Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Nhịp cầu văn hóa Việt Đài Người thúc đẩy cuộc thi năng lực tiếng Việt tại Đài Loan
2018-07-30

Chồng và con gái là chỗ dựa tinh thần cho chị Nguyễn Thị Mỹ Hương khi sống xa quê hương. (Ảnh: Nguyễn Thị Mỹ Hương cung cấp)

Chồng và con gái là chỗ dựa tinh thần cho chị Nguyễn Thị Mỹ Hương khi sống xa quê hương. (Ảnh: Nguyễn Thị Mỹ Hương cung cấp)

 

Ngôn ngữ là công cụ chuyển tải quan trọng đối với bối cảnh lịch sử và nền văn hóa của một quốc gia, nó cũng phản ánh tư duy văn hóa và phong tục cuộc sống của quốc gia đó. Nhưng để có thể sử dụng thành thạo một ngoại ngữ, thường phải trải qua cả một quá trình học tập lâu dài. Chị Nguyễn Thị Mỹ Hương sinh ra ở Việt Nam, vì muốn học tiếng Trung, chị đã phải trải qua giai đoạn sốc văn hóa và thất bại trong hơn mười mấy năm, tôi luyện nên khả năng phiên dịch tiếng Trung và tiếng Việt vững chắc. Hiện tại chị là Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu tiếng Việt Trường Đại học Quốc lập Cao Hùng, dựa vào kinh nghiệm bản thân, chị không chỉ giúp đỡ cho các bạn học sinh theo học tiếng Trung hoặc tiếng Việt, mà bên cạnh đó, còn nỗ lực thúc đẩy phát triển các kỳ thi năng lực tiếng Việt tại Đài Loan, đồng thời còn hỗ trợ bạn bè tân di dân trở thành trợ thủ đắc lực đẩy mạnh giao lưu thương mại hai nước Việt - Đài.

 

Nguyễn Thị Mỹ Hương sinh ra tại Việt Nam, năm 2002 chị tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Huế, năm 2005 sang du học Đài Loan, theo học chương trình đào tạo thạc sĩ khoa văn học Trung Quốc Trường Đại học Quốc lập Trung Sơn, đến năm 2008 sau khi nhận bằng tốt nghiệp thạc sĩ, chị tiếp tục thi lên tiến sĩ, thế là sau 8 năm miệt mài học tập, cuối cùng chị đã nhận được tấm bằng tiến sĩ vào năm 2016. Khoảng thời gian du học Đài Loan, trong 11 năm qua, chị đã phát biểu tất cả 11 bài luận văn tại hội thảo và 4 bài luận văn trên tập san chuyên ngành, ngoài việc tập trung học tập nghiên cứu, chị còn xây dựng cho mình tổ ấm với chồng người Đài Loan và có 1 cô con gái đáng yêu. 

Nhịp cầu văn hóa Việt Đài Người thúc đẩy cuộc thi năng lực tiếng Việt tại Đài Loan

Trở thành tác giả viết sách dạy ngôn ngữ thương mại

Với 15 năm giảng dạy tiếng Việt và kinh nghiệm hợp tác giữa trường học với doanh nghiệp thương gia Đài Loan, đã khiến nhà xuất bản Linking tự tìm đến chị, mời xuất bản 2 cuốn sách tiếng Việt giao tiếp thương mại, nội dung sách được thiết kế theo nhu cầu hoạt động kinh doanh, nhấn mạnh nội dung mang lại hiệu quả sử dụng vào thực tế.

Phương châm thực tế mang lại hiệu quả cũng chính là phong cách sống của Nguyễn Thị Mỹ Hương. Từ bé tuy kinh tế gia đình không mấy khá giả, nhưng tình cảm trong gia đình rất khắng khít, gắn bó, mọi người luôn ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau. Mẹ chị là giáo viên tiểu học, thu nhập của mẹ là nguồn kinh tế chính cho cả gia đình, bố chị là thương binh, với khoản trợ cấp ít ỏi của nhà nước không đủ để nuôi con, nên bố chị đã chuyển sang làm nông. Chị Nguyễn Thị Mỹ Hương là con cả trong nhà, từ thời đại học chị đã vừa học vừa làm, ngoài việc tự đóng tiền học phí, kiếm tiền sinh hoạt hàng ngày, chị còn để dành tiền để gửi về cho gia đình nuôi em trai và em gái đi học, giảm bớt gánh nặng kinh tế cho bố mẹ. Chị Mỹ Hương chia sẻ: "Em gái mình tốt nghiệp ngành y, còn em trai thì tốt nghiệp đại học, bây giờ công việc rất tốt, nên mình cũng rất yên tâm."

