Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Cả thành phố đều là tường vẽ Graffiti của tôi BOUNCE- Sự giao thoa và kích thích giữa văn hóa cũ và mới
2018-07-02

BOUNCE nhận lời mời của Hiệp hội Văn hóa Trung Hoa, tới khu vực Thành Nam của Đài Bắc thực hiện vẽ Graffiti (ảnh do BOUNCE cung cấp).

BOUNCE nhận lời mời của Hiệp hội Văn hóa Trung Hoa, tới khu vực Thành Nam của Đài Bắc thực hiện vẽ Graffiti (ảnh do BOUNCE cung cấp).

 

Cảnh tượng vào một đêm trăng mờ gió nhẹ, khi phát hiện được một bức tường ngoài trời vội vã phun Graffiti chỉ vừa được một nửa đã bị cảnh sát tuần tra phát hiện và truy đuổi bằng tiếng còi “Tuýt!, Tuýt!, Tuýt....”, đối với Bounce một nghệ sĩ vẽ Graffiti mà nói đã trở thành chuyện xưa cũ; thời nay tác phẩm của anh không những ngày càng phát triển hơn, mà cònđược xuất hiện tại những khu phố náo nhiệt.

 

Những năm gần đây, đằng sau một sản phẩm thành công đều cần có một câu chuyện, có ai mà không thích nghe kể chuyện nào? Thế là chú thỏ xám được ra đời: chú thỏ này không dễ thương, không dễ thuần phục một cách hoàn hảo theo kiểu truyền thống, mà nó thiếu mất đôi tay, đôi mắt vô hồn, lại còn có một đôi tai to dị thường được sử dụng làm thiết bị bắt tín hiệu, trong tai có đặt một chiếc loa. Để theo đuổi ước mơ, nó lúc nào cũng nhảy nhót, từ trong cánh rừng chạy nhảy ra thành phố, bị thu hút bởi tiếng nhạc và đủ kiểu âm thanh của phố phường….

Những nơi nó đi qua đều tràn đầy những nốt nhạc: với những đường viền thô, hình ảnh táo bạo và sống động, những đường nét và những khoảng màu sắc nằm chồng lên nhau, tạo ra sự phong phú về nhịp điệu; cộng thêm chiếc loa tai thỏ đặc trưng, khán giả chỉ cần ngắm nhìn vài giây, là dường như sẽ nghe thấy tiếng nhạc điện tử vang lên dồn dập, có cảm giác như khiến người ta phải ù tai.

Trong tác phẩm “Âm vang Thành Nam”, cậu bé trong tranh ăn mặc rất hợp thời trang, kết hợp với trang phục biễu diễn tuồng có hoa văn của dân tộc Khách Gia, thể hiện sự giao thoa và kích thích giữa văn hóa mới và cũ (ảnh do BOUNCE cung cấp).Trong tác phẩm “Âm vang Thành Nam”, cậu bé trong tranh ăn mặc rất hợp thời trang, kết hợp với trang phục biễu diễn tuồng có hoa văn của dân tộc Khách Gia, thể hiện sự giao thoa và kích thích giữa văn hóa mới và cũ (ảnh do BOUNCE cung cấp).

Rót sức sống địa phương vào sáng tạo

Bounce chính là tác giả tạo nên chú thỏ, chàng thiếu niên năm xưa rất thích chơi trượt ván. Anh tốt nghiệp Trường Trung học thương mại và mỹ thuật Phục Hưng ( Fu-Hsin Trade and Arts School), cũng được tiếp nhận giáo dục theo trường phái học thuật, nhưng từ khi tiếp xúc với Graffiti, cây bút vẽ trong tay dần dần được thay thế bằng bình phun sơn Graffiti, bản phác họa bằng giấy cũng không cần đến nữa, mà hình ảnh đã nằm sẵn trong tâm trí anh, tại một không gian cụ thể nào đó chúng sẽ giao thoa với nhau và được ra đời; những người không được chứng kiến ngay lúc đó, chỉ có thể chiêm ngưỡng sự phóng tác đầy ngông cuồng còn lưu lại trên bức tường mà thôi. Anh nói: “Tôi vẽ Graffiti không cần vẽ phác họa trước, cùng lắm là viết một vài từ khóa và một vài yếu tố đơn giản. Khi tới nơi, môi trường xung quanh sẽ cho tôi biết phải vẽ như thế nào, tôi sẽ biết cái gì phù hợp với môi trường đó; trong trường hợp là hợp tác mang tính thương mại, có khả năng tôi sẽ tới hiện trường chụp ảnh trước để tham khảo rồi mới tới đó vẽ.”

