Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Phục chế không phân loại Chuyên gia Ngô Triết Duệ, nhà phục chế hiện vật giấy
2018-12-24

Phục chế không phân loại Chuyên gia Ngô Triết Duệ, nhà phục chế hiện vật giấy

 

"Bọ bạc là loài ăn sách, phải có thật nhiều sách thì nó mới đến ăn, khi mà sách đã chất chồng như núi thì tôi không còn là chủ nhân nữa, ngược lại, tôi phải phục vụ cho những cuốn sách, xem sách và dọn dẹp mỗi ngày, cho nên tôi là đầy tớ của những con bọ bạc" nhà phục chế hiện vật giấy ông Ngô Triết Duệ (Wu Jer-ruey) cho rằng nếu chỉ biết kỹ thuật phục chế thôi vẫn chưa đủ, mà phải không ngừng đọc và nghiên cứu học tập, sau đó đem kiến thức chia sẻ cho đồng đội, để sáng kiến nhân bội, để tiếp tục truyền thụ kiến thức cho thế hệ sau.

 

Ông Ngô Triết Duệ tự tay làm lại bộ sách vẩy rồng thời cổ đại Trung Quốc.Ông Ngô Triết Duệ tự tay làm lại bộ sách vẩy rồng thời cổ đại Trung Quốc.

Ông Ngô Triết Duệ hiện là cố vấn Hội Văn hiến Thành phố Đài Bắc, vậy cơ duyên nào khiến ông bước chân vào thế giới phục chế và đóng sách, câu chuyện bắt đầu từ khi ông còn bé.

Thuộc lòng lời dạy của bố

Ít người biết rằng ông nội của ông Ngô Triết Duệ là một nhà sáng tác kịch bản ca tài hí nổi tiếng Đài Loan ông Lương Tùng Linh (Lian Songlin), gia đình ông nội là người khu Vạn Hoa (Wanhua) Đài Bắc, ông Lương Tùng Linh là người sáng tác kịch bản ca tài hí nhiều nhất Đài Loan, kịch bản nổi tiếng nhất là vào thời kỳ trước và sau năm 1936 được nhà sách Chu Hiệp Long (Zhou Xielong) Đài Bắc liên tiếp phát hành mang tên "Tuyển tập Tam Bá Anh Đài". Vì ông Lương Tùng Linh đi ở rể, nên con đầu lòng phải theo họ mẹ là họ Ngô, đó chính là thân phụ của ông Ngô Triết Duệ, vào thời hoàng kim gia đình ông nội có ít nhất 20 căn nhà trên con đường Tây Viên (Xiyuan) khu Vạn Hoa.

Thực ra làm cháu của một người ông tài ba lẫy lừng không mang lại lợi ích gì cho gia đình ông Ngô Triết Duệ, vì ông nội mê cờ bạc và thuốc phiện, làm tán gia bại sản, khi về già cuộc sống vô cùng khốn khó. Chính vì thế từ khi còn bé, bố của ông Ngô Triết Duệ luôn dặn dò rằng: "con nhìn gương của ông nội, ông kiếm rất nhiều tiền nhưng sau đó thì chẳng còn gì, con là con của bố, bố không tham ô, nên nhà mình nghèo một chút, con phải sống như bố"

Thuộc lòng lời dạy của bố

Bố của ông Ngô Triết Duệ làm việc trong chợ cá Trung ương, hàng ngày đi làm từ 1 giờ sáng cho đến 10 giờ sáng mới về nhà, mỗi khi rảnh rỗi là bố đọc sách, viết chữ. Lúc bấy giờ mẹ ông ở nhà may đồ nữ, ông ở bên cạnh xem cách mẹ thiết kế rập áo, may vá, may quần áo cho khách hàng. Từ bé thành tích học tập của ông không tốt, lại sinh ra lớn lên trong khu Vạn Hoa, thời đó khu này khá phức tạp, nếu như không sinh hư thì có thể nói đa phần là do công lao giáo dục của bố mẹ, và bàn tay khéo léo của ông được thừa hưởng từ sự khéo tay của mẹ.

