Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Thắp sáng Đài Loan Chu Luyện (Zhou Mou)- Nghịch ngợm với ánh sáng
2018-10-15

Qua bàn tay thiết kế tài ba của KTS Chu Luyện, hệ thống chiếu sáng Viện bảo tàng Kỳ Mỹ Đài Nam vẫn vươn cao khí thế mạnh mẽ trong màn đêm.

Qua bàn tay thiết kế tài ba của KTS Chu Luyện, hệ thống chiếu sáng Viện bảo tàng Kỳ Mỹ Đài Nam vẫn vươn cao khí thế mạnh mẽ trong màn đêm.

 

Từ Tượng Nữ thần tự do ở Mỹ, Tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur, Malaysia, cho đến Thành cổ Hằng Xuân ở Bình Đông (Hengchun Pingdong), đền Phong Thần ở Đài Nam(Tainan), Viện bảo tàng Kỳ Mỹ (Qi Mei), và đền Triều Thiên ở Bắc Cảng, Vân Lâm(Beigang Yunlin) v,v... khắp thế giới đều có sự hiện diện của luồng ánh sáng ma thuật do bậc thầy thiết kế chiếu sáng quốc tế - kiến trúc sư (KTS) Chu Luyện tạo nên.

 

Thắp sáng Đài Loan Chu Luyện (Zhou Mou)- Nghịch ngợm với ánh sáng

"Nhìn xem, đẹp quá đúng không! ", khi đến nhà KTS Chu Luyện, nội thất trang trí thoạt nhìn không có gì đặc biệt, nhưng trong đó lại chứa nhiều điều bí ẩn. Ông nhẹ mở công tắc, chỉ một lúc, vài ngọn đèn nhỏ phía trên dãy bàn nhà bếp dần dần lan tỏa những tia sáng ấm áp; chùm đèn tròn treo phía trên bàn ăn cũng sáng lên, khiến người ta dường như trút hết được những muộn phiền. Khi trời về đêm, ông giảm độ sáng của đèn, và một mình ngồi thưởng thức buổi tối dưới ánh sáng êm dịu.

Nghe những lời khen nức nở của các vị khách, KTS Chu Luyện nở nụ cười nhã nhặn tự tin che đậy một sự đắc ý thoáng qua, sau đó ông càng có hứng thú giới thiệu ý tưởng thiết kế từng góc sáng trong nhà.

Nhận thức sự tồn tại của "Ánh sáng"

Trong lúc trò chuyện, không hề có sự thao thao bất tuyệt, hay là những thuật ngữ chuyên ngành phức tạp và khó hiểu, KTS Chu Luyện năm nay đã 74 tuổi, ông chỉ dùng một từ đơn giản để hình dung về ánh sáng, đó chính là hai chữ "tri giác". Đối với ông, ánh sáng không chỉ là hàng loạt những thuật ngữ chiếu sáng như "công suất", "cường độ ánh sáng" hay "nhiệt độ màu", v,v...

Qua bàn tay thiết kế tài ba của KTS Chu Luyện, hệ thống chiếu sáng Viện bảo tàng Kỳ Mỹ Đài Nam vẫn vươn cao khí thế mạnh mẽ trong màn đêm.Qua bàn tay thiết kế tài ba của KTS Chu Luyện, hệ thống chiếu sáng Viện bảo tàng Kỳ Mỹ Đài Nam vẫn vươn cao khí thế mạnh mẽ trong màn đêm.

Điều đặc biệt này có lẽ có liên quan đến bối cảnh thiết kế nghệ thuật của KTS Chu Luyện. Ông là con trai thứ ba trong gia đình, so với anh chị đều đậu Đại học Quốc gia Đài Loan thì ông là người học dở nhất nhà, thời cấp 2 và cấp 3 sách vở của ông toàn các hình vẽ nhăng nhít khiến mẹ ông rất lo lắng cho tình hình học tập của con trai, nhưng bố ông thì lại suy nghĩ rất thoáng, bố dùng giọng địa phương Ninh Ba (Ningbo) an ủi mẹ rằng: "Em đừng quá lo, con trai của chúng ta vẫn chưa trưởng thành thôi.”