Không trốn tránh, đối mặt với cú sốc văn hóa

Con đường du học của chị Mỹ Hương không mấy thuận lợi trôi chảy, ngày trước chị theo học khoa tiếng Trung Trường Đại học Sư phạm Huế, chủ yếu học về ngôn ngữ, rồi sau khi sang Đài Loan thi vào khoa văn học Trung Quốc, học về văn học. Tiếng Hoa đa phần chỉ tập trung nghiên cứu bản thân ngôn ngữ, nhưng đối với văn học thì lại là một hình thức nghệ thuật được biểu hiện bởi ngôn ngữ, chị mới phát hiện hai mảng này có sự khác biệt rất lớn, dường như là phải học lại từ đầu! Chương trình tiến sĩ khoa văn học Trung Quốc- Đại học Trung Sơn nổi tiếng nghiêm khắc, chị Mỹ Hương nói: "Nếu như không có sự ủng hộ động viên của chồng và con gái thì tôi đã gục ngã từ lâu"

Nguyễn Thị Mỹ Hương tích cực chuẩn bị kế hoạch tổ chức Trung tâm văn hóa Việt Nam, nơi đây trở thành địa điểm để các em sinh viên học tập, trải nghiệm văn hóa và cuộc sống Việt Nam.Nguyễn Thị Mỹ Hương tích cực chuẩn bị kế hoạch tổ chức Trung tâm văn hóa Việt Nam, nơi đây trở thành địa điểm để các em sinh viên học tập, trải nghiệm văn hóa và cuộc sống Việt Nam.

Chị Mỹ Hương đã viết hai bài luận văn thạc sỹ và tiến sỹ gồm "Nghiên cứu thơ thiên nhiên Nguyễn Trãi Việt Nam" và "Nghiên cứu Cấn Trai thi tập của nhà thơ Trịnh Hoài Đức ", với nội dung vô cùng thuyết phục, hai bài luận văn này cũng là vũ khí để chị đối mặt với thách thức. Chọn nhà thơ Nguyễn Trãi (1380~1442) và nhà thơ Trịnh Hoài Đức (1765~1825) làm đối tượng nghiên cứu, mang ý nghĩa rất quan trọng về văn hóa và lịch sử. Chị Nguyễn Thị Mỹ Hương tập trung nghiên cứu thơ ca của Nguyễn Trãi và Trịnh Hoài Đức, là hai nhà thơ kiêm chính trị gia nổi tiếng Việt Nam. Chị chia sẻ: "Tôi nghiên cứu về những ảnh hưởng đối với con người thời đại sau này, làm thế nào để kế thừa và thay đổi sáng tác văn học Việt Nam, đồng thời tích cực đẩy mạnh nghiên cứu trong lĩnh vực giao lưu văn học cổ Việt-Trung"

Trung tâm văn hóa Việt Nam đầu tiên trên toàn Đài Loan

Ngôn ngữ không thể giao tiếp trong một môi trường khép kín, mà cần phải phối hợp với mạch văn hóa phía sau ngôn ngữ thì mới trở nên hiệu quả, dựa vào công việc giảng dạy trong Tổ tiếng Việt, khoa Văn học Đông Nam Á trường Đại học Cao Hùng, chị Mỹ Hương đã hợp tác cùng nhà trường lên kế hoạch thành lập trung tâm văn hóa Việt Nam . Thời gian đầu, Trung tâm không đủ kinh phí, chị Mỹ Hương tự bỏ tiền túi mua các văn vật Việt Nam, nón lá và một vài dụng cụ làm nông , sau đó cho trưng bày một bộ áo dài truyền thống Việt Nam, dần dần ghép thành một không gian mang cảnh sắc quê hương Việt Nam. Thêm vào đó là những đóng góp hỗ trợ của trường Đại học Quốc Gia Hà Nội là trường kết nghĩa với Đại học Cao Hùng, thầy Nguyễn Văn Khánh cựu Hiệu trưởng Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn đã nhiệt tình quyên góp 1200 cuốn sách Việt Nam, cứ thế từ từ tích lũy hình thành nên Trung tâm văn hóa văn vật Việt Nam duy nhất trên toàn Đài Loan, cung cấp môi trường học tập tốt hơn cho các độc giả Đài Loan.

Nguyễn Thị Mỹ Hương là một trong những học giả trẻ hiếm hoi chuyên nghiên cứu về Hán ngữ Việt Nam.Nguyễn Thị Mỹ Hương là một trong những học giả trẻ hiếm hoi chuyên nghiên cứu về Hán ngữ Việt Nam.

 Làm sao để biết được học tiếng Việt có tốt hay không? Dựa vào việc công khai tổ chức thi chứng chỉ và kiểm tra năng lực ngôn ngữ chính là cơ chế đánh giá trình độ quan trọng nhất. Trước năm 2013 Đài Loan chưa có cơ chế chứng nhận năng lực tiếng Việt được cơ quan Việt Nam công nhận. Lúc đó chị Mỹ Hương là chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam trường Đại học Cao Hùng, chị đã nhiều lần tổ chức các buổi đối thoại thương thảo với Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Việt Nam, là đơn vị tổ chức các cuộc thi đánh giá năng lực ngôn ngữ tiếng Việt, cuối cùng vào năm 2013 đã thành công nhận được quyền chuyển giao cơ chế thi đánh giá năng lực tiếng Việt đầu tiên tại Đài Loan, cho đến nay, ngay tại Đài Loan học viên có thể tham gia thi kiểm tra năng lực tiếng Việt được Việt Nam chính thức công nhận. Cột mốc này mang lại lợi ích tạo cơ hội việc làm và giao lưu xuyên quốc gia.

