Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Chứng kiến sự thay đổi mang tính thời đại của ngành lâm nghiệp Hãng đồ gỗ Te Feng- Thách thức giới hạn của kiến trúc bằng gỗ
2019-02-11

Hãng đồ gỗ Te Feng đoạt giải nhất của “Giải thưởng kiến trúc nhà ở Đài Loan 2018” với tác phẩm “Ban Ban Zhai”

Hãng đồ gỗ Te Feng đoạt giải nhất của “Giải thưởng kiến trúc nhà ở Đài Loan 2018” với tác phẩm “Ban Ban Zhai”

 

Tiếp nối nghề truyền thống đã qua ba thế hệ, chứng kiến sự biến đổi của ngành lâm nghiệp trong khoảng một trăm năm trở lại đây, từng đứng trên đỉnh cao vinh quang, cũng từng vất vả cầm cự trải qua những năm tháng sa sút. Trước sự lạnh băng của bê tông cốt thép, những đồ mộc mang hơi thở ấm áp của hãng đồ gỗ Te Feng, với ý thức bảo vệ môi trường và sự thân thiện với trái đất, đã tạo nên những ngôi nhà không độc hại, để kiến trúc có thể hít thở một cách tự nhiên, giúp ngành lâm nghiệp phát triển hưng thịnh và bền vững.

“Ban Ban Zhai” là công trình kiến trúc của hãng đồ gỗ Te Feng đoạt giải nhất trong “Giải thưởng kiến trúc nhà ở Đài Loan 2018” được xây dựng hoàn thành trong vòng một năm, lần đầu tiên thách thức sự hợp nhất giữa thiết kế với thi công, xuất phát từ góc độ của người sử dụng, giúp kiến trúc hài hòa với phong cảnh.

 

Kết cấu xà cột mà hãng gỗ De Feng làm cho công trình đại sảnh của ga xe lửa Trì Thượng – Đài Đông, là loại sản phẩm gỗ ghép thanh bằng keo uốn nhịp có kích cỡ lớn nhất được sản xuất tại Đài Loan. (Ảnh do hãng đồ gỗ Te Feng cung cấp)Kết cấu xà cột mà hãng gỗ De Feng làm cho công trình đại sảnh của ga xe lửa Trì Thượng – Đài Đông, là loại sản phẩm gỗ ghép thanh bằng keo uốn nhịp có kích cỡ lớn nhất được sản xuất tại Đài Loan. (Ảnh do hãng đồ gỗ Te Feng cung cấp)

Nghề truyền thống hòa nhập với cuộc sống

Hãng đồ gỗ Te Feng nằm ở thị trấn Trúc Sơn huyện Nam Đầu, từ đời ông đến đời cháu, 3 thế hệ đều sống nhờ cây gỗ. Đời ông nội vốn khởi nghiệp nhờ bán than củi và guốc mộc, rồi phát triển dần thành thuê đất rừng, khai thác gỗ và trồng rừng; đến đời cha thì nghiên cứu các kỹ thuật gia công đồ gỗ như làm khô, chống sâu mọt, chống mục hỏng và chống cháy, đã giúp làm thay đổi vận mệnh cho ngành nghề vốn đã sắp lùi vào lịch sử; đến đời cháu nối tiếp nghề của ông cha để lại, và sáng tạo ra kỹ thuật xây dựng kiến trúc làm bằng gỗ, quyết chí làm sống dậy nghề làm gỗ, đóng góp một phần công sức để bảo vệ môi trường.

 “Con người sống chung và không thể thiếu được gỗ đã suốt mấy ngàn năm nay.”, ông Lý Thành Tông, chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất lâm nghiệp Vĩnh Long huyện Nam Đầu, cũng là người kế thừa đời thứ hai của hãng đồ gỗ Te Feng hồi tưởng lại về sự gian khổ khi cha mình mới lập nghiệp.

