Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Nơi ở cũ với biết bao vết hằn thời gian , kể lại phong độ của các nhà trí thức
2018-03-01

1

 

Ngôi nhà vườn với phong cách tối giản đơn sơ, căn biệt thự tông màu trắng xanh hòa trộn phong cách phương đông và phương tây hài hòa, hay ngôi nhà mang kiến trúc truyền thống Nhật Bản tao nhã, 3 ngôi nhà ở với diện mạo khác nhau này đã ghi chép lại quãng thời gian cư ngụ tại Đài Loan của học giả theo chủ nghĩa tự do Ân Hải Quang(Ying Hai Kuang), nhà văn Lâm Ngữ Đường(Lin Yu Tang) và nhà tản văn Lương Thực Thu(Liang Shih Chiu)
   


Cuộc đời Ân Hải Quang một lòng tin tưởng quan niệm tự do.(Hình này do Quỹ học thuật kỷ niệm Ân Hải Quang thuộc Tổ chức pháp nhân cung cấp)

Nơi ở cũ của học giả Ân Hải Quang

Gặp gỡ nhà triết học khi đặt chân đến ngôi nhà vườn truyền thống Nhật   

Dạo bước trên con hẻm đường TaiShun, tọa lạc giữa một ngôi vườn xanh ngắt, ngôi nhà mang đậm phong cách kiến trúc Nhật truyền thống, đây chính là nơi học giả Ân Hải Quang sau khi đến Đài Loan được trường Đại học Quốc Gia Đài Loan cấp cho làm nơi ở và tự tay ông thiết kế xây dựng, cũng là ngôi nhà ông sinh sống lâu nhất trên mảnh đất này trước khi qua đời vào năm 1969.

Ân Hải Quang là một học giả theo chủ nghĩa tự do quan trọng nhất của Đài Loan vào thập niên 1950 đến 1960, suốt cuộc đời ông cống hiến cho nền tự do, không run sợ trước một thế lực nào, dũng cảm đưa ra những lời bình luận sắc bén, ông trở thành một điển hình thành phần trí thức của thời đại. Ông và Hồ Thích(Hu Shi), Lôi Chấn(Lei Zhen) cùng xuất bản cuốn sách "Trung Quốc tự do", ông thực sự đã cống hiến rất nhiều cho nền dân chủ Đài Loan.

 


Khung ảnh trắng đen cứ như tận mắt nhìn thấy ánh mắt đang tập trung suy nghĩ của Ân Hải Quang

Hồ nước bé xinh xắn trong vườn do chính tay ông xếp từng viên gạch dành cho con gái mới ra đời của mình, ngôi nhà chưa đầy 100 mét vuông do chính tay Ân Hải Quang thiết kế, căn phòng tràn ngập ánh sáng, và có diện tích lớn nhất trong ngôi nhà, là nơi được học giả Ân Hải Quang chọn làm phòng đọc sách cho riêng mình.

Thời gian thấm thoát thoi đưa, cũng nơi đó bây giờ đã trưng bày những hình ảnh cũ, những lá thư viết bằng tay, tái hiện lại thời quá khứ từ vô số thư từ qua lại giữa học giả và nhà khoa học Albert Einstein hay nhà triết học Bertrand Russell, và còn có cả bài viết  giải thích rõ tư tưởng chủ nghĩa tự do của Ân Hải Quang trong cuốn sách "Trung Quốc tự do".

Nơi ở cũ vốn là nơi yên tịnh, đến năm 2016 đã được thêm vào đó một vài nhân tố hoạt bát hơn. Câu chuyện bắt đầu từ năm 2015, sau khi phó giáo sư khoa xã hội Trường đại học Phụ Nhân(Fu Jen) Lỗ Quý Hiển(Lu Kuei-hsien) tiếp nhận chức vụ Trưởng điều hành Quỹ Ân Hải Quang, từ đó phó giáo sư đã thay đổi sự bình yên trầm tư của nơi ở cũ này. Đoàn thể nghệ thuật "Bio Apartment" dựa vào những câu chuyện và chứng tích của học giả Ân Hải Quang khi ông còn sống để qui hoạch triển lãm, đơn vị tổ chức là Công ty sáng tạo "Kiwi Fruit Studio" đưa ra sáng kiến, cho thiết kế trò chơi game thực tế ngay tại ngôi nhà của ông. Công ty "City Game Studio" đến từ Đài Nam(TaiNan) cũng thiết kế trò chơi kết hợp đố vui với trò chơi, mời gọi người dân cùng đi tìm kho báu trong ngôi nhà nơi ở của học giả Ân Hải Quang.  

 


Bức thư Ân Hải Quang viết tay gửi cho nhà Nhà sử học Chien Mu (Tiền Mục), trên đó mang theo bao nhiêu viết tích của ông.

