Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Nụ hoa tự do đang hé nhụy - Đọc tác phẩm của Lại Hòa tại Chương Hóa
2018-10-29

Nụ hoa tự do đang hé nhụy

 

Nói đến các nhà văn nổi tiếng thế giới, ta không thể không nhắc đến Victor Hugo, Johann Wolfgang von Goethe, William Shakespeare ở châu Âu và Lỗ Tấn của Trung Quốc, là những đại văn hào được nhiều người biết đến, cho đến nay nơi ở cũ của các đại văn hào này vẫn được người đời tưởng nhớ. Đến Chương Hóa, cố hương của Lại Hòa, người được mệnh danh “Cha đẻ của nền văn học hiện đại Đài Loan”, “Lỗ Tấn của Đài Loan”, ta có thể đọc tác phẩm của ông ở khắp nơi từ núi Bát Quái đến Đền Khổng Tử, từ tòa nhà Cao Tân Các đến Sở cảnh sát, tạo nên cảnh quan văn hóa địa phương đặc biệt, hết sức độc đáo.

 

Đọc tác phẩm của Lại Hòa tại Chương Hóa

Bác sĩ Lại Hòa sinh năm 1894 tại Chương Hóa, ông tiếp nhận nền giáo dục Nhật Bản tại trường học công (trường học dành cho trẻ em Đài Loan trong thời kỳ Nhật Bản cai trị), học Hán văn tại Tiểu Dật Đường, sau đó ông lên Đài Bắc học. Sau khi ông tốt nghiệp trường y Phủ tổng đốc Đài Loan (nay là Viện y học đại học Đài Loan) ra xã hội làm việc, ông tận mắt nhìn thấy dân chúng Đài Loan phải chịu sự đối xử bất công. Trong tác phẩm “ A Tứ” của bác sĩ Lại Hòa đã miêu tả tình cảnh đương thời, tiền lương của công nhân người Đài không bằng phân nửa tiền lương của người Nhật Bản, họ cũng không được vào ở trong ký túc xá, thậm chí có người còn bị cắt bớt trợ cấp thuê nhà. Sau khi hành nghề y, bác sĩ Lại Hòa viết văn miêu tả đời sống người dân Đài Loan bị bóc lột, bị đàn áp như thế nào dưới thời thống trị của Đế quốc thực dân Nhật Bản. Ông dùng bút pháp tả thực phê phán sự tàn bạo và khiếm khuyết trong chính sách cai trị của thực dân Nhật, khiến cho tác phẩm văn học của ông mang đặc tính dân tộc, chống lại đế quốc và phong kiến.

“Dũng sĩ nên đấu tranh vì nghĩa” là lý tưởng kiên định suốt đời của bác sĩ Lại Hòa.“Dũng sĩ nên đấu tranh vì nghĩa” là lý tưởng kiên định suốt đời của bác sĩ Lại Hòa.

Trong tạp chí lý luận văn học “Vì sao bác sĩ Lại Hòa là cha đẻ của nền văn học hiện đại Đài Loan?” nhà văn học Diệp Thạch Đào nhắc đến, văn học Lại Hòa ẩn chứa ý chí phản đối, chống lại và tố cáo, đồng thời mượn lời văn miêu tả vận mệnh lịch sử đặc biệt của Đài Loan, khẳng định bác sĩ Lại Hòa là người đặt nền tảng vững chắc cho nền văn học mới của Đài Loan.

Năm 1917, bác sĩ Lại Hòa về quê thành lập “Y quán Lại Hòa”, cho đến nay đã hơn 100 năm. Trước kia toà nhà này được xây dựng theo kiến trúc Nhật Bản với mái ngói màu đen, nay được xây dựng mới, chỉ để lại một cái cột để kỷ niệm, còn các văn vật, văn hiến quí báu của bác sĩ Lại Hòa thì được cất giữ tại “Nhà Kỷ niệm Lại Hoà” ở lầu 4 của tòa nhà này.

