường tổ chức các buổi tọa đàm về đề tài môi trường. Stay traveler’s books store nằm trong hẻm chùa Bích Hạ ở trung tâm thành cũ Nghi Lan thì là một tiệm sách độc lập với nhiều loại sách, thiết kế và tổ chức những buổi tọa đàm chia sẻ.

 “Môi trường thân thiện kết hợp với văn hóa sống chậm truyền thống của Nghi Lan đã dần dần hiện lên” . Nhiếp ảnh gia Yang Wen-ching – người về Nghi Lan sinh sống vì giáo dục thực nghiệm của hai cô con gái, cũng là người tham gia ghi chép văn hóa Nghi Lan cho biết.

Yilan Green EXPO được tổ chức hàng năm vào thời điểm giao mùa xuân hè, International Children's Folklore & Folkgame Festival, Yilan được coi là những lễ hội náo nhiệt. Đối với chính quyền huyện Nghi Lan, đó là lúc tổng điều chỉnh lại những nét đặc sắc của Nghi Lan, là sự diễn tập và nghiệm thu sức xây dựng nét đặc trưng khu phố của Nghi Lan. Và không gian văn hóa sáng chói như những vì sao lại là cứ địa nuôi nấng ý nghĩ sáng tạo và thái độ từ canh tác hữu cơ đến sống chậm sống vui đã tạo dựng nên cuộc sống thân thiện tốt đẹp, thu hút người Nghi Lan về quê sinh sống. “Hạnh phúc Nghi Lan, thôn quê sáng tạo”. Đây là quá khứ, hiện tại và tương lai của nền văn hóa Nghi Lan.