Năm 1941, ông Lý Hữu Đức - người sáng lập hãng đồ gỗ Te Feng khởi đầu bằng kinh doanh những đồ dùng sinh hoạt thường nhật như than củi, guốc mộc. “Cha tôi đã trải qua thời kỳ từ đồng Đài tệ cũ đổi thành đồng Đài tệ mới”, khi đó vật giá leo thang, để giảm thấp chi phí giá thành, ông Lý Hữu Đức lên núi khai thác nguyên liệu gỗ để bán buôn. Từ chủ kinh doanh hạ nguồn trở thành chủ kinh doanh thượng nguồn, thuê đất rừng để làm, tới năm 1945 ông đã thành lập Công ty cổ phần hữu hạn gỗ Te Feng. Nguồn tài nguyên rừng nguyên sinh của Đài Loan rất phong phú và vô cùng độc đáo. Vào thời đó, ngành lâm nghiệp phát triển mạnh tới mức khiến người ta phải ganh tị, nhưng đằng sau sự hào nhoáng bên ngoài lại ẩn chứa sự rủi ro rất lớn. Ông Lý Thành Tông nhớ lại vào năm ông lên 7 tuổi, cha ông đã gấp rút cố gắng bán hết gỗ vào dịp trước Tết.

Sau thảm họa động đất 21-9-1999, hai anh em Lý Văn Hùng và Lý Nhạc Phong đã dựng lại ngôi nhà, ngôi nhà 3 tầng bằng gỗ phỏng theo kiểu kiến trúc cổ, thể hiện sự mộc mạc.Sau thảm họa động đất 21-9-1999, hai anh em Lý Văn Hùng và Lý Nhạc Phong đã dựng lại ngôi nhà, ngôi nhà 3 tầng bằng gỗ phỏng theo kiểu kiến trúc cổ, thể hiện sự mộc mạc.

Cha ông đã huy động rất nhiều người, vất vả lắm mới vận chuyển được gỗ từ trên núi xuống, chất đống bên bờ sông đợi thuyền tới chở. Nào ngờ một trận mưa lớn kéo dài đã khiến toàn bộ số gỗ vốn được được tập kết một chỗ bị cuốn trôi hết. Mất hết vốn liếng thì không nói làm gì, lại còn phải trả một khoản chi phí quá lớn nào là tiền thu mua, tiền mở đường, chi phí đốn chặt gỗ và phí vận chuyển. Ông Lý Hữu Đức vốn là người rất coi trọng chữ tín, gặp phải sự cố lớn như vậy đành bán nhà bán đất, sau khi trả hết mọi khoản nợ, ông đành đưa vợ con về quê làm ruộng.

Ông Lý Thành Tông cười và kể lại với vẻ ngao ngán: “Nhà đã dột lại còn mưa suốt đêm”. “Năm đó là một năm chưa từng có trong lịch sử, đến cả lúa thu hoạch được cũng toàn là lúa lép”, người cha Lý Hữu Đức vốn định duy trì kế sinh nhai nhờ nghề nông, nhưng một lần nữa lại thất bại thảm hại. Rất may là vì ông có tính cách nhân hậu, là người biết giữ chữ tín, nên các anh em trong nghề đồng ý cho ông thêm một cơ hội nữa, họ ứng trước giúp ông toàn bộ chi phí đốn gỗ, để ông khởi nghiệp trở lại. “Cha tôi rất hay nói với tôi rằng, chữ tín chính là nguồn vốn vô hình”, do vậy ông Lý Thành Tông luôn ghi nhớ lời gia huấn của cha mình, và cũng thường lấy đó để nhắc nhở con cháu.

 

Điều chỉnh tính vật lý, giúp ngành nghề đã bị mai một được hồi sinh

Sau khi ông Lý Thành Tông kế thừa nghề truyền thống của gia đình, công việc kinh doanh phát triển tốt cũng kéo dài không được bao lâu. “Tới thời của tôi, nghề gỗ từ đỉnh cao dần dần tụt dốc.” Nhớ lại khoảng năm 1981, khi ngành bê tông cốt thép bắt đầu nổi lên, hầu hết vật liệu xây dựng đều được thay thế bằng sắt thép. “Vào khoảng thời gian đó, trong số 100 hãng gỗ ở Trúc Sơn phần lớn đều bị đào thải chỉ còn lại khoảng 10 hãng.” Ông Lý Thành Tông cố cắn răng chịu đựng, xoay xở đủ cách để tìm ra một lối thoát. “Rất cảm ơn sự giúp đỡ của Trường đại học Công nghệ Bình Đông và Trường đại học Quốc gia Đài Loan” đã hướng dẫn khiến kỹ thuật gia công gỗ của hãng đồ gỗ Te Feng có những bước tiến nhảy vọt.

