Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Gao Guohua, Tổng giám Đốc công ty vận chuyển Sinhoa khởi nghiệp thành công tại Việt Nam
2018-01-11

1

Gao Guohua đại diện thương gia Đài Loan chi nhánh Hải Phòng, quyên tặng vật tư cho các gia đình nghèo khó ở địa phương.

Năm 1997, ông Gao Guohua (Cao Quốc Hoa),tổng giám đốc công ty vận chuyển Sinhoa, hiện là ủy viên Ủy ban sự vụ hoa kiều, đã đến Việt Nam theo sự bố trí của công ty, sau đó ông tự lập nghiệp. Thời gian thấm thoát trôi qua, năm nay là năm thứ 20 Gao Guohua cư trú tại Việt Nam. Đối với sựthay đổi và không thay đổi của Việt Nam, Gao Guohua có một quan sát và sự hiểu biết độc đáo của riêng ông.
 

Tháng 5 năm nay, Hội nghị sự vụ hoa kiều toàn cầu lần thứ 5 được tổ chức tại Cao Hùng, ủy viên Ủy ban sự vụ hoa kiều ông Gao Guohua - người đã đến Việt Nam làm ăn kinh doanh trong 20 năm, đặc biệt trở về Đài Loan tham dự hội nghị, để đóng góp ý kiến cho “Chính sách hướng nam mới” hiện đang được chính phủ đẩy mạnh. Sau khi kết thúc hội nghị được diễn ra liên tục 4 ngày, Gao Guohua lại về Việt Nam để giải quyết công việc của mình. Sự qua lại giữa Đài Loan và Việt Nam trong suốt 20 năm qua là một việc rất đỗi bình thường đối với Gao Guohua.

 


Trong thời gian làm hội trưởng Hiệp hội thương gia Đài Loan chi nhánh Hải Phòng, Gao Guohua tổ chức hoạt động leo núi, thúc đẩy sự giao lưu giữa các thương gia Đài Loan


Phải đi theo hướng nam, mới có sự phát triển tốt

Năm 1997, Gao Guohua đảm nhiệm chức cán bộ quản lý ở công ty sản xuất khăn mặt, ông được công ty cử phái ra nước ngoài để mở rộng kinh doanh. Cuối năm 1980, ngành công nghiệp Đài Loan đối mặt với chuyển dịch cơ cấu, trước nhân tố chi phí nhân công tăng, rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phải di dời ra nước ngoài. Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, như là Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, là khu vực có rất nhiều doanh nghiệp đến đầu tư. Công ty sản xuất khăn mặt mà Gao Guohua đang làm việc đều có thành lập xưởng tại Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng, xét đến cùng, nên đến Trung Quốc phát triển hay đi làm việc tại Việt Nam? Gao Guohua rất do dự, không biết nên quyết định như thế nào, cho nên ông đi xem bói để hỏi về tương lai. Sau cùng, thầy bói đã cho ông câu trả lời, phải đi theo “hướng nam”, mới có sự phát triển tốt.

Vì vậy, Gao Guohua theo công ty đến tỉnh Đồng Nai, lúc đó, Việt Nam cải cách mở cửa đã trên 10 năm, các ngành công nghiệp thâm dụng lao động như dệt, may mặc của Đài Loan đều đến Việt Nam phát triển, lúc Gao Guohua đến Đồng Nai, nơi đó đã tập hợp một dây chuyền công nghiệp hoàn chỉnh.

3 năm sau, công ty có ý muốn mở rộng thị trường miền bắc Việt Nam, cho nên vào năm 2000, Gao Guohua một mình đến Hà Nội và các nơi khác thuộc miền bắc Việt Nam để khảo sát thị trường đầu tư. Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, vì miền bắc là trung tâm chính trị, việc thực hiện chính sách và mức độ mở cửa muộn hơn miền nam, nhưng khi Gao Guohua đến miền bắc, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Hóa..., cũng đã quy tụ rất nhiều thương gia Đài Loan, nhất là ngành công nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn sản xuất giày trước đó đều tụ tập ở miền trung Đài Loan, đều có mặt tại đây.

 


Khởi nghiệp tại Việt Nam 20 năm, tổng giám đốc công ty vận chuyển Sinhoa có sự quan sát vô cùng độc đáo.


