Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Mắt xanh trên bán đảo
2018-01-25

1

Trần Cẩm Huy chế tạo “ Phong Dịch” để ghi chép lại dấu vết gió Lạc sơn thổi.

Đi về hướng nam, tới bán đảo Hằng Xuân – điểm tận cùng phía nam của đất nước, nơi đây là điểm chốt cuối cùng của mạch núi Trung ương.Bình nguyên dài và hẹp cùng với đồi núi, cao nguyên chen lẫn vào nhau, bờ biển san hô với hình cạp váy được bao bọc bởi Thái Bình Dương, eo biển Bashi, eo biển Đài Loan. Mỗi năm từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, gió mùa đông bắc ( còn gọi “ Lạc sơn phong”) thổi mạnh, các sinh vật đa dạng và những con người có sức chịu đựng phi thường cùng mưu sinh tồn tại nơi đây, sản sinh ra cảnh quan mang tính chất văn hóa đặc thù.
   


Những sản phẩm được chế tạo từ giống đậu đen nguyên thủy Đài Loan được trồng tại Cảng Khẩu.


Điều mà đa số du khách không biết đó là khi đến du lịch tại bán đảo Hằng Xuân, chỉ cần ta xuyên qua khu phố náo nhiệt đầy tiếng người của Khẩn Đinh đến vùng ven thị trấn Hằng Xuân, những khu sinh thái lớn có, nhỏ có  phân bố tại Xã Đỉnh, Long Thủy, Lý Đức, Cảng Khẩu, Vĩnh Tĩnh, Hậu Long, các khu phố này nổi tiếng do có nền sinh thái đa dạng và chất phác. Ví như trong khu phố Long Thủy, đầm Long Loan với hơi nước dày đặc trùm kín mặt đất thu hút chim nước dừng chân nghỉ ngơi, đây cũng là nguồn nước tưới cho ruộng lúa sản xuất ra gạo langchiao nổi tiếng điạ phương; hay khu Cảng Khẩu tọa lạc tại Mãn Châu lân cận phía đông Thái Bình Dương có gian triều cường là môi trường sinh sống của cua cạn, nơi đây còn có vườn trà xanh trên những ngọn đồi thấp tạo nên cảnh quan đặc biệt. Tại phía nam của sông Cảng khẩu là khu Lý Đức với diện tích rộng , mỗi độ tháng 10 có trên 10.000 con ó mặt xám từ Siberia, phía bắc Trung  Quốc và Nhật Bản giá lạnh đến đây quá cảnh dừng chân nghỉ đêm, đây là điểm dừng chân cuối cùng của chúng trong chuyến bay đến Philippines tránh đông.....Những đặc điểm của nguồn tài nguyên thiên nhiên địa phương này đã trở thành nền tảng cơ bản để phát triển du lịch sinh thái trong những năm gần đây và nó cũng nuôi dưỡng ý tưởng sáng tạo văn hóa, là kho báu xanh cung cấp môi trường giáo dục.

 

 


Ban nhạc The Lide hợp ca bài “Song of Lide” thể hiện tính lãng mạn mộc mạc của bộ lạc thổ dân. ( Công ty hữu hạn Lishan Eco cung cấp )


Khu phố là kho dữ liệu phong phú

“ Trước kia tôi là người săn chim ó, nay tôi là người bảo vệ chúng” Tống Nhân Tông (Song Renzong), chủ tịch Hiệp hội Phát triển khu phố Lý Đức tự thuật. Đằng sau câu nói này ẩn dấu một quá trình khúc mắc với những xung đột và nghi ngờ. Quay về với năm 1982, công viên quốc gia Khẩn Đinh mới được thành lập, do bán đảo Hằng Xuân được qui nạp vào phạm vi công viên nên sinh hoạt của người dân địa phương bị thay đổi đột ngột. Người dân không được tự ý đi săn bắn, thu lượm tạo nên sự bất tiện trong sinh hoạt thường ngày khiến cho quan hệ giữa dân chúng và chính quyền trở nên căng thẳng.