Do sống trong một gia đình có quan niệm tương đối thoải mái, tự do, ông chưa bao giờ bị hạn chế bởi những khuôn khổ truyền thống của xã hội. Hơn 50 năm trước, KTS Chu Luyện theo học khoa mỹ thuật chuyên ngành điêu khắc của trường Cao đẳng Nghệ thuật Quốc gia (nay là Đại học Nghệ thuật Quốc gia Đài Loan). Năm 1970, ông sang Mỹ học ngành điêu khắc, ngoài ra còn học thêm khoa điện ảnh, sau đó theo học khoa thiết kế môi trường Học viện Pratt Institute Mỹ. Những môn học xuyên ngành xuất phát từ sở thích tưởng chừng là vô dụng, cuối cùng đều đã trở thành nguồn dưỡng chất phong phú sau khi ông bước vào lĩnh vực thiết kế ánh sáng.

Lừng danh thế giới, KTS Chu Luyện có thể đối diện với khách hàng, đảo ngược sổ tay để vẽ phác thảo một cách thuần thục.Lừng danh thế giới, KTS Chu Luyện có thể đối diện với khách hàng, đảo ngược sổ tay để vẽ phác thảo một cách thuần thục.

KTS Chu Luyện nói: "Điêu khắc giúp tôi hiểu như thế nào gọi là sáng tạo không giới hạn; điện ảnh dạy cho tôi biết cách giao tiếp với mọi người; nhờ những thiết kế ưu tiên dựa trên nhu cầu của khách hàng giúp tôi rèn luyện được cách tổ chức quy trình quản lý sản xuất có hiệu quả". Chính nhờ khả năng cân bằng giữa thực hành và nghệ thuật, ông nhanh chóng nổi danh trong lĩnh vực thiết kế ánh sáng.

Năm 1978, KTS Chu Luyện sang Mỹ du học lần thứ hai, trong thời gian nghỉ hè ông nhận lời mời của bạn học đi làm thêm cho Công ty BPI - một công ty hàng đầu trong giới thiết kế ánh sáng của Mỹ. Mới đi làm được 1 ngày, KTS Chu Luyện lập tức nhận được tự tin cậy của người quản lý, đưa ra mức lương còn cao hơn lương nhân viên chính thức, với hy vọng mời ông vào làm cho công ty. Lúc đó, hình ảnh minh họa trong tài liệu báo cáo của tất cả các giám đốc chuyên án trong công ty BPI đều do một tay KTS Chu Luyện thiết kế. Với biểu hiện xuất sắc của ông, trong vòng 4 năm ngắn ngủi, từ chức vụ thấp nhất ông nhanh chóng trở thành Tổng giám đốc bộ phận thiết kế của công ty BPI, sau đó thăng tiến thành người hợp tác đầu tư của công ty, sau cùng ông lên giữ chức giám đốc điều hành (CEO).

Lấy nhân làm gốc, tương tác với môi trường

Một cảm giác hư thực, KTS Chu Luyện luôn tin rằng, nếu con người có tri giác, thì sẽ nhìn thấy nơi ở của ánh sángMột cảm giác hư thực, KTS Chu Luyện luôn tin rằng, nếu con người có tri giác, thì sẽ nhìn thấy nơi ở của ánh sáng

Trải qua hơn 30 năm quản lý công ty BPI, đa số các dự án quốc tế đều có sự góp mặt của nhà thiết kế KTS Chu Luyện. Trong những năm gần đây, ông nhận lời mời thiết kế ánh sáng cho đền Phong Thần ở Đài Nam (Tainan) và Thành cổ Hằng Xuân Bình Đông (Pingdong), nhờ thế thời gian ông ở Đài Loan nhiều hơn xưa, tên tuổi của ông tại Đài Loan cũng xuất hiện thường xuyên hơn.

Sau khi cải tạo làm mới hệ thống chiếu sáng, hai ngôi đền cổ trên một trăm năm được khoác lên diện mạo mới khiến mọi người phải kinh ngạc. Nhiều người cho rằng thẩm mỹ ánh sáng của KTS Chu Luyện nằm ở kỹ thuật dimming (làm mờ ánh sáng). Nhưng KTS Chu Luyện lập tức phủ nhận , bởi trong mắt ông, thiết kế ánh sáng không hề tồn tại nguyên lý phải theo đúng nguyên tắc hoặc không thể đảo ngược. Thiết kế "ánh sáng dimming" của ngôi Thành cổ Hằng Xuân và đền Phong Thần Đài Nam trong chốc lát đã được lột xác hoàn toàn.