Những điều mà hãng đồ gỗ Te Feng đã làm vì viễn cảnh của trái đất, đã thu hút hơn những thanh niên trẻ đồng lòng cống hiến sự nhiệt huyết và chuyên môn của họ.Những điều mà hãng đồ gỗ Te Feng đã làm vì viễn cảnh của trái đất, đã thu hút hơn những thanh niên trẻ đồng lòng cống hiến sự nhiệt huyết và chuyên môn của họ.

Nhờ sự nghiên cứu phát triển của Giáo sư Ngô Học Đán Trường đại học Công nghệ Bình Đông, thời gian làm khô gỗ từ 30 ngày được rút ngắn xuống chỉ còn 3 ngày, kỹ thuật xử lý bảo quản làm khô gỗ bằng nhiệt độ cao, không những tốn ít thời gian, mà còn đạt chất lượng cao, hãng đồ gỗ Te Feng sau cùng cũng đã dành được cơ hội hồi sinh. “Mỗi một loại gỗ đều có tác dụng thích hợp của nó”, nhờ những kỹ thuật tinh vi như điều chỉnh tính vật lý của nguyên liệu gỗ, kỹ thuật sản xuất nguyên liệu gỗ, kỹ thuật ghép nối, thì vật liệu gỗ ghép thanh bằng keo dùng trong xây dựng (hay cũng được gọi là gỗ glulam) của hãng đồ gỗ Te Feng vào năm 2009 đã được cấp chứng nhận ISO-9001, năm 2010 quy trình sản xuất chế biến gỗ chống mục hỏng đã được cấp chứng nhận của Hiệp hội kết cấu gỗ Trung Hoa, khiến gỗ ghép thanh bằng keo dùng trong xây dựng không những trở thành sản phẩm được cấp tem chứng nhận CNS (tiêu chuẩn quốc gia), mà còn là sản phẩm vật liệu xây dựng duy nhất của Đài Loan đạt tiêu chuẩn quốc gia CNS11031.

Vòng tuổi của gỗ ghi lại tốc độ sinh trưởng khác nhau theo các mùa, là một vật liệu quý giá ghi nhớ điều kiện môi trường.Vòng tuổi của gỗ ghi lại tốc độ sinh trưởng khác nhau theo các mùa, là một vật liệu quý giá ghi nhớ điều kiện môi trường.

 

Gỗ vô danh, con tốt nhỏ nhưng sức mạnh lớn

“Đặt tên là gỗ vô danh, là vì hy vọng phá bỏ suy nghĩ mê muội của mọi người đối với các loại gỗ quý”, thực ra mọi loại gỗ đều quý, dù cho nó là gỗ vô danh, chỉ cần biết vận dụng, thì đều là nguyên liệu tốt.

“Mọi phần của cây gỗ đều rất quý, ngay cả những mạt gỗ vụn, cũng đều có giá trị của chúng”, ông Lý Tông Thành nhìn thấy mạt gỗ sau khi cưa cắt gỗ tại nhà xưởng, liền liên tưởng tới những vật dụng sinh hoạt bằng gỗ mà cha ông làm và nảy ra ý định báo đáp lại cho cộng đồng. Gần 20 năm trước, nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của Trung tâm nghiên cứu phát triển nghề thủ công quốc lập Đài Loan, đã đưa ông lên chuyến tàu “Xây dựng sự phát triển chung cho khu dân cư”, kế hoạch bồi dưỡng các nghệ nhân nghề thủ công tại khu dân cư, vận dụng nguồn tài nguyên vốn có, kết hợp với đặc trưng của địa phương, thúc đẩy sự phát triển của khu dân cư, giúp làm hình thành các ngành nghề văn hóa, chấn hưng kinh tế địa phương.