Cho đến năm 2006, nhận lời mời của Ban Quản lý công viên quốc gia Khẩn Đinh, giáo sư Trần Mỹ Huệ (Chen Mei-hui), khoa rừng trường đại học Khoa học kỹ thuật Bình Đông đến khu phố, bắt đầu từ khu Xã Đỉnh, thử dùng du lịch sinh thái để mở ra cách mưu sinh mới vừa để cho dân chúng địa phương kiếm được tiền lại vừa có thể bảo vệ sinh thái. Chớp mắt cho đến nay đã hơn 10 năm, cuối cùng sự  nỗ lực từng bước đã  khiến cho ngành du lịch sinh thái nơi đây dần dần phát triển và được mọi người biết đến.

Tâm trạng của không ít cư dân nơi đây có sự chuyển biến lớn giống như ông Tống Nhân Tông. Lấy khu Lý Đức làm ví dụ,  do đất nơi đây cằn cỗi, dân chúng nghèo nàn, cho nên mỗi năm vào mùa thu các con chim ó quá cảnh nơi đây, chúng không chỉ là nguồn cung cấp chất đạm cho người dân địa phương mà còn được làm thành  tiêu bản để đem bán, sáng tạo lợi ích kinh tế khả quan. Và số lượng săn bắt chim ó mỗi năm lên đến hơn 10.000 con nên khu Lý Đức bị đặt cho cái tên xấu là “Nấm mồ của chim ó”  ; cho đến nay, từ là người săn chim ó trở thành người thuyết minh, ông Tống Nhân Tông với kinh nghiệm tích lũy trong việc săn bắt cộng với sự quan sát tỉ mỉ, ông đã thực hiện công việc giới thiệu thuyết minh sinh động và lý thú hơn. 

 


Sau khi chuyển sang bảo vệ sinh thái, hươu sao đã xuất hiện tại bình nguyên bán đảo, trở thành điểm sáng của du lịch.


10 năm trước khi còn là nghiên cứu sinh tại trường đại học Khoa học kỹ thuật Bình Đông, Lâm Chí Viễn (Miles Lin) đã cùng giáo sư Trần Mỹ Huệ đến khu phố, sau đó thậm chí còn sáng lập công ty Lishan Eco. Lâm Chí Viễn nói: “ Chúng tôi thử thay đổi quan niệm của cư dân, nói cho họ biết đối với nguồn sinh thái này không nhất định phải săn bắt mới mang lại lợi nhuận, ta có thể thông qua bảo vệ chúng, cung cấp tour du lịch, nhà trọ, ăn uống....để mang lại doanh thu, và để cho khu phố tiếp tục kinh doanh lâu dài.” Cùng làm việc tại công ty Lishan, Thái Uyển Dung (Cai Wanrong ) thì nói :“ Bản thân khu phố là kho dữ liệu phong phú, đây cũng là sinh hoạt của cư dân, chỉ có điều là có được mang ra tinh tế hóa và đóng gói lại hay không.”

Dưới sự hướng dẫn của nhân viên phụ đạo, không những du khách được hưởng lợi mà người dân nơi đây cũng nhận biết lại cái đẹp nơi mình cư ngụ mà sản sinh sự đồng cảm. Như trưởng thôn Cảng Khẩu Dương Tú Lan (Yang Xiulan)nói: “Từ khi Ban Quản lý công viên quốc gia Khẩn Đinh, giáo sư Trần Mỹ Huệ đến đây, mới biết được nơi đây có nhiều báu vật như vậy.” Qua thống kê của tiến sĩ Lưu Hồng Xương (Liu Hung-chang)về cua cạn, tại khu Cảng Khẩu có hơn 30 loại cua cạn bao gồm: Cua càng đỏ mang tính tiêu biểu, cua xe tăng, cua Neosarmatium rotundifrons, cua lintou.....Không chỉ vậy, khu Cảng Khẩu còn sản xuất nhiều đậu đen nguyên thủy của Mãn Châu và giống trà ngon trồng trên những ngọn đồi thấp từ thời vua Quang Tự đời nhà Thanh cho đến nay của Cảng Khẩu được liệt vào danh sách “ Hằng Xuân tam bảo” , thêm vào đó nơi đây gần biển nên các loại cá như cá chuồn, cá Mahi Mahi (heo nục)được phơi khô làm đặc sản của vùng này. Những năm gần đây , đạo diễn nổi tiếng Lý An (Ang Lee)mượn vườn cây sanh quay phim Life of Pi nên vườn cây sanh này trở nên nổi tiếng, khu này có quá nhiều điểm đặc sắc như vậy khiến cho Dương Tú Lan cười khen : “ Trời hậu đãi cho khu Cảng Khẩu”. Ngày nay, với các mục phục vụ : quan sát cua cạn vào ban đêm, thể nghiệm hái trà, thưởng thức ẩm thực chế biến từ đậu đen , năm 2016 khu phố thu nhập hơn 2 triệu đài tệ, nó cũng liên kết lại tình cảm của cư dân với nhau.