Để mở rộng thị trường cho công ty, lúc mới đến, Gao Guohua đã tuyển dụng 5 sinh viên Việt Nam biết nói tiếng hoa, cùng khai thác thị trường miền bắc. Gao Guohua đã tích lũy rất nhiều kinh nghiệm và có chút tiếng tăm trong giới thương gia Đài Loan, cho nên ông phụ trách mở rộng kinh doanh với thương gia Đài Loan, còn 5 sinh viên Việt Nam thì phụ trách tìm khách hàng Việt Nam. Trong thời gian mở rộng kinh doanh, Gao Guohua phát hiện, khu vực thương mại tam giác giữa Đài Loan, Việt Nam và Trung Quốc rất tấp nập, có rất nhiều doanh nghiệp Đài Loan đều gia công với nguyên liệu nhập khẩu từ các nước Đông Á lân cận, hoặc ngược lại, phải nhập khẩu vào Việt Nam rồi đưa sang Trung Quốc, Gao Guohua phát hiện cơ hội kinh doanh giữa biên giới Trung Quốc và Việt Nam rất sôi động, cho nên năm 2003, ông quyết định rời khỏi công ty để tự lập nghiệp, thành lập doanh nghiệp vận chuyển xuyên biên giới đầu tiên của thương gia Đài Loan.

Để làm quen với thị trường địa phương, lúc mới làm ngành vận chuyển, Gao Guohua đã hợp tác với doanh nghiệp địa phương. Gao Guohua cho biết, có 3 cách để doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam đầu tư. Thứ nhất, góp vốn liên doanh với doanh nghiệp địa phương, hoặc là tự bỏ vốn, tự vận hành công việc kinh doanh, thành lập công ty của riêng mình. Để giảm thiểu rủi ro đầu tư, rất nhiều thương gia Đài Loan khi tiến vào thị trường Việt Nam đều tìm tòi doanh nghiệp Việt Nam rành về môi trường và thị trường nội địa để hợp tác, sau khi công ty ổn định mới kinh doanh một mình, vì vậy, lúc Gao Guohua quyết định thành lập công ty vận chuyển, ông đã hợp tác với doanh nghiệp địa phương.

 


Trải qua nhiều năm cải cách mở cửa, Việt Nam ngày nay khác với trước kia rất nhiều, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh rất phồn vinh, náo nhiệt.


20 năm kinh nghiệm quý báu

Năm 2009, ngoài kinh doanh ngành vận chuyển, Gao Guohua lại thành lập công ty sản xuất vải máy dán tại Hà Nội, với quy mô 50 nhân viên. Tuy số lượng nhân công không nhiều, nhưng là cách để tránh rủi ro của ông, người từng có hơn 20 kinh nghiệm trên thương trường. Thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc rất sôi động, gần đó cũng có rất nhiều doanh nghiệp vận chuyển, cạnh tranh rất kịch liệt, thêm vào đó, trong những năm gần đây, chính sách của hai nước Việt Nam và Trung Quốc cũng có thay đổi, làm tăng rủi ro kinh doanh cho ngành vận chuyển.

Nhất là khi xảy ra sự kiện bạo động ngày 13/5/2014, khiến ông càng có cảm xúc sâu sắc. Khi bùng phát sự kiện ngày 13/5, các doanh nghiệp Đài Loan ở tỉnh Đồng Nai, Bình Dương đều bị công kích, tuy doanh nghiệp ở miền bắc không bị ảnh hưởng trực tiếp, nhưng cũng cảm nhận được không khí căng thẳng lúc bấy giờ. Lúc xảy ra sự kiện, chính phủ Việt Nam liền ra lệnh phong tỏa biên giới, lúc đó có 7-8000 container đang chuẩn bị xuất khẩu nước ngoài đều bị giữ lại trong nước, có rất nhiều sản phẩm tươi và sản phẩm nông nghiệp đều không được xuất khẩu, gây thiệt hại nặng nề.

