Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Thắp sáng thành phố, chiếu sáng địa phương
2018-10-22

Quỹ CCAF tổ chức lớp học thám hiểm ánh sáng, để cho mọi người cảm nhận được ánh sáng luôn có mặt trong cuộc sống quanh ta.

Quỹ CCAF tổ chức lớp học thám hiểm ánh sáng, để cho mọi người cảm nhận được ánh sáng luôn có mặt trong cuộc sống quanh ta.

 

Dưới ánh nắng mặt trời, thấp thoáng ánh sáng xuyên qua kẽ lá và bóng cây. Màn đêm buông xuống, thành phố náo nhiệt bắt đầu lên đèn....., trong mọi khoảnh khắc, ánh sáng xung quanh thiên biến vạn hóa, bạn đã cảm nhận và nhìn thấy hay chưa? Quỹ văn hóa và nghệ thuật Coretronic (CCAF) do công ty mẹ Coretronic Corporation - là Công ty sản xuất đèn LED và đèn chiếu sáng Đài Loan thành lập, dùng “Ánh sáng” làm phương tiện thắp sáng địa phương, đánh thức sự cảm động và trân trọng của con người đối với mảnh đất nơi mình sinh sống.

 

Sau khi tu sửa, thành phố cổ Hằng Xuân với hàng trăm năm lịch sử khiến người ta cảm thấy kinh ngạc. Vũ đoàn Naughty Swing biểu diễn ca múa nhạc tại quảng trường Ximen, địa điểm mới được thắp sángSau khi tu sửa, thành phố cổ Hằng Xuân với hàng trăm năm lịch sử khiến người ta cảm thấy kinh ngạc. Vũ đoàn Naughty Swing biểu diễn ca múa nhạc tại quảng trường Ximen, địa điểm mới được thắp sáng

“Cùng với sự biến đổi của năm tháng và sự giao thoa của thời gian, con người bận rộn theo đuổi xu hướng mới nhất thường quên đi những trải nghiệm trước đây, quên ngoảnh đầu nhìn lại cuộc sống của mình trong sự mãi trôi của thời gian”. Ông Yao Zhengzhong (Diêu Chính Trọng), chủ tịch Quỹ CCAF nói.

Vì thế, ông Yao Zhengzhong đã cùng với người sáng lập đoàn múa Vân Môn Lin Huaimin (Lâm Hoài Dân), bậc thầy về văn học Jiang Xun (Tưởng Huân), nhà thiết kế ánh sáng Lin Dawei (Lâm Đại Vi) v.v.., thành lập Ban giám đốc, định vị cho Quỹ CCAF, dùng “Ánh sáng” làm phương tiện để làm quen lại mảnh đất và lịch sử, tìm thấy chính mình.

Nhưng việc chuyển đổi từ công nghệ ánh sáng lạnh lẽo sang văn hóa nghệ thuật đâu phải chuyện dễ. Để tìm nơi có ánh sáng, năm đầu tiên thành lập, Quỹ CCAF đã tổ chức trại tập huấn “Thám tử ánh sáng”, mời người dân thành thị và nông thôn cùng “cảm nhận ánh sáng”.

Lấy “Ánh sáng” làm chủ đề, không những rất ít thấy trên toàn Đài Loan, mà ngay cả Nhóm điều hành của Quỹ CCAF cũng hoàn toàn không có kinh nghiệm.Vì vậy, trong thời gian đầu tổ chức hoạt động, giám đốc điều hành Quỹ CCAF Xu Fangzhen (Từ Phương Quân) cũng rất lo lắng, chủ đề và dự án trừu trượng như vậy không biết có thu hút được mọi người hay không, cũng may là có hơn trăm người đăng ký tham gia, giúp Ban tổ chức trút bớt nỗi lo âu, nghề nghiệp của các thành viên cũng khiến cho người rất bất ngờ, có cả cán bộ công chức, nha sĩ, nhân viên tư vấn bảo hiểm....

Chùm ánh sáng dịu dàng chiếu trên tường thành, chiếu sáng thành phố cổ Hằng Xuân với hàng trăm năm lịch sử, học sinh trường tiểu học Hằng Xuân dùng ánh sáng kể về câu chuyện của Hằng XuânChùm ánh sáng dịu dàng chiếu trên tường thành, chiếu sáng thành phố cổ Hằng Xuân với hàng trăm năm lịch sử, học sinh trường tiểu học Hằng Xuân dùng ánh sáng kể về câu chuyện của Hằng Xuân

Buổi đầu tiên của khóa học, trước sự yêu cầu của Lin Dawei, các thành viên mang theo 100 Đài tệ đến cửa hàng tiện lợi mua sắm, và mang theo cả đèn pin để giới thiệu bản thân mình với “ánh sáng”. Trong đó, màn giới thiệu của một kỹ sư khiến cho Xu Fangzhen có một ấn tượng rất sâu sắc. Không giống như trí tưởng tượng về ánh sáng và bóng hình của mọi người, anh ấy mua một lon nước uống thể thao, dùng ánh sáng chiếu rọi chất lỏng trong chai, nhìn từ bên ngoài thì đục, nhưng ở bên trong thì có ánh sáng màu vàng trong suốt, đúng như bản thân mình gây ấn tượng cho người khác là “người ngoài nhìn không thấu, nhưng trái tim lại vô cùng ấm áp”.