Gia công bằng các loại máy móc chính xác, thực hiện được phương pháp kỹ thuật ghép mộng nối dài vật liệu gỗ, làm tăng độ ổn định cho kiến trúc làm bằng gỗ.Gia công bằng các loại máy móc chính xác, thực hiện được phương pháp kỹ thuật ghép mộng nối dài vật liệu gỗ, làm tăng độ ổn định cho kiến trúc làm bằng gỗ.

 

Tổ hợp sáng tạo, thách thức giới hạn của vật liệu kết cấu gỗ

“Nhà chúng tôi cũng bị đổ trong thảm họa động đất ngày 21-9-1999”, hai anh em đời thứ 3 Lý Văn Hùng và Lý Nhạc Phong đã cùng nhau chung vai gánh vác trọng trách xây cất lại ngôi nhà. “Mọi việc đều phải học từ đầu, phải mất 3 năm mới hoàn thành xong ngôi nhà”, ý nghĩa sâu sắc của kiến trúc được xây cất bằng vật liệu gỗ, đã khiến ông Lý Văn Hùng say mê nghiên cứu.

“Đa phần mọi người cho rằng kiến trúc được xây bằng gỗ thiếu sự chắc chắn, thì thời nay đều có kỹ thuật có thể khắc phục được”, hãng đồ gỗ Te Feng áp dụng cách xử lý không độc hại hoặc mức độ độc hại thấp, để vật liệu gỗ có thể bảo quản được rất lâu, và chống được sự xâm nhập của sâu mọt. Kỹ thuật xử lý bảo quản gỗ và chống cháy bằng muối Borat kiểu bảo vệ môi trường, đã đạt được tiêu chuẩn chống cháy cấp 3 theo tiêu chuẩn của Bộ Nội chính Đài Loan. Sản phẩm của Te Feng có thông số thí nghiệm với mức độ tin cậy cao, nên đã tạo ra được niềm tin cho thị trường.

Người kế thừa thế hệ thứ ba của hãng đồ gỗ Te Feng Lý Văn Hùng đã áp dụng phương pháp kỹ thuật hiện đại, để làm toát nên phong cách độc đáo của kiến trúc bằng gỗ.Người kế thừa thế hệ thứ ba của hãng đồ gỗ Te Feng Lý Văn Hùng đã áp dụng phương pháp kỹ thuật hiện đại, để làm toát nên phong cách độc đáo của kiến trúc bằng gỗ.

Tới năm 2005 hãng đồ gỗ Te Feng bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực kiến trúc, trong hơn 10 năm nay, đã nhận được hơn 50 dự án, từ miền Trung cho tới miền Nam, miền Bắc và miền Đông của Đài Loan, thậm chí còn lưu lại dấu tích ở cả những nơi như Canada, Thẩm Quyến và lập kỷ lục trong việc tạo ra tác phẩm kiến trúc được nhiều người khen ngợi. “Gỗ có mức độ tạo hình rất lớn”, mái che sân vận động Trường tiểu học Đại Đôn Đài Trung do hãng đồ gỗ Te Feng và kiến trúc sư Khương Lạc Tĩnh hợp tác thực hiện năm 2009, với vật liệu gỗ Glugam uốn nhịp có tổng chiều dài 40 m, là công trình đầu tiên sử dụng vật liệu gỗ ghép thanh bằng keo được sản xuất tại nội địa Đài Loan.

Đại sảnh rộng lớn của ga xe lửa Trì Thượng – Đài Đông được hoàn thành vào năm 2016 với thanh xà đơn uốn nhịp có chiều dài 8,5 m, hiện là công trình kiến trúc sử dụng gỗ ghép thanh Glugam uốn nhịp có kích cỡ lớn nhất do Đài Loan sản xuất. Với tổng thể tích vật liệu đạt trên 100 m3, được lắp ghép bằng cách cho đặt sắt tấm bên trong, sau đó dùng chốt ma sát kim loại để cố định lại cho chặt. Áp dụng kỹ thuật đặc biệt, bảo đảm sự an toàn cho kết cấu, hết lần này đến lần khác, đã thách thức giới hạn cao nhất của kiến trúc làm bằng gỗ.