Nơi ở cũ- biệt thự của nhà văn Lâm Ngữ Đường

Nét hòa quyện giữa phương Đông và phương Tây,

tái hiện lại phong độ của một người thầy

Kiến trúc sư bậc thầy Vương Đại Hoành(Wang Da Hong) là người đã thiết kế ngôi biệt thự cho nhà vă Lâm Ngữ Đường. Năm 2002 chính thức mở cửa cho khách tham quan, ngôi biệt thự thuộc quyền quản lý của Sở văn hóa Thành phố Đài Bắc, đây cũng là nơi được mở cửa đón khách tham quan sớm nhất trong số 3 nơi ở cũ của học giả. Trước kia ngôi biệt thự này chỉ được sử dụng làm thư viện, cho đến nay được sử dụng để tổ chức những buổi tọa đàm văn học, các hoạt động ứng dụng đa nguyên dành cho cha mẹ và con cái, từng bước đi gần hơn với phong cách sống luôn hài hước và tràn đầy cảm giác lãng mạn thú vị của nhà văn Lâm Ngữ Đường.

Nhà văn Lâm Ngữ Đường nổi tiếng với những tác phẩm như "Momentin Peking", "The Importance of Living", và "The Gay Genius". Là một nhà văn học được hòa quyện giữa văn hóa phương Đông và phương Tây, ông viết hơn 80 cuốn sách, là một trong những nhà văn người Hoa nổi tiếng thế giới từ những tác phẩm văn học viết bằng tiếng Anh.

 


Ảnh chụp ngồi trên balcony của Lâm Ngữ Đường và vợ Liêu Thúy Phượng Liao Tsui-feng.(Ảnh do Biệt thự Lâm Ngữ Đường cung cấp)

Năm 1969, Lâm Ngữ Đường sau nhiều năm du học tại Mỹ ông đã quyết định trở về Đài Loan sinh sống, ông cho xây ngôi biệt thự màu trắng xanh này tại khu Dương Minh Sơn(YangMinShan), với mái ngói lưu ly màu xanh ngọc bích. Thời còn bé, ông lớn lên tại Phúc Kiến Trung Quốc, sau đó chuyển đến Thượng Hải, thời gian đó ông nhìn thấy không ít những kiến trúc phong cách Tây Ban Nha, cũng vì thế mà để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí ông. Năm 1965 ông trở về Đài Loan, vẫn không quên được những gì đã nhìn thấy thời niên thiếu, thêm vào đó là phong cách của kiến trúc sư Vương Đại Hoành luôn có trong đó nguyên tố phương Đông, thế là ngôi biệt thự mới có được diện mạo như ngày nay.

Ngôi biệt thự có mái ngói lưu ly xanh màu ngọc bích của Lâm Ngữ Đường cứ mỗi tháng mỗi tuần đều tổ chức các hoạt động vui nhộn, y như phong cách hài hước và thú vị của ông vậy. Dựa theo sở thích ăn bò bía kiểu Đài Loan của Lâm Ngữ Đường, mỗi độ cuối Xuân vào Hạ thì nơi đây đều cho tổ chức “Lễ hội bò bía”, mời mọi người đến cùng chung vui. Ngoài ra, ban tổ chức còn cho trích dẫn những câu văn trí tuệ trong cuốn sách "The Importance of Living" của ông, căn biệt thự cổ của Lâm Ngữ Đường còn cho ra một loại bánh gấp may mắn, để người dân vừa thưởng thức bánh ngon mà còn có thể cảm nhận được sự tinh tế trong những câu nói đầy trí tuệ của nhà văn Lâm Ngữ Đường.

 


Hình ảnh cuộc sống của Lâm Ngữ Đường

Ngôi biệt thự của Lâm Ngữ Đường nổi tiếng bởi sự vui vẻ của nó, luôn có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động, chẳng hạn như hoạt động "Mạo hiểm vui nhộn" đã mời các đơn vị văn hóa lân cận như "Garden 91", "Nơi ở cũ của Tiền Mục(Ch'ien Mu House)", và "Nhà bảo tàng Shung Ye" cùng tham gia. Năm 2016, ngôi biệt thự Lâm Ngữ Đường còn liên kết tổ chức hoạt động cùng với nhiều ngôi nhà ở cũ khác, dự tính vào giữa năm nay sẽ cho mở "Triển lãm thư tín" cùng với "Ch'ien Mu House", nhà ở cũ của nhà tản văn Lương Thực Thu, Lý Quốc Đỉnh(Kwoh-tingLi's Residence) và Tôn Vận Tuyền(Sun Yun Suan).

Cuộc sống của nhà văn Lâm Ngữ Đường vô cùng thú vị, chỉ cần đọc thật kỹ cuốn sách "The Importance of Living" thì sẽ hiểu phong cách sống chậm của ông, khách tham quan chỉ cần đến thăm ngôi biệt thự một lần thì có lẽ sẽ cảm nhận được điều này.  