Nhìn lại thiết kế ánh sáng đền Triều Thiên ở Bắc Cảng, quả đúng là như vậy, ông nói: "Có sáng không? Đã đủ sáng rồi đúng không?" Đội ngũ thiết kế của KTS Chu Luyện đã sử dụng 300 bóng đèn LED 4000K thắp sáng 4 mặt đền. Trước kia, dàn mái ngói chùa được xây bằng kỹ thuật cắt dán tinh tế đều bị che khuất khi màn đêm buông xuống. Sau khi trùng tu, các tín đồ trên đường phố nhìn lên, hoặc đứng trên cao nhìn xuống, đều có thể nhìn thấy rõ nghệ thuật điêu khắc tinh tế của ngôi đền. Kiến trúc của đền Triều Thiên với hơn 300 năm lịch sử càng lan tỏa hiệu ứng ba chiều.

Trò chơi ánh sáng trong tay của KTS Chu Luyện được nô đùa một cách vô cùng tự tại. Tất cả những dự án thiết kế của ông đều không đi lệch với nguyện vọng ban đầu là "Lấy con người làm điểm xuất phát, tương tác với môi trường". KTS Chu Luyện cho biết, nhiều người cho rằng thiết kế ánh sáng đồng nghĩa với kỹ thuật chiếu sáng, nhưng một khi tri giác con người cảm nhận được ánh sáng, thì sẽ nhận ra được hơi ấm của nhân văn. Ngày còn bé trong một đêm mưa bão, ông đốt nến và nghịch với ánh sáng phát ra từ ngọn nến, lúc đó ông phát hiện bóng của mẹ phản chiếu lúc lớn lúc nhỏ. Giây phút tiếp xúc với ánh sáng một cách tình cờ đó, cho tới nay vẫn in đậm trong trí óc của ông, hình bóng của mẹ ngày xưa cũng luôn lưu giữ trong trái tim ông. "Không chỉ là ánh sáng, mà còn là ký ức của quá khứ" chính là "sự nhận thức ánh sáng" mà ông thường hay nhắc đến.

Một cảm giác hư thực, KTS Chu Luyện luôn tin rằng, nếu con người có tri giác, thì sẽ nhìn thấy nơi ở của ánh sángMột cảm giác hư thực, KTS Chu Luyện luôn tin rằng, nếu con người có tri giác, thì sẽ nhìn thấy nơi ở của ánh sáng

Công trình thiết kế kiến trúc chủ đạo và không gian nhà triển lãm của Viện bảo tàng Kỳ Mỹ Đài Nam cũng xuất phát từ ý tưởng đó. Sau khi nhận dự án, KTS Chu Luyện suy nghĩ làm sao để thể hiện cái đẹp nhất của kiến trúc, nhưng thế nào gọi là "cái đẹp nhất" ? "Chiếu đèn thật đẹp cho Viện bảo tàng vẫn chưa đủ, mà phải vượt ra khỏi phần hạ tầng của toàn bộ tòa kiến trúc, phải dung nạp vào thiết kế nét nhân văn xã hội". Chính vì thế "sự tự hào của người Đài Nam" đã được KTS Chu Luyện đưa vào thiết kế chủ đạo. Ông hy vọng, vào ban đêm khi người dân Đài Nam đi trên xa lộ Đông 86, ngắm nhìn Viện bảo tàng Kỳ Mỹ từ xa, trong tim họ sẽ dấy lên một niềm tự hào khó tả.