Vừa bước vào cửa, biểu ngữ trên tường “Dũng sĩ nên đấu tranh vì nghĩa” khiến cho người tham quan như đi ngược dòng thời gian trở về quá khứ, thấy được sự gan dạ không sợ cường quyền đàn áp của bác sĩ Lại Hòa. Nội dung trưng bày của Nhà Kỷ niệm bao gồm các tư liệu văn vật quý hiếm như: Giới thiệu tiểu sử Lại Hòa, niên biểu sáng tác, bản thảo viết tay, dụng cụ y tế, ảnh cũ, sách quí.... 

Năm 1941bác sĩ Lại Hòa một lần nữa bị bắt vào tù, ông dùng lời văn bày tỏ tâm trạng nặng nề của mình qua “Nhật ký trong tù”Năm 1941bác sĩ Lại Hòa một lần nữa bị bắt vào tù, ông dùng lời văn bày tỏ tâm trạng nặng nề của mình qua “Nhật ký trong tù”

Một trong các khu trưng bày là khu mô phỏng phòng khám bệnh, trên chiếc bàn gỗ bên cạnh bức tượng đồng bác sĩ Lại Hòa được bày giấy viết, trên kệ để đồ lốm đốm ố màu theo thời gian là tấm hình đen trắng chụp cảnh bên ngoài bệnh viện thời đó. Trong tấm hình ta có thể thấy chiếc xe kéo mà bác sĩ Lại Hòa sử dụng được để ngay cửa bệnh viện. Bác sĩ Lại Hòa rất bận nên thường tranh thủ sáng tác khi ngồi trên chiếc xe kéo lắc lư trên đường đi khám bệnh. 

“Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu Chương Hóa” có hàm râu chữ bát.

Từ các bức ảnh ta thấy được, khác với hình ảnh bác sĩ trong mắt mọi người, bác sĩ Lại Hòa không mặc áo blouse trắng, hàm râu chữ bát trên gương mặt và chiếc áo Trung Sơn là những nét đặc trưng của ông. Điều khiến dân chúng địa phương khâm phục ông nhất là ông thường khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. Giao thừa, khi nhà nhà đốt giấy tiền, vàng mã, ông thì đốt “giấy nợ tiền chữa bệnh” của bệnh nhân. Hành động cứu nhân độ thế của ông khiến người dân địa phương gọi ông là “Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu Chương Hóa” và giai thoại này vẫn còn được lưu truyền cho đến nay.

Bác sĩ Lại Hòa để râu chữ bát, mặc chiếc áo Trung Sơn khám bệnh cho dân nghèo trong “Y quán Lại Hòa” (Ảnh do Quỹ Lại Hòa cung cấp)Bác sĩ Lại Hòa để râu chữ bát, mặc chiếc áo Trung Sơn khám bệnh cho dân nghèo trong “Y quán Lại Hòa” (Ảnh do Quỹ Lại Hòa cung cấp)

........Phụ nữ chỉ là món đồ chơi, để bọn chúng tùy tiện chà đạp làm nhục, trẻ con nào lại không ngây thơ đáng yêu, bọn ác ôn lại nhẫn tâm đánh đập,.......Chúng ta sống trong hoàn cảnh như thế này, chỉ mưu cầu sinh tồn có nghĩa gì, hạnh phúc trước mắt không hưởng được thì cũng cần đấu tranh cho con cháu.

Đoạn văn này trích trong “Nam quốc bi ca” của bác sĩ Lại Hòa, trong lời thơ ta thấy sự vô nhân đạo của chính quyền thực dân đối với người yếu thế. Trong hoàn cảnh này, sống luồn cúi khiến người ta xem thường, vì tương lai con cháu, mong mỗi một người sống trên mảnh đất này đều có thể dũng cảm đứng lên.