Đã đi qua nhất định sẽ lưu lại vết tích

Sau khi ông Ngô Triết Duệ vào trường trung học Cách Trí (Ger Jyh), ngoài giờ học ông thường đi cùng với người bạn thân học trường chuyên mỹ thuật Phục Hưng, và cùng nhau làm bài tập trong ngày. Ngày hôm đó thầy cô dạy cái gì là bạn thân lại về chia sẻ cho ông nghe, và thường cùng nhau thức đến 2, 3 giờ sáng để làm bài tập. Khoảng thời gian này đã giúp ông có được kiến thức cơ bản về cách pha màu và vận dụng màu sắc.

Bộ công cụ gồm chiếc kéo nhỏ, thước đo, nhíp, chổi lông, gánh lên vai sứ mệnh bảo tồn văn vật giấy.Bộ công cụ gồm chiếc kéo nhỏ, thước đo, nhíp, chổi lông, gánh lên vai sứ mệnh bảo tồn văn vật giấy.

Sau khi tốt nghiệp, do yêu thích các loại văn phòng phẩm nên ông đã nhận công việc giao hàng cho một công ty văn phòng phẩm, làm cho đến khi ông nhập ngũ. Không ngờ sau khi xuất ngũ, ông chủ gọi ông trở về làm việc, nhưng lần này không phải làm khâu vận chuyển, mà mời ông làm nghiệp vụ. Thì ra khi còn làm nhân viên giao hàng, ông không chỉ đơn thuần là đem hàng đến nơi ký nhận rồi ra về, mà ông còn biết chủ động trò chuyện, rồi quan sát xem khách hàng họ thiếu thứ gì, có khi ông còn viết cả đơn đặt hàng đem về cho công ty.

Sau 2 năm làm nghiệp vụ văn phòng phẩm, ông phát hiện mình thích may quần áo. Ban đầu không biết làm từ đâu nên ông bắt đầu từ việc bán tạp chí thời trang, nhân cơ hội bán tạp chí thời trang cho các cửa hiệu quần áo, ông cũng tìm hiểu thêm điểm nổi bật của các cửa hiệu. Cuối cùng ông chọn một công ty chuyên sản xuất quần áo xuất ra nước ngoài ở khu Tam Trùng (Sanchong) xin vào làm công việc cắt quần áo, từ đó học được khá nhiều kiến thức về vải vóc. Về sau ông đi học lớp thiết kế rập, thậm chí còn cùng bạn đầu tư mở xưởng sản xuất quần áo may sẵn, cho đến khi phải rót thêm vốn nhưng do không có tiền đầu tư tiếp nên buộc phải rời khỏi công ty.

Đã đi qua nhất định sẽ lưu lại vết tích

Những năm tháng ông học cách cắt và thiết kế rập áo, ngoài giờ làm việc ông Ngô Triết Duệ còn đi học thêm các lớp học kỹ năng có liên quan tới ngành thời trang. Bây giờ khi nhớ lại mới thấy tính cách chăm chỉ của ông là do ảnh hưởng từ bố, sau đó ông làm các công việc như làm sạch áo da, hay nhận đặt may áo sơ mi cho khách sạn v,v, cuối cùng thì chính thời điểm đó đã mang lại cơ hội đầu tiên làm thay đổi cuộc đời ông.

Cơ duyên rất đỗi tình cờ

Trong thời gian nhận đặt may áo sơ mi cho khách nước ngoài, ông Ngô Triết Duệ thường phải thêu tên tiếng anh lên áo, mà lúc đó rất ít người biết thêu, nên ông mới tự đi học thêu máy ở Cục đào tạo nghề Thành phố Đài Bắc, không ngờ khi tiếp xúc với khung thêu ông mới phát hiện ra nó rất thú vị. Sau khi hoàn thành khóa học, ông suy nghĩ muốn tự làm kinh doanh, nhưng vấn đề khó khăn ở chỗ khi tiếp xúc thực tế với những nhu cầu đóng khung đa dạng của khách hàng, ông nghiệm ra rằng nghề này không đơn giản chút nào, vì vậy ông bắt đầu đi tìm thầy chỉ giáo.

Trong ấn tượng của ông Ngô Triết Duệ, có một lần ông học kỹ thuật đóng bìa cho tờ gấp, học phí hết 20 nghìn Đài tệ. Vì trước kia ông từng nhìn qua quá trình đóng bìa cho tờ gấp, nên ngày đầu tiên lên lớp ông nêu ra 4 câu hỏi, nhưng thầy giáo không trả lời được bất cứ câu hỏi nào, lúc đó ông Ngô Triết Duệ quyết định bỏ luôn 20 nghìn đó, vì theo ông tiền bạc có thể mất, nhưng không thể đổi lại được thời gian.