Ví dụ như Hiệp hội văn hóa Trung Hoa mời Bounce vẽ hình ảnh một cậu bé tại khu vực Thành Nam (tên gọi khu trung tâm Đài Bắc vào thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Đài Loan), với tạo dáng đội chiếc mũ lưỡi trai rất mốt bên trên có gắn kính lặn, nhưng lại mặc trang phục biểu diễn hát tuồng có in hoa văn của dân tộc Khách Gia, tượng trưng cho sự giao thoa và kích thích lẫn nhau giữa văn hóa mới và cũ; hoặc trên mặt tường phía ngoài cửa hàng bán đồ thể thao nổi tiếng ở Tây Môn Đinh, đã kết hợp sự trừu tượng, phân tách kết cấu và phong cách của trường phái 3D, để tạo ra yếu tố kinh điển cho sản phẩm của cầu thủ NBA nổi tiếng; ngoài ra còn sử dụng nét đặc trưng văn hóa địa phương của khu vực Đông Thế thành phố Đài Trung để tạo ra tác phẩm sáng tạo kết hợp các hình ảnh gồm hoa trẩu, trái hồng ngọt và Thần Long Mã; giếng trời của ga Metro Đài Bắc cũng xuất hiện bức tranh Graffiti khổ rất lớn, hay luồng sức sống mới được tiếp thêm cho khu phố cổ, đều là kiệt tác của anh.

Những vấn đề gặp phải tại hiện trường sáng tác ngoài trời khó khăn hơn rất nhiều so với sáng tác trong không gian trong nhà, thường thử thách khả năng ứng biến của người sáng tác, ví dụ: nắng nóng, xe cộ qua lại, các lắp đặt xung quanh, góc độ vẽ và sự hạn chế về thời gian. “Trước khi vẽ cảm thấy rất khó khăn, nhưng vẽ xong rồi thì thấy cũng không có gì là khó”, anh cười nói rằng rất thường xuyên vẽ Graffiti ở phía ngoài những bức tường có độ cao mấy tầng lầu, vì vậy anh còn phải đi thi lấy chứng chỉ nhân viên thao tác trên cao.

BOUNCE sáng tạo ra chú thỏ của chính anh, còn chú thỏ lại có câu chuyện độc đáo của riêng mình.BOUNCE sáng tạo ra chú thỏ của chính anh, còn chú thỏ lại có câu chuyện độc đáo của riêng mình.

Đưa nghệ thuật Graffiti ra quốc tế

Graffiti mang đến cho Bounce sự trải nghiệm cuộc sống khác hẳn những người bình thường, giúp anh có rất nhiều bạn bè, đi khắp thế giới. Ví dụ khi Tom Cruise tới Đài Loan tuyên truyền phim mới, anh kết hợp với người bạn thân chuyên làm đồ họa Duncan của mình để tạo ra tác phẩm Graffiti rất riêng biệt, khiến minh tinh Hollywood này vừa nhìn thấy đã thốt lên trầm trồ, thậm chí còn tự tay ký tên lên trên; khi tới dự Cuộc thi Graffiti quốc tế tại thành phố Đồng Xuyên tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc, anh đã tạo ra tác phẩm vô cùng độc đáo kết hợp giữa nhân vật của bộ phim nổi tiếng “Star Wars” và tượng binh mã, đồng thời cũng thấy được chính quyền địa phương ở Trung Quốc đầu tư nguồn lực dồi dào như thế nào cho nghệ thuật Graffiti; và bộ môn nghệ thuật này cũng dẫn dắt anh tới nước Pháp, được hòa mình trong phong cảnh tự nhiên và phong cảnh nhân văn của châu Âu, kích thích anh sáng tạo ra những tác phẩm có sự cảm thụ khác hẳn ở Đài Loan. “ Ở Đài Loan đồ sứ  có thể dùng là được; nhưng tại châu Âu thì cái đẹp được ảnh hưởng bởi hơi thở của cuộc sống hàng ngày, trong 3 tháng ở tại Pháp tôi đã vẽ ra những tác phẩm mà tại Đài Loan không thể vẽ được”, Bounce hồi tưởng lại.

Tại Đài Loan, Graffiti từ trước tới giờ vẫn luôn bị lớp người già cho là vẽ bậy bạ không ra sao cả, thậm chí bị cho là phá vỡ trật tự và sự sạch sẽ của môi trường; điều nực cười đó là, mặc dù có bức tường trắng rất rộng, chủ đất thà cho thuê để sử dụng làm các quảng cáo khổ lớn ngoài trời không hề có chút thẩm mỹ nào, chứ không cung cấp cho các nhà nghệ thuật sử dụng làm không gian sáng tác để tô điểm làm đẹp cảnh quan.