Thơ văn của ông chứa đầy tính dân tộc và lên tiếng bảo vệ cho người yếu thế, bác sĩ Lại Hòa dùng câu “Thế gian không cho quyền tồn tại, dũng sĩ nên đấu tranh vì nghĩa” làm nguyên tắc sáng tác của mình. Còn các tác phẩm khác hàm chứa nhiều lý tưởng là có nguyên nhân, trong tiểu thuyết ngắn kinh điển“ Một cái cân” có nhắc đến ông chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tác phẩm L'Affaiv Crainguebille của Anatole France, người từng đoạt giải Giải thưởng Nobel Văn học. Tác phẩm “Cái Tết không như ý” cũng chịu ảnh hưởng của đại văn hào Nga Nikolai Vasilievich Gogol, những tác phẩm trên kệ sách của các tác giả : Anton Pavlovich Chekhov, Ivan Turgenev, Leo Tolstoy, Goethe, Egon Schiele, cũng ảnh hưởng đến phong cách sáng tác của bác sĩ Lại Hòa.

“Ngày Lại Hòa” tỏa hương hoa tự do

Tác phẩm nổi tiếng nhất của bác sĩ Lại Hòa là tiểu thuyết ngắn “Một cái cân” ra mắt vào năm 1926. Tác phẩm này còn được đưa vào giáo trình môn ngữ văn cấp 3, mỗi khi thầy cô  dạy đến bài này thì Nhà Kỷ niệm lại được đón tiếp học sinh đến từ các trường trên khắp Đài Loan về đây tham quan, qua nội dung trưng bày nơi đây, các em có thể hiểu rõ hơn nội dung tác phẩm của bác sĩ Lại Hòa.

Mô hình phòng khám bệnh trong Nhà kỷ niệm Lại Hòa giúp cho người đời sau tưởng tượng hình ảnh của bác sĩ Lại Hòa.Mô hình phòng khám bệnh trong Nhà kỷ niệm Lại Hòa giúp cho người đời sau tưởng tượng hình ảnh của bác sĩ Lại Hòa.

Ngoài ra, Nhà Kỷ Niệm cũng tổ chức các hoạt động: Trại Văn học Lại Hòa, hội thảo biên soạn giáo án và giải Nhân văn Đài Loan; đồng thời tổ chức lễ hội âm nhạc và một loạt hoạt động vào “Ngày Lại Hòa” tức ngày 28/5 hàng năm.

Lễ hội âm nhạc 2017 bước vào năm thứ 8, cũng là năm kỷ niệm bác sĩ Lại Hòa 123 tuổi và Đài Loan hủy bỏ lệnh giới nghiêm được 30 năm. Do đó, lễ hội này được tổ chức với chủ đề “Hoa Tự Do” là tên bài thơ chữ Hán do bác sĩ Lại Hòa sáng tác năm 1920, qui hoạch các hoạt động như: tour du lịch cảnh quan văn hóa địa phương, các buổi tọa đàm.... Tour du lịch tham quan cảnh quan văn hóa địa phương được tổ chức nhân “Ngày Lại Hòa” hàng năm được hưởng ứng nhiệt liệt, 4 tuyến đường tham quan đều do thuyết minh viên tại Nhà Kỷ niệm thiết kế sau mấy tháng suy nghĩ và thảo luận, dẫn dắt dân chúng tìm hiểu về bác sĩ Lại Hòa, đi thăm Chương Hóa dưới ngòi bút của ông, gắn kết ký ức địa phương. 

Trong “Tuyển tập Văn học dân gian Đài Loan” do Lý Hiến Chương biên soạn có bài Lời nói đầu của bác sĩ Lại Hòa.Trong “Tuyển tập Văn học dân gian Đài Loan” do Lý Hiến Chương biên soạn có bài Lời nói đầu của bác sĩ Lại Hòa.