 

 


Có thể ngắm rừng nguyên thủy tại suối Lãm Nhân ở khu Lý Đức. Trung Quốc và Nhật Bản giá lạnh đến đây quá cảnh dừng chân nghỉ đêm, đây là điểm dừng chân cuối cùng của chúng trong chuyến bay đến Philippines tránh đông.....Những đặc điểm của nguồn tài nguyên thiên nhiên địa phương này đã trở thành nền tảng cơ bản để phát triển du lịch sinh thái trong những năm gần đây và nó cũng nuôi dưỡng ý tưởng sáng tạo văn hóa, là kho báu xanh cung cấp môi trường giáo dục. Khu


Thu hút đầu tư bên ngoài, kích thích sức sáng tạo văn hóa khu vực.

Khởi bước từ du lịch sinh thái, tiến hành giám sát muôn loài, bồi dưỡng tri thức  chuyên môn thuyết trình giới thiệu sinh thái cho cư dân, sau đó thành lập đoàn đội, hoàn thành xong mới buông tay giao cho khu phố tự vận hành. Công ty Lishan Eco luôn sát cánh với sự trưởng thành của khu phố, những năm gần đây dưới nền móng cơ bản của du lịch sinh thái công ty bắt đầu thử qui hoạch ứng dụng mang tính đa nguyên và tổng hợp, linh động nhập vào đây nguồn tài nguyên và đội ngũ bên ngoài với nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm phát huy hiệu ích tổng hợp lớn nhất, giúp khu phố gia tăng thu nhập, có như vậy khu phố mới có thể thực hiện công tác bảo vệ môi trường lâu dài. 

Lấy ví dụ, trước kia thúc đẩy du lịch sinh thái, đa số chú trọng về quan sát sinh thái muôn loài, địa cảnh địa hình, ít chú trọng đến nguyên tố nhân văn. Bắt đầu từ năm 2015, dưới sự trợ giúp của Ban Quản lý công viên quốc gia Khẩn Đinh và công ty Lishan Eco, lần lượt tìm các nhà nghệ thuật cho các khu phố. Qua lựa chọn, mời những nghệ nhân thích hợp vào sống trong khu phố 1 tháng, thông qua giao lưu lâu dài với dân chúng, hiểu rõ thực trạng sinh hoạt  địa phương rồi mới tiến hành sáng tác, gia tăng điểm nổi bật cho du lịch khu phố.

Như khu Lý Đức, khi bạn bước vào vườn rau công cộng của khu phố, bạn có thể nhìn thấy tác phẩm “ Phong Dịch”  (Máy phiên dịch của gió)được làm bằng các phế liệu như quả cầu nổi, thùng xốp của nghệ nhân Trần Cẩm Huy (Chen Jinhui). Vào mùa gió mùa đông bắc thổi, theo sức gió, “phong dịch” vẽ nên những hình thù có nét đậm nhạt khác nhau trên nền cát, rất là thú vị.


Nhưng khi nhắc đến nghệ nhân Trần Cẩm Huy, điều làm mọi người trong khu phố nhớ đến ông nhất không phải là tác phẩm nghệ thuật công cộng mà là việc nhờ có ông làm nhân tố kích thích mới thành lập Ban nhạc The Lide. Lâm Chí Vĩ nói: “ Điều thú vị trong công tác “ Xây dựng khu phố” cũng là điểm này, ta không thể biết nghệ nhân với đối tác của mình cho ra những sáng tạo gì.” Do Lý Đức là 1 bộ lạc dân tộc nguyên trú , cư dân có tài ca hát cùng với Trần Cẩm Huy tinh thông môn đánh trống Châu Phi, trong 1 lần dọn rác bờ biển thuận tay lượm các phế  liệu gõ gõ đánh đánh, thế là mọi người cùng nhau diễn tấu . Nghệ nhân Trần Cẩm Huy triển khai tài nghệ của mình, mang những phế liệu lượm được tại bờ biển chế tạo thành nhạc cụ, đồng thời dạy cho mọi người kỹ thuật đánh trống, tận dụng âm điệu cổ của dân tộc Amis để biên khúc, từ đó Ban nhạc The Lide được thành lập với thành viên là cư dân địa phương.