Bounce cho biết anh đã rất kiên trì trong vòng 12 năm nay, để công chúng xã hội nhìn nhận nghệ thuật vẽ Graffiti một cách tích cực hơn, không coi đó chỉ là thú chơi của thanh thiếu niên. Anh nắm bắt mọi cơ hội thể hiện, bởi vì càng nhiều tác phẩm xuất hiện trên đường phố, thì càng có nhiều người biết đến , càng có thể gây ảnh hưởng dần dần từng bước. Đối với đại đa số những người đánh du kích đơn lẻ ở những khu vực nhà cửa đổ nát hoặc ở ven đường, thì cơ hội các nhà sáng tác có thể vẽ lên tới độ cao bằng 3 tầng lầu là rất hiếm, thường phải nhờ sự hỗ trợ của rất nhiều người bao gồm các chủ kinh doanh tư nhân hoặc chính quyền địa phương thì mới làm được. Bounce nói thẳng, suy nghĩ của chính phủ đối với nghệ thuật Graffiti vẫn còn khá bảo thủ dè dặt, họ thường gọi vẽ Graffiti bằng một danh từ khác đó là “Vẽ tranh”; còn nếu không thì sẽ đặc biệt hoạch định khu dành riêng cho phép vẽ Graffiti hợp pháp, thông thường thì bản thân người sáng tác phải dành được tên tuổi tại các cuộc thi tại nước ngoài và trở về Đài Loan với danh hiệu “Niềm tự hào của Đài Loan”, còn nếu không hầu như đều làm theo kiểu đánh du kích, theo kiểu “Tác phẩm Graffiti của mình thì tự mình làm thôi”, khó có thể mở rộng phạm vi ảnh hưởng.

Không hiểu biết về Graffiti cũng không sao, Bounce thử tìm cách đưa các yếu tố địa phương vào trong sáng tác, cho dù chỉ là ký hiệu biểu trưng, nhưng vì là những sự vật rất quen thuộc trong sinh hoạt hàng ngày, sẽ dễ tạo cảm giác thân thiết cho những người bình thường, nhờ đó được thừa nhận, như vậy mới có cơ hội tìm hiểu Graffiti.

Cửa hàng bán đồ thể thao thương hiệu ở gần tòa nhà Hồng Lâu tại khu vực Tây Môn Đinh thành phố Đài Bắc, mặt tường được thiết kế với đặc trưng của trào lưu mới. Thông qua màu sắc đậm nét và những khối hình học, BOUNCE muốn tôn vinh cầu thủ bóng rổ huyền thoại Michael Jordan.Cửa hàng bán đồ thể thao thương hiệu ở gần tòa nhà Hồng Lâu tại khu vực Tây Môn Đinh thành phố Đài Bắc, mặt tường được thiết kế với đặc trưng của trào lưu mới. Thông qua màu sắc đậm nét và những khối hình học, BOUNCE muốn tôn vinh cầu thủ bóng rổ huyền thoại Michael Jordan.

Tôi là người nằm vùng của giới Graffiti

Trải qua chặng đường 12 năm, Bounce đã tạo ra giá trị cho bản thân, được công chúng công nhận và trở thành nghệ sĩ; khác với những người hoàn toàn làm theo ý của bên đặt hàng, là một họa sĩ nhận thực hiện tác phẩm cho người khác, anh có quan điểm rất kiên quyết trong sáng tác: “Tôi sẽ làm để người khác tìm đến vì thích tác phẩm của mình, trong đó có hàm chứa tinh thần thương hiệu cá nhân, sẽ không miễn cưỡng làm chỉ vì để thỏa mãn ý kiến của đối phương”. Anh nói hóm hỉnh ví von bộ môn Graffiti của mình là môn nghệ thuật “ký sinh”, ký sinh trên mặt tường ở những môi trường khác nhau, trên đồ chơi quần áo hoặc tại các hoạt động của cơ quan nhà nước, “Tôi là người nằm vùng của giới Graffiti, đi làm những việc mà phái Underground không làm được”. Ngoài khả năng vẽ Graffiti rất giỏi, tham gia rất nhiều các kế hoạch hợp tác và triển lãm của nhiều thương hiệu trong và ngoài nước, thì ngoài ra anh cũng tham dự vào việc vẽ nội dung kịch bản, sản xuất mỹ thuật cho phân cảnh của các bộ phim, quảng cáo và băng đĩa nhạc, là một nhà thiết kế truyền thông thị giác.

Phong cách Hip Pop kiểu Mỹ và đặc trưng của nghệ thuật Ukiyo-e Nhật Bản là rất rõ nét; ngay cả trên đường phố Cairo của Ai Cập sau phong trào “Mùa xuân Ả-Rập”, cũng xuất hiện hình ảnh bích họa biểu tình Graffiti mô phỏng mộ cổ. Đài Loan là mảnh đất đa văn hóa có nhiều chủng tộc khác nhau, vậy yếu tố gì có thể tượng trưng cho Graffiti Đài Loan? Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời chung. Văn hóa là sự tổng hợp các phương thức sống của loài người, Bounce cho rằng môi trường Đài Loan hấp thụ văn hóa của rất nhiều các quốc gia khác nhau, nhưng không có hình ảnh thị giác nổi bật nhất định nào đó có thể tham khảo cho Graffiti, do vậy khó có thể định nghĩa được chính xác.