Trong quá trình thuyết minh, ngoài việc giới thiệu các điểm tham quan, điều quan trọng hơn là cùng giao lưu với khách tham quan tại hiện trường, thông qua việc so sánh các bức ảnh cũ và đọc thơ văn để chia sẻ kinh nghiệm, cảm nghĩ với nhau. Anh Huỳnh Chí Thành, nhân viên thuyết minh lâu năm nói, trước kia có một ông lão tham gia hoạt động, ông đã từng được bác sĩ Lại Hòa chữa trị. Ông lão cho biết, lúc đó các bệnh viện khác không dám nhận điều trị vết thương cho ông, bác sĩ Lại Hòa chẳng những không từ chối mà còn điều trị cho ông khỏi bệnh, ân tình đó làm ông nhớ mãi cho đến giờ. Anh Huỳnh Chí Thành nói, qua chia sẻ ta có thể nghe được nhiều câu chuyện về bác sĩ Lại Hòa hơn, đây cũng là thu hoạch ngoài lề trong chuyến du lịch tham quan cảnh quan văn hóa địa phương.

Tản bộ tại thành phố Chương Hóa,  đọc tác phẩm văn học

Trước kia, nằm ngay bên cạnh Y quán Lại Hòa là “Linbaoguan”, đây là khu nhà ở dành cho người nghèo được chính phủ xây dựng sớm nhất trên toàn Đài Loan vào thời kỳ Nhật Bản cai trị, còn được gọi là “Khu ăn mày”. Đây từng là nơi bác sĩ Lại Hòa thu thập các câu chuyện dân gian cùng tài liệu cho các bài ca dao của ông. Đương thời, Đài Loan chịu ảnh hưởng giáo dục của thực dân Nhật nên phong tục tập quán, ca dao và những câu chuyện dân gian của địa phương không được coi trọng, ngoài sáng tác ra, bác sĩ Lại Hòa còn tận lực bảo tồn văn học dân gian Đài Loan.

Sau khi rời khỏi nhà Kỷ niệm Lại Hòa đến trường tiểu học Trung Sơn, nơi bác sĩ Lại Hòa theo học khi nhỏ. Khu tác phẩm nghệ thuật công cộng “Thi Văn Thụ” trong trường tiểu học thu thập các tác phẩm và giới thiệu 12 nhà văn đã từng học ở ngôi trường này bao gồm bác sĩ Lại Hòa, để cho các học trò nhỏ làm quen với các nhà văn địa phương cũng như cuộc đời của họ. Trường tiểu học Trung Sơn được xây dựng đã hơn 120 năm, kiến trúc hàng trăm năm trong vườn trường trước kia là khu phòng học. Ngày tựu trường, bác sĩ Lại Hòa dắt con trai đến đây, tưởng nhớ lại tâm trạng và suy nghĩ của mình trong ngày tựu trường của 25 năm trước, ông đã viết tản văn “Hồi ức buồn” để phê phán nền giáo dục thực dân.

Cha của bác sĩ Lại Hòa là ông Lại Thiên Tống viết bưu thiếp cho bác sĩ Lại Hòa, gởi đến bệnh viện tại thị trấn Chương Hóa.Cha của bác sĩ Lại Hòa là ông Lại Thiên Tống viết bưu thiếp cho bác sĩ Lại Hòa, gởi đến bệnh viện tại thị trấn Chương Hóa.

Bát Quái Sơn là biểu tượng của thành phố Chương Hóa, đây cũng là đề tài trong nhiều tác phẩm của bác sĩ Lại Hòa. Men theo đường leo núi Văn Học bên cạnh cổng chào Bát Quái Sơn, leo từng bậc lên núi, bài thứ 7 trong 10 bài của tập thơ “Độc Đài Loan Thông Sử” được đề trên đường đi lên núi, cuối đường là bức tường thơ Lại Hòa nổi tiếng. Bức tường này do 100 tấm thép dựng đứng như từng trang của cuốn sách, trên tường là những áng thơ trích từ bài “Tiến lên phía trước”, để cho người dân cùng đọc.