Không dời được núi thì ta đi đường khác, đã không thể học được kỹ thuật làm khung bìa từ thầy thì ông chuyển sang bán nguyên vật liệu khung bìa, và tìm đến công ty nguyên vật liệu khung bìa Hoà Thái là công ty lớn nhất thời đó để xin làm nghiệp vụ. Trùng hợp thay, ông chủ của công ty Hòa Thái bị ung thư thời kỳ cuối nên kêu con gái nuôi trở về làm kế toán và chuẩn bị đóng cửa công ty.

Trong nhóm làm việc của ông Ngô Triết Duệ tuyệt đối không giữ riêng ngón nghề, chỉ có như thế thì mọi người mới cống hiến sở trường, như vậy sự sáng tạo mới tiếp tục phát triển. Ảnh(trái) anh Bùi Tiến Phúc học sinh người Việt Nam.Trong nhóm làm việc của ông Ngô Triết Duệ tuyệt đối không giữ riêng ngón nghề, chỉ có như thế thì mọi người mới cống hiến sở trường, như vậy sự sáng tạo mới tiếp tục phát triển. Ảnh(trái) anh Bùi Tiến Phúc học sinh người Việt Nam.

"Tôi nói, tôi khó khăn lắm mới tìm được công ty, nếu ngừng hoạt động thì Đài Loan chả còn hãng nguyên vật liệu khung bìa nào nữa.", cô kế toán mới trả lời rằng ông chủ đã qua đời không còn ai đi tìm kiếm khách hàng nữa. Thế là ông Ngô Triết Duệ lấy hết can đảm nhận trọng trách kinh doanh một công ty đã hoạt động hơn hai mươi mấy năm, sau đó ông thành công thuyết phục cô con gái nuôi nói với mẹ nuôi đồng ý chuyển nhượng công ty cho ông.

Từ đó, những lúc đi giao hàng, ông Ngô Triết Duệ quan sát kỹ thuật làm khung bìa của các cửa hàng, sau một ngày giao hàng và quan sát, về đến nhà ông lập tức làm thử những gì mà ông học được trong ngày. Trong lúc luyện tập nếu có những vấn đề khúc mắc, thì ông lại kiếm cớ lui tới các cửa hàng làm khung bìa dù rằng họ không đặt hàng với ông để tìm hiểu thêm. Cứ như thế ông không ngừng học tập và tìm hiểu, cũng vì thế cho nên hơn ba mươi mấy người thợ của ông Ngô Triết Duệ cũng không hề theo học nghề của người thầy nào cả. Từ cái duyên tình cờ đó không những đưa ông đến với nghề làm khung bìa mà cô con gái nuôi của ông chủ cũng đã trở thành vợ ông.

Ngã rẽ thứ hai trong cuộc đời

Cơ hội chỉ luôn dành cho người đã chuẩn bị sẵn sàng, ông Ngô Triết Duệ đã chào đón cơ hội thứ hai cho mình. Cứ vào dịp cuối năm Trung tâm giải trí giáo dục nhi đồng Thành phố Đài Bắc đều tổ chức triển lãm hồi tưởng truyền thống, ông tham gia mở quầy quảng bá dạy làm khung viền.

Tách bỏ lớp giấy lót, giữ lại lớp vẽ bức họa, đó chính là một trong những bước quan trọng nhất trong việc phục chế tác phẩm tranh.Tách bỏ lớp giấy lót, giữ lại lớp vẽ bức họa, đó chính là một trong những bước quan trọng nhất trong việc phục chế tác phẩm tranh.