Hiện nay, công ty vận chuyển Sinhoa của Gao Guohua là doanh nghiệp vận tải đường bộ qua biên giới duy nhất của thương gia Đài Loan tại Việt Nam, trong nhiều năm nay đã tạo nên tiếng tăm rất tốt, có rất nhiều nhà máy công nghệ điện tử nổi tiếng đến đặt hàng, nhưng, Gao Guohua không bao giờ tùy tiện tiếp nhận đơn đặt hàng, trong nhiều năm nay, ông thường tiếp xúc với ngành vải, dệt và giày, vì vậy, kể từ khi kinh doanh ngành vận tải, bất kể cơ hội thương mại khổng lồ như thế nào, ông cũng đều kiên trì chỉ nhận đơn đặt hàng của ngành sản xuất giày, dệt và vải.

Sau nhiều năm làm việc ở Hải Phòng, ngoài kinh doanh, ông cũng rất nhiệt tình làm công ích, và cũng được đề cử làm trưởng thư ký hiệp hội thương gia Đài Loan chi nhánh Hải Phòng, cách 1 năm sau, ông lại được chọn làm hội trưởng Hiệp hội thương gia Đài Loan chi nhánh Hải Phòng và làm trong 2 khóa liền. Khi xảy ra vấn đề, Gao Guohua lập tức đứng ra giải quyết cho thương gia Đài Loan, nhất là trong những năm gần đây, lao động Việt Nam nhận thức cao, ngoài chi phí lao động tăng dần theo hàng năm, tăng gánh nặng cho doanh nghiệp, cũng thường xảy ra sự kiện đình công, vì vậy có nhiều lần Gao Guohua đã đại diện thương gia Đài Loan, đàm phán với giới học giả, doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam, đấu tranh quyền lợi cho thương gia Đài Loan. Trong thời gian đảm nhiệm hội trưởng Hiệp hội thương gia Đài Loan chi nhánh Hải Phòng khóa 2, Gao Guahua đã gặp phải sự kiện ngày 13/5, lúc đó ông lập tức đứng ra yêu cầu các đơn vị liên quan bảo vệ thương gia Đài Loan và được thị trưởng hứa sẽ bảo vệ thương gia Đài Loan và lợi ích liên quan.

 


Hiệp hội bóng đá Trung Hoa Dân Quốc thành lập đội bóng đá,luyện tập tại Hà Nội, Việt Nam, ủy viên của Ủy ban sự vụ hoa kiều Gao Guohua (người thứ nhất kể từ bên phải) , đại diện Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam Thạch Thụy Kỳ (người thứ hai, bên phải) và chủ nhiệm Ủy ban Trung Hoa Lục Địa Dư Chính Hiến đến hiện trường xem tình hình tập luyện.


Sau khi không còn đảm nhận chức hội trưởng Hiệp hội thương gia Đài Loan chi nhánh Hải Phòng, trong những năm gần đây, chính phủ và dân sự đều tích cực quan tâm đến thị trường Việt Nam, với nhiều năm kinh nghiệm đầu tư, Gao Guohua còn trở thành một kho báu quan trọng của những người đến đầu tư muộn ở Việt Nam. Ông quan sát phát hiện, ở khu vực miền bắc Việt Nam, trước đó đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng trong những năm gần đây có khá nhiều doanh nghiệp lớn, thêm vào đó là sự thay đổi xu hướng quốc tế, trước và sau năm 2012, có một số doanh nghiệp rời khỏi Trung quốc, chuyển dời địa điểm đầu tư, Việt Nam trở thành lựa chọn đầu tiên của các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong những năm gần đây, ngoài nhân tố giá thành lao động mà trước đó thương gia Đài Loan rất chú trọng, Việt Nam, nơi có dân số gần 100 triệu người, đã trở thành thị trường mới nổi, vì vậy, khác với ngành sản xuất truyền thống của trước đó, trong những năm gần đây có rất nhiều ngành phục vụ như ngành ăn uống, trang điểm v.v..., tiến vào Việt Nam. Vài năm trở lại đây, Hiệp hội phát triển mậu dịch đối ngoại Trung Hoa Dân Quốc cũng đến Việt Nam tổ chức triển lãm hàng hiệu, giới thiệu sản phẩm, thương hiệu chất lượng cho người tiêu dùng địa phương. “Trong dân số 90 triệu người ở Việt Nam, giới trẻ chiếm hơn một nửa. So với các nước láng giềng, Việt Nam là nước đang phát triển, tiền đồ rộng mở, tương lai tươi sáng”. Gao Guohua nói.