Dưới núi Bát Quái trước kia là công viên Chương Hóa, nay được san bằng, cho nên ta chỉ có thể thông qua tác phẩm “Hóng gió ở công viên”, “Chiều ngồi công viên” của  bác sĩ Lại Hòa để tưởng tượng lại cảnh vật ngày xưa của công viên Chương Hóa. Theo thuyết minh viên dạo bước đến miếu Khổng Tử ở Chương Hóa, ngày xưa nơi đây là Trường công Đệ nhất, nơi bác sĩ Lại Hòa từng theo học ; đến “Nguyên Thanh Quan” Thiên Công Đàn, lắng nghe câu chuyện tham gia phong trào xã hội và Hiệp hội Văn hóa Đài Loan của bác sĩ Lại Hòa.

Nhà Kỷ niệm cất giữ sách và bản thảo viết tay của bác sĩ Lại Hòa.Nhà Kỷ niệm cất giữ sách và bản thảo viết tay của bác sĩ Lại Hòa.

Tới ngã tư tiếp theo, theo chân nhân viên thuyết minh đến phân cục cảnh sát Chương Hóa, vào thời kỳ Nhật Bản cai trị, bác sĩ Lại Hòa bị bắt giữ 2 lần tại đây. Trải qua giai đoạn này, tác phẩm mà ông sáng tác sau khi ra tù phản ánh thực trạng của tầng lớp dưới đáy xã hội và mang tinh thần phản kháng mãnh liệt. Tác phẩm “Chúng ta” nhắc đến “..... Dũng sĩ nên đấu tranh vì nghĩa....”;  Lần thứ 2 vào tù ông viết tác phẩm “ Nhật ký trong tù” để nói lên tâm trạng của mình.

Đường Trần Lăng ngày nay trước kia là phố Tiểu Tây vô cùng náo nhiệt, “Cao Tân Các” là tiệm ăn trong hẻm, năm 1941, bác sĩ Lại Hòa và các bạn học trường y từng đến đây tổ chức họp mặt. Đến nay, dưới sự nỗ lực của những người làm công tác văn hóa lịch sử, nơi đây đã trở thành di tích cấp huyện và đang được tiến hành trùng tu.

Nhà Kỷ niệm cất giữ nhiều văn hiến của bác sĩ Lại Hòa không chỉ tổ chức hoạt động tại địa phương mà còn tích cực liên kết với quốc tế; khi đọc tác phẩm của bác sĩ Lại Hòa, ta như quay về thời đại thực dân, do đó thu hút nhiều nhà nghiên cứu về lịch sử, văn học trong và ngoài nước đến tham quan Nhà Kỷ niệm, trong đó văn học cũng trở thành đề tài được dịch thuật. Đại học California, Santa Barbara cũng dịch thơ văn của bác sĩ Lại Hòa sang tiếng Anh. Năm 2015, khoa Hán văn trường Đại học Heidelberg, Đức, đã mời Quỹ Lại Hòa sang Đức tiến hành hội thảo nghiên cứu học thuật, để bác sĩ Lại Hòa và nền văn học hiện đại Đài Loan lộ diện trên văn đàn quốc tế.

Tản bộ tại thành phố Chương Hóa,  đọc tác phẩm văn học

Khác với hình thức trưng bày ở trạng thái tĩnh tại Nhà Kỷ niệm, chuyến du lịch tham quan cảnh quan văn hóa địa phương nhân “Ngày Lại Hòa” với sự hướng dẫn của nhân viên thuyết minh, xuyên qua những con đường, ngõ hẻm, đọc to tác phẩm của bác sĩ Lại Hòa, khám phá du lịch bằng cách đi bộ đường dài, đồng thời vun đắp nhận thức về địa phương, “Hoa Tự Do” tỏa hương lâu dài.