Học sinh thi công chức, phát huy kiến thức đã được học

"Ngôn ngữ không chỉ được dùng để giao tiếp, mà cần phải ứng dụng thực tế" chị Mỹ Hương chia sẻ. Trường học chỉ là điểm khởi đầu, học sinh cần phải chuẩn bị càng sớm càng tốt, để khi rời khỏi ghế nhà trường sẽ tìm được con đường phát triển tương lai.

Sau thời gian dài quan sát khi giảng dạy, chị phát hiện tỷ lệ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vượt trên 20%, trong một lớp học 12 em học sinh thì sẽ có 3 học sinh thuộc hộ gia đình thu nhập thấp. Theo số liệu từ Sở Xã hội Thành phố Cao Hùng, thu nhập trung bình của mỗi thành viên trong gia đình các em học sinh này chưa tới 12.941 Đài tệ hàng tháng. Còn tỷ lệ sinh viên khó khăn nhân đôi do thuộc gia đình đơn thân và gia đình nghèo khó mỗi năm vượt trên 15%. Với hy vọng không để cho đói nghèo làm cản trở sự phát triển tương lai của các em, chị Mỹ Hương đã giúp đỡ sinh viên có hoản cảnh khó khăn hoặc có thu nhập thấp nhận được tài trợ của doanh nghiệp hoặc xin trợ cấp từ các cơ quan nhà nước như Bộ Giáo dục. Ngoài ra còn tìm kiếm cơ hội du học hoặc thực tập nước ngoài cho học sinh.

Chị lấy kinh nghiệm từng trải của mình để động viên học sinh dựa vào chuyên môn ngôn ngữ để thi công chức, chị không những cho mời đội ngũ học sinh cũ về trường chia sẻ kinh nghiệm thi vào Sở Di dân, mà còn tích cực hợp tác với Trạm phục vụ Cao Hùng số 1 thuộc Sở Di dân, đưa học sinh đến Sở Di dân thực tập, hoặc tham gia vào công tác phục vụ Tân di dân, trực tiếp tìm hiểu nội dung công tác, mỗi năm trong danh sách 10 người thi đậu vào Tổ tiếng Việt của Sở Di dân thì có 5 người đứng đầu danh sách là học sinh của chị Nguyễn Thị Mỹ Hương, trong đó có 1 kỳ có đến 6 sinh viên đứng đầu danh sách với thành tích vô cùng xuất sắc. Trước sự đồng tâm hiệp lực của mọi người và nguồn lực từ nhiều phía, cộng với sự cố gắng không từ bỏ thử thách của các em sinh viên, tất cả những điều này đều khiến cho chị Mỹ Hương khắc ghi trong tim.

Nhịp cầu văn hóa Việt Đài Người thúc đẩy cuộc thi năng lực tiếng Việt tại Đài Loan

Nhịp cầu giao lưu Việt-Đài

Ngoài việc khuyến khích học sinh thi công chức, chị còn cổ vũ các em dũng cảm thử thách với chính bản thân, đi làm việc cho các doanh nghiệp Đài Loan tại Việt Nam hoặc trực tiếp làm việc trong các lãnh vực khác nhau. Mỗi năm chị đều tổ chức định kỳ mời học sinh đã tốt nghiệp về trường chia sẻ kinh nghiệm tìm việc và được cử đi làm việc ở Việt Nam. Chị Mỹ Hương đưa ra ví dụ về hai học sinh thành đạt trong công việc: "em Ngô Tuấn Thăng (Wu Jun Sheng) là một học sinh có trách nhiệm và năng lực học tập giỏi, em đã làm việc rất tốt khi được cử đi công tác nước ngoài, còn em Lâm Từ Ân (Lin Ci En) sau khi thi đậu bằng hướng dẫn viên du lịch ngoại ngữ tiếng Việt đã trở thành hướng dẫn viên cho công ty du lịch". Câu chuyện của các em học sinh, dường như lặp lại bóng dáng em gái và em trai chị trong đó, không vì hoàn cảnh gia đình mà từ bỏ ước mơ, nắm bắt cơ hội, vượt lên thử thách khó khăn để tìm cho mình bầu trời tương lai.

Là một cô con dâu Đài Loan, chị hòa nhập vào cuộc sống nơi đây, lại thông thạo hai ngôn ngữ Trung Việt, điều này giúp chị Mỹ Hương trở thành nhịp cầu kết nối mối giao lưu giữa Đài Loan và Việt Nam. Cuộc sống của chị rất đơn giản, ngoài gia đình ra chị tập trung giảng dạy trong trường và tham gia việc hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp hoặc công tác cộng đồng, tựa như một đóa phong lan trắng, tỏa ra hương thơm nhẹ nhàng mà bền lâu, dù mọc lên từ vùng đất màu mỡ hay khô cằn, thì rễ của nó vẫn khỏe mạnh, vững chắc và ăn sâu vào lòng đất.