Cả thành phố đều là tường vẽ Graffiti của tôi BOUNCE- Sự giao thoa và kích thích giữa văn hóa cũ và mới

Trở lại với bản chất của sáng tác

Mọi việc lớn nhỏ của cuộc sống xung quanh đều là nguồn đề tài để Bounce sáng tác, mặc dù tập trung vào các vấn đề công cộng và thời sự xã hội có khả năng sẽ tạo ra càng nhiều sự cộng hưởng hơn, nhưng sau cùng anh đành từ bỏ. “Mọi người đều xét đoán vấn đề bằng lập trường cá nhân, không chỉ riêng một mặt nào đó. Tôi không hy vọng ảnh hưởng quá lớn đến sự lý giải của công chúng đối với Graffiti, như vậy sẽ khiến tư duy lý trí sẽ mạnh hơn bản thân hình ảnh.”

Bounce bổ sung cho biết: “Tôi hay nhấn mạnh bản chất sáng tác của cá nhân, về mặt thị giác càng quan trọng hơn; và vì tôi đã từng học qua lịch sử mỹ thuật truyền thống, chịu ảnh hưởng của phái học thuật truyền thống khá sâu sắc, mục đích sáng tác sẽ tương đối giống với các nhà danh họa như Leonardo da Vinci và Van Gogh, sáng tác vì để bày tỏ nội tâm, là điều chân thực nhất và cũng rất thuần túy.”

Để nhấn mạnh sự độc đáo, chứng tỏ sự hiện diện của bản thân, có một số người sáng tác Graffiti sẽ “ký tên” trên mặt tường ngoài của các tòa nhà cao tầng tại các khu trung tâm náo nhiệt là nơi tương đối khó triển khai thực hiện; có những người thì phun sơn Graffiti bừa bãi trên những công trình kiến trúc bị bỏ hoang; có một số thì lại “đóng dấu bằng hình vẽ” lên trên những tác phẩm Graffiti của người khác sáng tác trước đó, tác phẩm của Bounce cũng không thoát khỏi những bàn tay phá hoại. Trước đây rất nhiều bạn bè thân hữu hoặc fan của anh lên mạng để lại lời nhắn bày tỏ sự bất bình thay cho anh, nhưng anh lại tỏ ra rất điềm tĩnh. Bản thân là người đi trước, anh hiểu được những người vẽ Graffiti đều có động cơ thể hiện khác nhau, trước hết không bàn tới xấu đẹp, mà điều quan trọng nhất là sự tôn trọng: “Rất nhiều người theo đuổi Graffiti thường phàn nàn rằng Đài Loan không có đủ tố chất văn hóa phổ biến, không coi trọng nghệ thuật Graffiti; nhưng rất nhiều người không hề nghĩ rằng, muốn được người khác tôn trọng, thì mình phải tôn trọng người khác trước, tôn trọng môi trường này, tôn trọng những người cùng nỗ lực vì nghệ thuật Graffiti.”

Hy vọng công chúng xã hội yêu thích và hiểu được cái hay của Graffiti, ý nghĩa của Graffiti đối với một thành phố, thì không phải cứ vẽ bừa như kiểu chó con tè bậy, có một số người theo đuổi nghệ thuật này hiểu được phải tự mình tạo ra chỗ đứng, đầu tư tâm sức, hy vọng có thêm hình vẽ Graffiti sẽ làm đẹp thêm cho công trình kiến trúc. “Trong các tác phẩm của tôi rất hay thấy được nét vẽ đầu tiên và nét vẽ cuối cùng, thường là tầng tầng lớp lớp chồng lên nhau; Graffiti thực ra cũng có thể làm được giống như vòng năm tính tuổi của cây gỗ, để cảm nhận thời gian và lịch sử.

Quay trở lại thời điểm mới bắt đầu sáng tác vào năm 2005, vì yêu thích Graffiti, ngày nào Bounce cũng rất mong chờ đến 12 giờ đêm để tận hưởng buổi ban đêm của thành phố này, vẽ cho tới khi trời sáng anh đáp chuyến xe bus đầu tiên về nhà đi ngủ. Sau rất nhiều năm, ước mơ của anh không hề thay đổi, khiến nhiều người hiểu được sự kiên định của anh. Giống như chú thỏ dưới bút vẽ của anh, không hề quên niềm đam mê thuở đầu, tiếp tục đi theo âm thanh tiến về phía trước; và anh cổ vũ tất cả mọi người, sau cùng cũng chắc chắn sẽ tìm thấy tiếng lòng của chính mình.