Nơi ở cũ của nhà tản văn Lương Thực Thu

Bảo tồn ngôi nhà ở cũ, gìn giữ tinh thần nhân văn

Lương Thực Thu, người đã từng biên soạn từ điển Anh-Hán và sách giáo khoa Anh ngữ cấp 2, đồng thời là người du nhập phương pháp phát âm KK, chính ông là nhân vật nổi tiếng mang ảnh hưởng giáo dục Anh ngữ đến cho Đài Loan. Căn ký túc xá lúc bấy giờ do Trường đại học Sư Phạm cấp cho ông làm nơi cư trú, mãi cho đến năm 2010 qua sự trùng tu của nhà trường, nơi ở cũ của Lương Thực Thu mới được mọi người biết đến.

 


Cuộc đời ông viết trên 80 quyển sách, nổi tiếng khắp phương đông và phương tây.

Trước khi Lương Thực Thu đến đây cư ngụ, căn ký túc xá được xây dựng từ năm 1933 là nơi ở của Yoshisuke Tomita, giáo sư giảng dạy bộ môn tiếng Anh Trường cấp 3 Taihoku. Sau khi Đài Loan giành lại được chủ quyền từ tay Nhật, người Nhật rút khỏi Đài Loan về nước, cho nên nơi này được Học viện sư phạm (nay là Trường đại học Sư Phạm Đài Loan) tiếp thu quản lý và sử dụng làm ký túc xá dành cho nhà giáo và nhân viên của trường.

Tuy rằng thời gian Lương Thực Thu sống tại đây chỉ vỏn vẹn 7 năm, ông dọn vào ở từ 1952 cho đến 1959, ông rời khỏi Đài Loan và đi Mỹ định cư, nhưng ngôi nhà này đã bầu bạn cùng ông trong quãng thời gian Lương Thực Thu dịch cuốn tiểu thuyết Romeo và Juliet nổi tiếng của nhà văn hào William Shakespeare và Từ điển Viễn Đông(Far East Everyday English-Chinese dictionary). Mặc dù có nhiều người từng cư ngụ trong căn ký túc xá này, nhưng nó mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc đối với Trường đại học Sư Phạm Đài Loan là đơn vị sở hữu ngôi nhà, thế là mất khoảng 2 năm mới cho trùng tu lại theo đúng diện mạo cũ, nơi đây tỏa ngát hương thơm của sách và bảo tồn nguyên vẹn phong thái nhân văn của nó trong một khu thương mại đông đúc náo nhiệt cạnh trường Sư Phạm.

Người phụ trách quản lý ngôi nhà là Maruco (tên thật là Ngô Tư Oánh Wu Tzu-ying), cách đây 2 năm đã xin thuê lại ngôi nhà ở cũ của Lương Thực Thu, cô gìn giữ phát huy tinh thần nhân văn của Lương Thực Thu, cho tổ chức hàng loạt những buổi tọa đàm văn hóa nghệ thuật và diễn đàn công cộng.

 


Tọa đàm văn hóa nghệ thuật, không gian nhỏ tinh tế và yên tịnh, tiếng người tiếng nhạc không dứt. (Ảnh do Biệt thự Lương Thực Thu cung cấp)

Maruco chia sẻ: "Việc bảo tồn nơi ở cũ so với việc gìn giữ hiện trạng nhà ở, các loại đồ vật, thì điều quan trọng nhất chính là làm sao tiếp nối được tinh thần của ngôi nhà ở". Chính vì thế, Ngô Tư Oánh vào ở hơn hai năm, đã kiên trì nhất quyết không cho bán sản phẩm ăn uống trong nhà, không gian ngôi nhà chỉ được dành riêng cho những buổi tọa đàm văn hóa nghệ thuật tưng bừng và những diễn đàn công cộng mà thôi. Các hoạt động ngoài đề tài câu chuyện của Lương Thực Thu, còn cho tổ chức "Giải văn học Lương Thực Thu", "Đến học tiếng Anh tại Liang Shih Chiu's house", bên cạnh đó còn cho mời những nhạc sĩ đến biểu diễn nhạc cụ truyền thống Trung Hoa như sáo trúc Shakuhachi, đàn Cổ cầm, tất nhiên cũng không thể thiếu những buổi "Tọa đàm người đọc sách" đậm chất nhân văn, v.v...

Biết bao nhiêu hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc, diễn đàn diễn thuyết, tất cả chỉ với mong muốn thể hiện được hết tinh thần nhân văn, thái độ đẹp đẽ mà Lương Thực Thu gửi gắm trong tuyển tập tản văn "A Cottager’s Sketchbook" của ông.

Ghé thăm những ngôi nhà cổ mang tính nhân văn này, tìm ra vết tích dòng chữ những bài viết có hồn nho nhã tĩnh mịch chất chứa trong căn nhà hằn vết thời gian..., dòng thời gian đã qua cùng câu chuyện của Lâm Ngữ Đường, Lương Thực Thu, Ân Hải Quang cứ như dần dần hiện lên trước mắt.