Một loạt các câu hỏi dành cho KTS Chu Luyện trước khi ông thiết kế cải tạo hệ thống chiếu sáng cho Thành cổ Hằng Xuân. Thời nay, thành cổ có còn ý nghĩa của thành trì hay không?” “Ngôi thành mang ý nghĩa phòng vệ, cửa thành vừa “từ chối” vừa “chào đón”, điều này có nghĩa cổng thành gắn liền với cuộc sống thường ngày của con người". Vì vậy trước sự lựa chọn chuyên nghiệp và thiết kế làm mờ ánh sáng, đầu tiên đặt vài ngọn đèn ngay lối vào cổng thành, một sự đối nghịch với quảng trường bên ngoài, tạo nên hiệu ứng thị giác trong sáng ngoài tối, khiến cho mọi người khi đi vào cổng thành đều có cảm giác dường như là trở về nhà mình. Đêm xuống, KTS Chu Luyện để cho ngôi thành trăm năm nghỉ ngơi bằng cách chỉ mở vài ngọn đèn chiếu sáng hàng chữ "Tây Môn" trên cổng thành.

Xuất phát từ ánh sáng, lấy con người làm gốc, sau đó suy nghĩ đến mối quan hệ với môi trường, triết lý thiết kế của KTS Chu Luyện mang đầy "cái nhìn tổng thể". Từ cách ông vẽ bản thảo đã thấy rõ đạo lý bên trong. Cuốn sổ tay đang hướng về phía ông, KTS Chu Luyện bèn quay cuốn sổ 180 độ, mặt chính của sổ tay hướng về phía đối phương, sau đó ông đặt bút phác thảo cổng thành một cách thuần thục, rồi dựa vào nhu cầu thị giác của từng môi trường khác nhau như mỗi viên gạch, mỗi ngọn cỏ xung quanh, ông đánh dấu công suất ánh sáng đèn, mắc một ngọn đèn không phải là chuyện đơn giản. Vì thế, nên có người từng hỏi, tại sao không giao nhiệm vụ tính toán cho máy vi tính, ông đáp: " hoàn toàn không thể đo đạc được môi trường ánh sáng tại hiện trường nếu dựa vào sự tính toán của công nghệ.”

Lấy con người làm gốc, tương tác với môi trường, KTS Chu Luyện đã chiếu sáng lịch sử ngôi thành cổ Hằng Xuân. (Ảnh do Quỹ Nghệ thuật Văn hóa Coretronic cung cấp)Lấy con người làm gốc, tương tác với môi trường, KTS Chu Luyện đã chiếu sáng lịch sử ngôi thành cổ Hằng Xuân. (Ảnh do Quỹ Nghệ thuật Văn hóa Coretronic cung cấp)

Những công trình ánh sáng do ông thiết kế trải dài từ Bắc chí Nam, Bình Đông, Đài Nam, Vân Lâm cho đến vòng xoay trước cổng thành Bắc Môn Đài Bắc, hay con đường bao bọc xung quanh cổng thành khu Tây, đến Triển lãm hoa quốc tế được tổ chức tại Đài Trung năm 2018 cũng đặc biệt mời KTS Chu Luyện đứng ra thiết kế. Có người nói rằng, lớp trẻ trong lĩnh vực thiết kế ánh sáng của Đài Loan đều từng chịu ảnh hưởng bởi KTS Chu Luyện. Sau khi ông rời khỏi chiếc ghế CEO của công ty BPI, lẽ ra ông sẽ về hưu, nhưng thời gian gần đây ông thường về Đài Loan mở lớp đào tạo, tổ chức những buổi tọa đàm, cống hiến kinh nghiệm thiết kế chiếu sáng được chắt lọc cả cuộc đời cho giới trẻ Đài Loan.

Khi nghe ông nói về "ánh sáng", có lúc tưởng như ông đang giảng bài học về đạo lý. KTS Chu Luyện với mái tóc bạc trắng, thời thanh xuân ông thích đọc nhất là bộ "Đạo đức kinh" của Lão Tử, thuyết chiến lược "Binh pháp Tôn Tử", hay "Ngũ luân thư" là cuốn binh pháp do kiếm khách Nhật Bản Miyamoto Musashi biên soạn, v,v… Thời còn trẻ ông chưa hiểu thế nào gọi là hành động và quan niệm cuộc sống, tuổi càng cao thì điều đó lại càng thấm sâu vào cuộc đời kiến trúc sư Chu Luyện, và ông đã dùng "ánh sáng" để thể hiện