Mỗi năm ngoài định kỳ tổ chức lớp học “Thám tử ánh sáng”, Quỹ CCAF còn mời bậc thầy ánh sáng quốc tế Zhōu liàn (Chu Luyện) chia sẻ với chủ đề “Ánh sáng trong cuộc sống”, tổ chức buổi tọa đàm “Ánh sáng trong thơ Đường” với diễn giả chính là Jiang Xun, đồng thời còn hợp tác với nhóm trống U-Theatre, ra mắt buổi biểu diễn sân khấu “Lắng nghe tiếng trống. Lắng nghe ánh sáng”.

Để cho công chúng dùng 5 giác quan trải nghiệm ánh sáng, Quỹ CCAF bàn bạc với nhóm trống U-Theatre, đặc biệt đặt ngọn đuốc trên con đường nhỏ đi đến nhà hát để cho công chúng được gặp gỡ ánh sáng ngay từ lúc ngồi xe đưa đón. Sau khi xem xong biểu diễn, khán giả đi men theo con đường nhỏ để trở về bãi đậu xe, vốn dĩ là con đường tối tăm, nay tràn ngập ánh sáng, khung cảnh lúc đó khiến cho mọi người ngợi khen không ngớt. 

Đền thờ ánh sáng, tái hiện vẻ đẹp

Để gây ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người, kể từ năm 2012, Quỹ CCAF đã đẩy mạnh chương trình “Thắp sáng thành phố”, thắp sáng sự cảm động ở Đài Nam, Bình Đông, Gia Nghĩa v.v...

Quỹ CCAF tổ chức lớp học thám hiểm ánh sáng, để cho mọi người cảm nhận được ánh sáng luôn có mặt trong cuộc sống quanh ta.Quỹ CCAF tổ chức lớp học thám hiểm ánh sáng, để cho mọi người cảm nhận được ánh sáng luôn có mặt trong cuộc sống quanh ta.

Người nghĩ ra chương trình Thắp sáng thành phố là ủy viên Ban giám đốc Quỹ CCAF Jiang Xun. Có một lần, Jiang Xun nhận lời mời sang Trung Quốc diễn thuyết, khi ra khỏi sân bay, dòng xe cộ đang dần dần tiến vào khu trung tâm thành phố, các biển quảng cáo LED ở hai bên cầu vượt chói lóa, gây nhức mắt. Lúc đó, Jiang Xun cảm thấy trong lòng vô cùng cảm khái, “Công nghệ vốn để cải thiện đời sống con người, sao bây giờ lại trở thành ô nhiễm ánh sáng?”

Trong lòng Jiang Xun bắt đầu có sự thức tỉnh đối với khoa học công nghệ và môi trường, thúc đẩy thực hiện chương trình “Thắp sáng thành phố”, và Quỹ CCAF đã chọn Đền Fengshen ở Đài Nam làm địa điểm đầu tiên cho chương trình này.

Toàn Đài Loan có biết bao nhiêu là đền thờ, tại sao lại dừng chân tại Đền Fengshen? Yao Zhengzhong cho biết, chọn Đền Fengshen là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, so với các đền thờ khác, Đền Fengshen được xây dựng trong triều đại nhà Thanh dường như có rất nhiều câu chuyện để kể.

Đền Fengshen là ngôi đền duy nhất ở Đài Loan thờ thần gió, lúc tổ tiên vượt biển để đến Đài Loan, họ có rất nhiều tưởng tượng và khát vọng về tương lai khi đặt chân nơi đất khách quê người. “Sự vật lộn của các vị tổ tiên từ quê nhà đến vùng đất xa lạ lúc bấy giờ, chẳng phải tiêu biểu cho tinh thần của Đài Loan sao?” Yao Zhengzhong nói. Tuy nhiên, chức năng và vai trò che chở cho tổ tiên vượt biển, bảo vệ chúng sinh của đền thờ đã không còn nữa, Quỹ CCAF quyết định tìm ra ý nghĩa trong thời đại mới cho Đền Fengshen, ngày nay, Đền Fengshen giống như vị thần bảo hộ của du khách.” Vai trò mới trong thời đại mới vẫn phải được sự gật đầu đồng ý của thần gió, cả nhóm người đến đền thờ, cung kính thắp nhang, gieo quẻ, cuối cùng đã được thánh thần “gật đầu đồng ý”.

