Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Lặp lại, cơ chế, ký ức Sáng tác thử nghiệm của nhiếp ảnh gia Lihao
2018-11-12

Lặp lại, cơ chế, ký ức Sáng tác thử nghiệm của nhiếp ảnh gia Lihao

 

Nhiếp ảnh làm thế nào để thoát ra khỏi quy tắc lối mòn lâu năm và sự thao tác mang tính thử nghiệm? Tác phẩm của nhiếp ảnh gia khái niệm Li Hao (Lý Hạo) không bị bó buộc trong khuôn khổ chụp ảnh chỉ để ghi chép lại hiện thực, mà hơn thế đó là sự thử nghiệm rất nhiều những khả năng của nhiếp ảnh. Trong các tác phẩm của Li Hao, chúng ta có thể sẽ nhận thấy sự vận dụng rộng rãi khái niệm “lặp lại”, bất kể là “cơ chế lặp lại” của các tác phẩm giai đoạn đầu hay sách thử nghiệm “R.A/E./O.M” của giai đoạn gần đây, đều là cơ chế lặp lại trong không gian công cộng hoặc trong ký ức riêng của con người. “Lặp lại” không phải chỉ là củng cố lặp lại một số phong cách nhiếp ảnh nào đó, mà hơn thế là thông qua việc mổ xẻ lặp đi lặp lặp lại bản chất ghi chép của nhiếp ảnh, qua đó mở ra những miền cộng hưởng chưa biết đến giữa nhiếp ảnh với các lĩnh vực khác.

 

“Lũy thừa bậc N 01” La Nième Puissance 01“Lũy thừa bậc N 01” La Nième Puissance 01

Mối quan tâm của khái niệm “lặp lại”

Thông thường mà nói, nhiếp ảnh luôn ghi chép lại hiện thực cuộc sống, tuy nhiên Li Hao lại mổ xẻ những sự tưởng tượng vốn có của con người được tái hiện từ hiện thực nhiếp ảnh, mặc dù đa số tác phẩm của ông là những tác phẩm nhiếp ảnh sáng tác, nhưng cùng lúc lại đưa vào những phong trào khái niệm nghệ thuật khác. Chúng ta có thể đưa ra giả thiết như sau, trong nhiếp ảnh chưa từng có bản chất riêng (như sự ghi chép hiện thực...), “bản thân nhiếp ảnh” là khái niệm khai triển ở trạng thái động, nó có thể kết hợp với các lĩnh vực khác, mà không nhất thiết chỉ bó hẹp bởi đặc tính ghi chép của chính nó.

“Vi phân/sai phân 11” Différent/ciation 11“Vi phân/sai phân 11” Différent/ciation 11

Cũng có nhiều tác phẩm của Li Hao có liên quan đến các nghệ thuật Avant Garde (trường phái mang tính tiên phong) như hành vi, tiếng nói, hình ảnh v…v…..Trong tác phẩm của ông có rất nhiều những yếu tố lạ lẫm với chúng ta như sự lặp lại, sự vỡ vụn, và sự không thể dự báo được rất mạnh mẽ (đó đều là những cảm nhận kỳ diệu do nghệ thuật Avant Garde tạo ra). Nói một cách tổng quát, “lặp lại” luôn luôn là yếu tố chủ chốt trong tác phẩm của ông, từ “cơ chế lặp lại” thời kỳ đầu cho tới tác phẩm sách thử nghiệm “R.A/E./O.M” hiện tại, đều có thể thấy được khái niệm “lặp lại” liên tục xuất hiện. 

“Cơ chế lặp lại”: Khuôn khổ lặp lại của sinh hoạt công cộng thường nhật

“Lũy thừa bậc N 02” La Nième Puissance 02“Lũy thừa bậc N 02” La Nième Puissance 02

Quay trở lại với “cơ chế lặp lại” trong các tác phẩm thời kỳ đầu của Li Hao, chúng ta có thể thấy được rất nhiều cảnh đường phố được chụp phơi sáng nhiều lần, sự trùng lặp và không gian có hình thức mỹ thuật mạnh mẽ cũng không ngừng tác động tới tầm mắt của chúng ta. Nhưng “cơ chế lặp lại” lại không chỉ là sự thể hiện của hình thức mỹ thuật, mà quan trọng hơn cả là “quá trình hành vi” mà ông chụp những bức ảnh này. Ông có đề cập tới hành vi của bản thân cũng giống như dập thẻ khi đến chỗ làm, “Mỗi ngày đều vào cùng một khoảng thời gian, quay về cùng một vị trí và bằng một kiểu bố cục giống nhau, hạn chế bản thân chỉ bấm nút chụp một lần, và mỗi ngày đều tích lũy trên cùng một tấm phim. Nói một cách khác, những sự lặp lại này nếu nói là hình thức của tấm ảnh, thì chi bằng nói rằng đó là quá trình Li Hao thực tiễn hóa bằng cơ thể của chính mình.