 


Ó mặt xám quá cảnh vào mùa thu nên được đặt tên là “ Chim Quốc khánh” . ( Công ty hữu hạn Lishan Eco cung cấp )

Khi chúng ta ngồi trong đình hóng mát bên cạnh vườn rau,  trên cao là bức hoành phi khắc lời bài hát “Song of Lide” : “ Lý Đức  vốn tên Ciljasuak, sau đó phân thành 3 bộ lạc; mục đầu của Seqalu là ở bộ tộc trên núi cao.....” tường thuật tỉ mỉ lịch sử của khu phố từ xưa tới nay. Tống Nhân Tông cười to nói: “ Bài ca này là do tôi viết.” Hiện tại, chỉ cần du khách đến Lý Đức là có cơ hội nghe cư dân ở đây hát bài “Song of Lide” với những dụng cụ âm nhạc được chế tạo từ phế liệu. Điệu nhạc cổ xưa nhưng mang đầy nhựa sống, cũng giống như ý chí phấn đấu tìm cách sinh tồn vĩnh viễn ở biên thùy này của cư dân nơi đây.

 


Kinh tế học xanh của sự cộng sinh giữa con người và thiên nhiên.

Chẳng những như vậy,  khu Lý Đức kết hợp tài nguyên sinh thái với giáo dục môi trường, bồi dưỡng 6 giáo viên phụ trách giáo dục môi trường. Họ đảm nhiệm công tác giáo dục môi trường cho cơ quan chính quyền xã Mãn Châu và 4 ngôi trường địa phương , thậm chí năm nay còn vinh dự được nhận “ Giải thưởng xuất sắc Giáo dục môi trường Quốc gia”.


Khu Lý Đức không phải là trường hợp duy nhất kết hợp nguồn sinh thái với  giáo dục. Cũng trong năm nay, công ty Lishan Eco tiếp nhận cuộc thi phim ngắn về đề tài quan sát sinh thái của học sinh trung, tiểu học do chính quyền huyện Bình Đông tổ chức. Được sự chỉ đạo của thầy cô, học sinh từ quan sát đến nhận biết nền sinh thái địa phương và ghi chép lại. Ngoài ra, những năm gần đây khu phố đã nhiều lần hợp tác cùng  Quỹ Giáo dục Chen Wu Xian tổ chức trại hè cho học sinh tiểu học. Quỹ Giáo dục Chen Wu Xian do sư phụ làm bánh mì Ngô Bảo Xuân (Wu Pao-chun) xuất thân từ nông thôn Bình Đông sáng lập với tinh thần đền đáp quê nhà. Năm nay vận dụng địa lý đặc biệt có núi có biển của địa phương đưa ra chủ đề du lịch “ Tuần hoàn nước” để đạt đến mục đích vừa học vừa vui chơi. 

 


Các giống cua cạn chủ yếu vùng gian triều: Cua càng đỏ, cua lintou, cua xe tăng.



Về phương thức thao tác, liên kết các lĩnh vực khác nhau:  sáng tạo văn hóa, giáo dục, du lịch; về đối tượng, từ du khách, người dân Bình đông đến học sinh địa phương. Lâm Chí Viễn nói: “ Chúng tôi hy vọng mang lại cho đối tác khu phố cách nhìn khác, cho họ thấy được có thể dùng các phương thức khác nhau để kinh doanh khu phố.”Lấy du lịch sinh thái nâng cao và nhân rộng tầng cấp kinh tế xanh, tất cả đều không rời xa tâm nguyện ban đầu là duy trì bảo vệ sinh thái địa phương. Trong kho báu xanh to lớn này, môi trường sinh thái phong phú ngoài việc có thể cung cấp cho du lịch nghỉ ngơi tiêu khiển mà còn cung cấp nguồn cảm hứng vô tận, chỉ cần chúng ta đối đãi và sử dụng môi trường một cách tử tế.