Đền Fengshen Đài Nam được xây dựng vào năm 1739, sau khi được thiết kế “giảm ánh sáng”, bầu không khí trở nên thanh bình, yên tĩnh.Đền Fengshen Đài Nam được xây dựng vào năm 1739, sau khi được thiết kế “giảm ánh sáng”, bầu không khí trở nên thanh bình, yên tĩnh.

Sau đó, Quỹ CCAF mời Zhou lian phụ trách chương trình “Thắp sáng thành phố”, sau 2 năm, vào tháng 9-2013, Đền Fengshen lại một lần nữa được thắp sáng.

Sau khi Đền Fengshen được sửa chữa lại, tháo gỡ đèn đường chói mắt, nguồn sáng được đặt ở đáy tường, dưới ánh sáng không chói lóa, làm nổi bật cấu trúc trong suốt và rất cao của tháp chuông và trống trong Đền thờ. Chiếc lồng đèn đỏ rực ở cổng ra vào được thay thành đèn treo hình vuông. Vào ban đêm, đền Fengshen được bao phủ bởi ánh đèn vàng ấm áp, sự yên tĩnh của ngôi đền có bề dày trăm năm lịch sử làm cho con người cảm nhận được sự phù hộ của các vị thần.

Đối với nhóm điều hành, thiết kế trực quan hoàn toàn mới của đền Fengshen chỉ là mào đầu, mục đích là thông qua sự dẫn lối của ánh sáng, để cho tầm nhìn của con người chuyển sang nền văn hóa truyền thống ở bên chúng ta nhưng đang dần dần bị quên lãng. Một khi đã thấy, trong lòng sẽ có một cảm giác vinh dự, không nói cũng hiểu.

Chùm ánh sáng dịu dàng chiếu trên tường thành, chiếu sáng thành phố cổ Hằng Xuân với hàng trăm năm lịch sử, học sinh trường tiểu học Hằng Xuân dùng ánh sáng kể về câu chuyện của Hằng XuânChùm ánh sáng dịu dàng chiếu trên tường thành, chiếu sáng thành phố cổ Hằng Xuân với hàng trăm năm lịch sử, học sinh trường tiểu học Hằng Xuân dùng ánh sáng kể về câu chuyện của Hằng Xuân

Từ Trưởng Ban quản lý Đền Fengshen Xie Mingfeng (Tạ Minh Phong) có thể nhìn thấy sự thay đổi rõ ràng nhất. Gia đình họ Tạ bảo vệ ngôi Đền Fengshen đến đời ông là thế hệ thứ ba. Mỗi ngày ông thắp nhang cúng bái, quét dọn sân vườn, hàng ngày đều có thể nhìn thấy sự thành kính và trân trọng tín ngưỡng. Cùng với diễn biến của thời đại, cho dù niềm tin và lòng tự hào không giảm đi, nhưng tận mắt nhìn thấy cô con gái của mình không có hứng thú đối với đền thờ của gia tộc, thế hệ trẻ cũng không còn quan tâm đến nền văn hóa truyền thống, trong lòng ông cảm thấy rất buồn rầu.

Sau khi được tu sửa lại, đền thờ đã khoác lên mình một diện mạo mới, thu hút sự quan tâm của mọi người, khôi phục vẻ đẹp ngôi đền cũ của hàng trăm năm trước. Trước sân đền còn tổ chức chợ phiên, trước đây trong mắt của người con gái gia đình họ Tạ chỉ có các ngôi sao Nhật Bản và Hàn Quốc, nay cũng bắt đầu dẫn bạn học đến trước cửa đền tham quan, cô đã hiểu được niềm vinh dự và sự trân trọng bảo vệ đền thờ của ba thế hệ gia tộc họ Tạ.

Quỹ CCAF tổ chức lớp học thám hiểm ánh sáng, để cho mọi người cảm nhận được ánh sáng luôn có mặt trong cuộc sống quanh ta.Quỹ CCAF tổ chức lớp học thám hiểm ánh sáng, để cho mọi người cảm nhận được ánh sáng luôn có mặt trong cuộc sống quanh ta.

Và đây chính là mục đích của Quỹ CCAF. “Xét cho cùng, ánh sáng chỉ là mào đầu, phải để cho mọi người nhìn thấy quá khứ quý giá đang dần dần bị lãng quên trong cuộc sống, tìm lại sức mạnh ban đầu trên mảnh đất của mình”. Yao Zhengzhong nói.