 

Kỹ thuật hiện đại, tạo ra ngôi nhà tốt làm bằng gỗ

Mãi tới khi cho ra mắt công trình kiến trúc đoạt giải “Ban Ban Zhai”, hãng Te Feng mới vượt ra khỏi vai trò của nhà cung ứng vật liệu cũng như vai trò chỉ hỗ trợ một phần, trở thành hãng có thể đảm đương toàn bộ công trình. Mới lần đầu tiên đã gây tiếng vang “ôm” về giải nhất của “Giải thưởng kiến trúc nhà ở Đài Loan 2018” khiến mọi người đều phải kinh ngạc. Công trình kiến trúc “Ban Ban Zhai” áp dụng kỹ thuật hiện đại thông qua sử dụng loại chốt được đặt làm với yêu cầu cao, để thay thế cho phương pháp ghép mộng kiểu truyền thống trước đây, khiến cho kiến trúc bằng gỗ bắt kịp với thời đại và càng kiên cố chắc chắn hơn.

Mái che làm bằng gỗ của Thư viện Namasia, chính là do hãng đồ gỗ Te Feng một lần nữa thách thức sự kết hợp giữa kết cấu bằng gỗ với chốt bằng kim loại. (Ảnh do Jimmy Lin chụp)Mái che làm bằng gỗ của Thư viện Namasia, chính là do hãng đồ gỗ Te Feng một lần nữa thách thức sự kết hợp giữa kết cấu bằng gỗ với chốt bằng kim loại. (Ảnh do Jimmy Lin chụp)

“Ban Ban Zhai” sử dụng vật liệu tại chỗ, vận dụng 6-7 loại vật liệu gỗ khác nhau, tỏa ra hương thơm tự nhiên của gỗ nguyên chất. Vừa đảm bảo được tính năng, lại vừa toát lên một vẻ rất thanh tao.

Từ cự tuyệt đến tiếp nhận, từ lạ đến quen, hai anh em thuộc thế hệ thứ 3 của gia tộc họ Lý – Lý Văn Hùng và Lý Nhạc Phong đã thoát khỏi nếp cũ của nghề gia truyền, bằng sự sáng tạo đã tạo ra một tương lai rộng mở cho nghề truyền thống. “Hàm lượng Carbon của gỗ rất cao, nếu giữ được Carbon lại trong gỗ, giúp chặn đứng carbon lại thì chính là tiết kiệm năng lượng giảm lượng khí thải Carbon”, giảm lượng sắt thép được sử dụng, lại có thể ngăn chặn việc gây ô nhiễm do luyện kim. Hãng đồ gỗ Te Feng làm như vậy là vì viễn cảnh của trái đất và đã thu hút hơn 30 thanh niên trẻ đồng lòng cống hiến nhiệt huyết và chuyên môn của họ.

“Đài Loan có thực lực rất mạnh, chỉ có điều chưa được tích hợp lại.” Kỹ thuật được truyền thụ qua hàng ngàn năm, kết hợp với những nguyên vật liệu tinh vi thời hiện đại và sức cạnh tranh không còn gì để nghi ngờ. Sản phẩm tùy chỉnh theo nhu cầu riêng của khách hàng, kỹ thuật hàn tinh xảo chất lượng cao, nếu so sánh với sản phẩm của nước ngoài thì không hề thua kém chút nào. Hiện nay các nghệ nhân cao tuổi vẫn còn, nhưng lại thiếu sự kết hợp của các nhóm công nhân sản xuất. “Tôi hy vọng có thể thiết lập phương pháp kỹ thuật có tính hệ thống hóa”, để khi mọi nguyên vật liệu và quy trình đều đã đi vào quỹ đạo, thì có thể khắc phục được những trở ngại hiện tại như chi phí thi công kiến trúc bằng gỗ khá cao, thời gian thi công dài v.v... Đây chính là viễn cảnh của hãng đồ gỗ Te Feng, cũng là cơ hội để trải nghiệm nhà ở chất lượng tốt được làm bằng gỗ.