Đúng lúc có một bà mẹ dẫn con gái vào tham quan triển lãm, vì gần tới giờ đóng cửa triển lãm nên quầy hàng của ông cũng đã dọn vô gần hết, ông chia sẻ: "người mẹ nói những chỗ khác dọn hàng hết rồi không xem được gì cả, hơi tiếc, tôi mới nói không sao, nếu cháu gái thích thì tôi sẽ dọn ra lại cho cháu xem, và bắt đầu đóng khung tranh cho hai mẹ con xem. "Từ cơ duyên này, ông đã trao đổi danh thiếp với cô Hồng Thục Phấn là Tổ trưởng Tổ sưu tầm đặc biệt thuộc Thư viện trường Đại học Quốc gia Đài Loan, từ đó mới viết lên trang sử 8 năm sau ông cùng với 7 người đồng sự cùng hoàn thành công trình phục chế văn hiến lịch sử "Tài liệu Đạm Tân". Nhờ công tác phục chế "Tài liệu Đạm Tân" giúp cho tài liệu tư pháp hành chính từ năm Càn Long thứ 41 (1776) đến năm Quang Tự thứ 21 (1895), tổng cộng 19.000 văn vật giấy được khôi phục hoàn toàn diện mạo.

Tiếp đến là thách thức phục chế tập sách cổ đóng bằng chỉ của trường Đại học Đế Quốc Tokyo (nay là Đại học Tokyo), thông qua sự giới thiệu của Thư viện Đại học Quốc gia Đài Loan ông được theo học kỹ thuật phục chế loại sách đóng bằng chỉ với các thầy trong Thư viện Quốc gia. Từ việc phục chế thư pháp đến phục chế tài liệu và tiếp đến là sách, hiện tại cả nước rất hiếm người tinh thông cả 3 kỹ thuật phục chế hiện vật giấy kể trên.

Không ngừng sáng tạo và kế thừa

Ông Ngô Triết Duệ lật những trang giấy màu do ông nghiên cứu, vừa có thể làm công cụ phục chế vừa có thể sử dụng như loại giấy đặc biệt cho nghệ nhân tùy ý sáng tác. Có một loại giấy được đặt tên là "Gió hạ", trong một lần tình cờ ông đã tìm ra nó, lúc đó nhà ông bị ngập nước, sau khi nước rút thì phát hiện mấy cuộn giấy ở dưới đất, vì ngập nước nên khiến giấy hiện lên những đường vân rất độc đáo, rất đẹp. Về sau dựa trên lượng nước và độ co giãn của giấy, ông không ngừng nghiên cứu và cải tạo mới có thể sản xuất ra loại giấy có đường vân độc đáo.

Ông Ngô Triết Duệ đang chuyên tâm phục chế văn khắc thời Hán Hòa.Ông Ngô Triết Duệ đang chuyên tâm phục chế văn khắc thời Hán Hòa.

Ông Ngô Triết Duệ dạy cho học sinh của mình tư tưởng rất đặc biệt, trong nhóm của ông tuyệt đối không giữ ngón nghề riêng cá nhân, chỉ duy nhất như thế thì mới có thể mang thành quả nghiên cứu của bản thân cống hiến cho mọi người, như vậy mới tạo nên động lực và sự sáng tạo vô tận, và trách nhiệm của ông là dẫn dắt tìm ra tiềm năng và nét độc đáo của mỗi một học viên.

Hiện anh Bùi Tiến Phúc một học sinh người Việt đang theo học nghề với thầy Ngô Triết Duệ, anh nói: "Tôi cho rằng Việt Nam đang rất cần kỹ thuật phục chế sách, thầy rất vui tính, thầy không những biết làm mà còn dạy rất giỏi, đợt trước thầy còn đi Malaysia và Việt Nam để giảng dạy kiến thức phục chế sách cổ."

Ông Ngô Triết Duệ cho rằng việc phục chế cổ vật mang trách nhiệm lịch sử, có người lấy bản nhạc viết tay gia truyền sáo cổ (南管) đem đến nhờ ông phục chế, ông nói sẽ không lấy tiền, nhưng hy vọng có thể scan thành tệp hình ảnh, và mang đến cho Hội Văn hiến Thành phố Đài Bắc sưu tầm cất giữ. Vì nhiều bản nhạc có lịch sử hơn 300 năm như thế này đã bị thất truyền, sau khi phục chế những khúc nhạc này có thể sẽ có cơ hội được mang đi biểu diễn. Trong tương lai, ông Ngô Triết Duệ hy vọng được phục chế các loại văn vật giấy đã được khai quật, liệu có được cơ hội đó không rất khó nói, bởi đoạn đường mà ông đã đi qua, không phải rằng hết lần này đến lần khác gặp bất ngờ và những cơ hội tình cờ hay sao.