Ngoài ra, những hình ảnh lặp lại này, đại bộ phận là có liên quan đến cơ sở hạ tầng hoặc thị trường tiêu dùng do chủ nghĩa tư bản quy hoạch, và những động tác quán tính mà con người liên tục lặp đi lặp lại trong đó. Từ lâu nay, chúng ta đều cho rằng bản thân mình có sự chọn lựa tự chủ trong thành phố nơi chúng ta đang ở; nhưng trên thực tế mỗi ngày chúng ta đều phải phối hợp một cách bị động với khuôn khổ vận hành của cơ chế này, chúng ta không ngừng lặp đi lặp lại một cách vô thức trong không gian công cộng “đã được quy hoạch xong” này. Tuy nhiên, Li Hao không phê phán một cách phiến diện cuộc sống thường nhật bị lặp đi lặp lại bởi sự quy hoạch của chủ nghĩa tư bản, mà hơn thế ông đã “phơi bày” cơ chế vận hành của khuôn khổ này, để người xem ngẫm nghĩ cuộc sống thường nhật lặp đi lặp lại của bản thân, qua đó chủ động sáng tạo khả năng mới hoàn toàn khác biệt.

“Cơ chế lặp lại 04” Le Mécanisme Répétitif 04“Cơ chế lặp lại 04” Le Mécanisme Répétitif 04

“R.A/E./O.M” : Sự mơ hồ và trừu tượng của ký ức

Tư duy trùng lặp nêu trên cũng được mở rộng ra tới cuốn sách thử nghiệm “R.A/E./O.M” tiếp theo của ông. Song lần này không chỉ liên quan đến sự lặp lại của cơ chế công cộng, mà còn là “mô hình vận hành ký ức” của con người. Trong tác phẩm này ngoài “cơ chế lặp lại” có liên quan đến không gian công cộng trước đây, Li Hao sử dụng rất nhiều những bức ảnh của gia đình mình, đồng thời thao tác những bức ảnh bằng cách có tính thử nghiệm.

Trong mạch tư duy cá nhân của cuốn “R.A/E./O.M”, chúng ta có thể thấy Li Hao liên tục nhiều lần cho in lại những bức ảnh gia đình mình, và xếp chồng lên nhau trong cuốn sách (Những bức ảnh cũng được sắp xếp từ rõ đến mờ). Ngoài ra, chúng ta cũng có thể cảm nhận được quá trình trừu tượng hóa rất mạnh mẽ của những “bức ảnh”. Và chính kiểu trừu tượng và cách mổ xẻ như vậy cũng khiến những bức ảnh thoát ly khỏi quy tắc “ghi chép hiện thực”, giúp người xem ý thức được “tính vật chất” của bản thân những bức ảnh đó, đồng thời khiến người xem chuyển hóa quá trình “họ đang xem hiện thực của những hình ảnh được ghi chép lại” thành quá trình “họ đang xem cuộc biểu diễn của chính hình ảnh”.

“Cơ chế lặp lại 03” Le Mécanisme Répétitif 03“Cơ chế lặp lại 03” Le Mécanisme Répétitif 03

Li Hao tìm cách thoát ra khỏi quy tắc lối mòn của hiện thực được ghi chép lại bằng hình ảnh, và tập trung vào việc khởi động khái niệm “lặp lại”. “Cơ chế lặp lại” dẫn dắt chúng ta đến với cơ chế quy tắc của không gian công cộng thường nhật; và trong cuốn sách thử nghiệm “R.A/E/O.M”, thì đã kết hợp không gian công cộng với ký ức riêng của con người. Li Hao không lấy những bức ảnh làm công cụ để truyền tải hiện thực, mà chủ yếu chú ý đến sự phô diễn của bản thân các bức ảnh, thông qua “sự can thiệp của bản thân”, ông đã “đùa nghịch” những tư liệu ảnh (lặp đi lặp lại rất nhiều động tác, làm mờ, bôi cạo, làm hỏng, làm rách nứt, v.v...). Và trong các tác phẩm của ông, chúng ta cũng ý thức được sự mổ xẻ thói quen quan sát tác phẩm nhiếp ảnh, qua đó mở ra khả năng đa dạng bởi sự cộng hưởng giữa nhiếp ảnh và các lĩnh vực khác.