Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Nhóm nghiên cứu trường Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Đài Loan giành chức vô địch vòng loại khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Cuộc thi Sáng tạo Toàn cầu
2018-11-20

Nhóm nghiên cứu của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Đài Loan  (NTUST) đã đưa ra phương án giải quyết điện lực sáng tạo nhằm vào vấn đề chưa phổ cập mạng lưới điện và nghề nuôi trồng thủy hải sản ở Indonesia, giành chức vô địch và quyền đại diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương tham dự cuộc thi sáng tạo toàn cầu (Ảnh: NTUST)

Nhóm nghiên cứu của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Đài Loan (NTUST) đã đưa ra phương án giải quyết điện lực sáng tạo nhằm vào vấn đề chưa phổ cập mạng lưới điện và nghề nuôi trồng thủy hải sản ở Indonesia, giành chức vô địch và quyền đại diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương tham dự cuộc thi sáng tạo toàn cầu (Ảnh: NTUST)
 

 Ngày 19/11/2018, Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Đài Loan (NTUST) đã phát đi thông cáo báo chí cho biết: Để giải quyết vấn đề cung ứng điện, Viện kỹ nghệ Điện và Điện tử (IEEE) của Mỹ đã phát động cuộc thi sáng tạo toàn cầu mang tên “Empower a Billion Lives”. Người dự thi phải thông qua kỹ thuật sáng tạo để đưa ra phương án mang lại nguồn điện với giá thành thấp và có khả năng thương mại hóa, hỗ trợ cải thiện cuộc sống, y tế và môi trường giáo dục của người dân địa phương.
 

 Cuộc thi sáng tạo toàn cầu chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 là triển khai vòng thi tại các khu vực thông qua sàng lọc trực tuyến, các đội giành chiến thắng lại vòng thi khu vực phải đến khu vực mục tiêu để thực hiện thử nghiệm các kỹ thuật điện, cuối cùng mới có thể đại diện cho các khu vực tham gia vòng chung kết toàn cầu, cạnh tranh để giành chức vô địch thế giới.
 

 Nhóm nghiên cứu của trường Đại học Khoa học và Công nghệ Quốc gia Đài Loan gồm Nghiên cứu viên sau Tiến sĩ khoa Điện tử Trương Hựu Thừa và Tiến sĩ khoa Điện tử Hứa Vĩnh Long, Thạc sĩ khoa Điện tử người Indonesia Laskar Pamungkas, Thạc sĩ khoa Quản lý thông tin Trương Vệ Lập cùng tham gia đã đưa ra phương án giải quyết điện lực sáng tạo nhằm vào vấn đề chưa phổ cập mạng lưới điện và nghề nuôi trồng thủy hải sản ở Indonesia, giành quyền đại diện khu vực châu Á-Thái Bình Dương tham dự cuộc thi sáng tạo toàn cầu. Sang năm (năm 2019), nhóm nghiên cứu sẽ đi Mỹ tham dự vòng chung kết, theo đuổi chức vô địch thế giới.
 

 Nhóm nghiên cứu đã sử dụng máy vi bong bóng năng lượng mặt trời và các mạch chuyển đổi nguồn điện được thiết kế đặc biệt, không chỉ cung cấp điện năng cho máy móc mà còn có thể cùng lúc sạc pin. Tại các vùng xa xôi, chưa có điện ở Indonesia, thông qua năng lượng mặt trời có thể cho máy vi bong bóng hoạt động cả ngày lẫn đêm để tăng hàm lượng oxy trong nước khiến quần thể cá khỏe mạnh hơn, nâng cao hiệu quả đánh bắt cá và lợi ích thu được.
 

 Thành viên người Indonesia của nhóm nghiên cứu, Thạc sĩ Laskar Pamungkas cho biết: Trước cuộc thi, các thành viên đã đi thực tế ở Indonesia và trao đổi với các nông dân, hiện nay ở Indonesia vẫn còn rất nhiều khu vực chưa có điện, người nông dân làm nghề nuôi trồng thủy hải sản rất cần các thiết bị máy móc để cải thiện môi trường lồng cá, như vậy mới có thể nuôi cá có chất lượng cao hơn và nâng cao nguồn lợi thu về. Anh rất vui mừng vì mình đã có thể vận dụng những kiến thức đã học để giúp đỡ người dân quê hương Indonesia xoay chuyển hoàn cảnh kinh tế trong gia đình.


 

(Nguồn: Hãng tin Trung ương CNA)