Đền Fengshen trở thành câu chuyện thành công đầu tiên trong chương trình thắp sáng thành phố của Quỹ CCAF, thu hút sự quan tâm của các huyện thị, nhóm điều hành cũng tự tin hẳn lên. Nhưng Xu Fangzhen thổ lộ, ban đầu, lúc đẩy mạnh chương trình Đền Fengshen, nhóm điều hành của Quỹ CCAF vừa mới thành lập không bao lâu đều không có kinh nghiệm gì về tiếp thị, họ đặt ra chủ đề rất nhàm chán cho chương trình này: “Chương trình thị phạm môi trường ánh sáng”. Vừa đặt ra tên gọi này lập tức bị thành viên Ban giám đốc Lin Huaimin phản đối. “Người nào không biết sẽ tưởng đây là tên gọi dự án đấu thầu của chính phủ”. Xu Fangzhen cười và nói. Sau đó, Lin Huainmin tìm được cảm hứng từ Nhà thờ ánh sáng do kiến trúc sư bậc thầy người Nhật Bản Ando Tadao xây dựng, và đặt tên cho Đền Fengshen là “Đền thờ ánh sáng”.

Với sự điểm xuyết của một vài ngọn đèn, chùa Bao Zangyan về đêm hoàn toàn khác hẳnVới sự điểm xuyết của một vài ngọn đèn, chùa Bao Zangyan về đêm hoàn toàn khác hẳn

Đánh thức khoảnh khắc của vẻ đẹp,  tìm lại sự cảm động đối với mảnh đất nơi mình ở

Đền Fengshen với hàng trăm năm lịch sử đã được thắp sáng lại, Quỹ CCAF còn gieo mầm hạt giống ánh sáng ở thành phố cổ Hằng Xuân, cực nam của hòn đảo Đài Loan.

So với Đền Fengshen, cuộc thử thách “Thắp sáng thành phố”, tu sửa lại thành phố cổ Hằng Xuân gian nan hơn rất nhiều. Thành phố cổ Hằng Xuân có trên 130 năm lịch sử, vai trò trước đây là chống lại kẻ thù bên ngoài và bảo vệ cư dân nay không còn nữa. Trở thành tuyến giao thông chính của cư dân Hằng Xuân, quảng trường Ximen (Tây Môn) ở phía trước cũng là nơi gặp gỡ, giao lưu của cư dân địa phương. “Hằng Xuân, không chỉ là một thành phố, vì có sự hoạt động tại đây của con người nên mới có ý nghĩa”. Yao Zhengzhong nói.

Quỹ CCAF đẩy mạnh chương trình “Thắp sáng thành phố”, gieo mầm hạt giống “ánh sáng” tại Đài Nam, Bình Đông, v.v...Quỹ CCAF đẩy mạnh chương trình “Thắp sáng thành phố”, gieo mầm hạt giống “ánh sáng” tại Đài Nam, Bình Đông, v.v...

Vì vậy, tầng cấp, phạm vi liên quan đến chương trình thắp sáng Hằng Xuân cũng rộng hơn, số người tham gia hội nghị “Từ một chiếc bàn nhỏ phải đổi sang phòng hội nghị mới đủ chỗ ngồi”. Ông Yao Zhengzhong cười và nói. Cũng may là các thành viên trong đoàn lúc nào cũng tự xưng “Chuyên tìm những việc khó để làm” đã chuẩn bị sẵn tâm lý.

Để tái hiện nền văn hóa và thời gian đã bị quên lãng, mọi người đều có một nguyên tắc nằm lòng đối với chương trình mà Quỹ CCAF đẩy mạnh: Hoạt động chỉ xuất hiện trong thoáng chốc như pháo hoa chỉ lóe lên trong chốc lát, Quỹ đều không làm. “Hoạt động ồn ào, náo nhiệt sẽ không tồn tại lâu dài”. Xu Fangzhen nói.

Trong thời kỳ đầu triển khai dự án, từng có người kiến nghị “Tại sao không bố trí nghệ thuật công cộng trước quảng trường là được rồi?”, cũng có người hỏi: “Tại sao không có màn biểu diễn ánh sáng lộng lẫy?” Cuối cùng, quỹ thông qua công tác tu sửa, bổ sung ánh sáng đơn giản, làm mờ tầm nhìn, lại còn từng bị chế nhạo là có phải kinh phí không đủ hay không?

Thắp sáng thành phố, chiếu sáng địa phương

Trải qua 3 năm, chương trình “Thắp sáng Hằng Xuân” từ khi làm thử vào năm 2013 cho đến nay đã bước vào năm thứ 3. Thành phố cổ Hằng Xuân với những vết lốm đốm theo thời gian, ngày nay đã trở thành nơi mà cư dân địa phương rất kiêu hãnh khi giới thiệu với người từ nơi khác đến. “Khi khoảnh khắc của vẻ đẹp bị đánh thức, sự cảm động, tự tin và kiêu hãnh của con người đối với mảnh đất nơi mình ở sẽ trở lại trái tim của họ”. Ông Yao Zhengzhong nói