Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Tân Trúc 300 năm tuổi Tìm cái mới trong cái cũ, tạo ra cuộc đối thoại
2019-02-25

Quảng trường ở cổng thành Cửa Đông sau khi được cải tạo đã biến di tích thành sân khấu, và trở thành khoảng không gian dành cho người dân tới dạo chơi.

Quảng trường ở cổng thành Cửa Đông sau khi được cải tạo đã biến di tích thành sân khấu, và trở thành khoảng không gian dành cho người dân tới dạo chơi.

 

Cổng Nghênh Hy (Yingxi) trang nghiêm, tao nhã, ngôi Miếu Thành Hoàng có lịch sử hơn 200 năm và khu chợ Cửa Đông (Dongmen), từng là chợ truyền thống lớn nhất Đài Loan, những vẻ đẹp “cổ kính” của Tân Trúc (Hsinchu) luôn khiến người ta quyến luyến không muốn rời khỏi nơi này; và kể từ khi có sự hiện diện của Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Công nghiệp và Khu công nghệ cao, khiến cái “mới mẻ” của Tân Trúc được toàn thế giới biết đến. Thành phố với sự đan xen giữa cái cũ và cái mới này, rộng lòng đón nhận người di dân từ các nơi tới định cư, cùng góp phần vào việc sáng tạo, ghi chép lịch sử.

 

Trong cuốn địa phương chí “Canh thịt viên” cung cấp nhiều quan điểm độc đáo để tìm hiểu về Tân Trúc.Trong cuốn địa phương chí “Canh thịt viên” cung cấp nhiều quan điểm độc đáo để tìm hiểu về Tân Trúc.

Năm 2018 là năm đánh dấu Tân Trúc đã trải qua 300 năm khai khẩn, nên chính quyền thành phố Tân Trúc tổ chức hội chợ “Expo Tân Trúc 300” vừa kể câu chuyện quá khứ của Tân Trúc, vừa hướng về triển vọng tương lai của thành phố này.

Tân Trúc “có cái mới trong cái cũ”, ngay từ năm 1999 cổng thành Cửa Đông đã được cải tạo để giải tỏa không gian, trả lại quảng trường xưa cho người dân thành phố; năm 2018, dòng lạch Long Ân (Long’en) bị bỏ quên lâu nay hóa thân thành con đường vành đai xanh tuyệt đẹp dành cho cư dân thành phố đến đây thư giãn và thoải mái tản bộ.

Tân Trúc “tìm cái mới trong cái cũ” cũng là viễn cảnh theo sự tưởng tượng của người dân nơi đây, những con hẻm ngoằn nghèo của ngôi thành xưa cùng với đại lộ rộng 50 mét của Khu công nghệ cao đều là diện mạo của Tân Trúc, tuy nhiên, giữa người nhập cư và người sống lâu đời tại Tân Trúc lại ít khi có sự giao lưu. Những năm gần đây, với sự góp mặt của lớp trẻ, hy vọng người dân Tân Trúc có thể hiểu rõ chính bản thân hơn, hay làm tăng thêm sự đa dạng cho Tân Trúc, góp thêm một phần công sức cho không gian cũ nơi này.

“CitiLens” hy vọng thông qua tour đi bộ trong thành phố giúp mọi người thấy được Tân Trúc, một thành phố vĩ đại và có bề dày lịch sử. (Ảnh do CitiLens Studio cung cấp)“CitiLens” hy vọng thông qua tour đi bộ trong thành phố giúp mọi người thấy được Tân Trúc, một thành phố vĩ đại và có bề dày lịch sử. (Ảnh do CitiLens Studio cung cấp)

 

CitiLens Studio: Gắn kết địa phương, thấu hiểu ngôi thành xưa

“CitiLens Studio” do một nhóm sinh viên của Trường Đại học Quốc gia Thanh Hoa (National Tsing Hua University) sáng lập năm 2014, CitiLens có ý nghĩa là “nhìn thấu địa phương”, vì họ phát hiện sự hiểu biết của công chúng đối với Tân Trúc là những mẩu ký ức đứt đoạn, giá trị văn hóa của Tân Trúc cũng không được đánh giá cao, vì thế các thành viên trong CitiLens nảy ra ý tưởng cho ra mắt “Địa phương chí” để giới thiệu về Tân Trúc.

Kể từ đó, đặc sản canh thịt viên của Tân Trúc không chỉ còn là món ăn, mà còn là ấn phẩm để đọc, trong cuốn địa phương chí mang tên “Canh thịt viên” do CitiLens biên soạn, độc giả có thể tìm kiếm những nội dung giới thiệu về cuộc sống tại Tân Trúc bằng quan điểm thú vị, khơi gợi sự hứng thú của mọi người đối với Tân Trúc.

Tiệm thảo dược là khung cảnh không thể thiếu được trong mỗi ngôi thành cổTiệm thảo dược là khung cảnh không thể thiếu được trong mỗi ngôi thành cổ

Tour đi bộ tham quan thành phố là điểm nhấn khác của CitiLens, thăm thú khám phá những con hẻm bằng đôi chân, giúp mọi người được chiêm ngưỡng thành phố vĩ đại và có bề dày lịch sử này. Anh Vương Dục Đăng (Arden Wang), một trong những thành viên sáng lập CitiLens hướng dẫn chúng tôi đi băng qua khu phố chính ở Cửa Bắc (Beimen) từng phát triển thịnh vượng một thời, di tích cổ Chu Ích Ký (Zhou Yiji House) nằm trên con đường này là nơi ở của vị doanh nhân thời xưa Chu Mẫn Ích (Zhou Minyi), ngày nay do ông Chu Hữu Đạt (Zhou Youda) người cháu đời thứ sáu của nhà họ Chu đề xuất với chính quyền công nhận là di tích lịch sử, giúp cho ngôi nhà cổ kính và câu chuyện của gia tộc được tiếp tục lưu giữ trong ký ức.

Hồng An Đường (Hong An Tang) tọa lạc ở đầu kia của đường Bắc Môn, những người cao tuổi sau khi xin được xâm thuốc tại ngôi chùa Trường Hòa Cung (Changhe) nằm ở đối diện thường hay đến đây bốc thuốc. Tới nay tiệm thuốc Bắc Hồng An Đường đã được truyền sang thế hệ thứ tư, không gian bên trong vẫn giữ lại những ngăn kéo và tủ đựng thuốc lâu năm. Hóa ra bên trong khuôn viên này lại chính là ngôi nhà theo kiểu kiến trúc cổ Tam Tiến Nhị Viện của Mân Nam rất mộc mạc, trên cánh cửa vẫn thấy được dòng chữ “Ô Y Diễn Phái”, nhờ vậy mới biết được chủ tiệm thuốc này chính là hậu duệ của vọng tộc họ Tạ được nhắc đến trong bài thơ Đường “Ô Y hạng”. Mỗi một căn nhà cổ tại đây đều sở hữu lịch sử riêng của nó, tại Tân Trúc có vô vàn những câu chuyện.

Hồng An Đường đã gắn bó với thành phố này gần 100 năm, mỗi hiện vật trong nhà đều mang giá trị lịch sử.Hồng An Đường đã gắn bó với thành phố này gần 100 năm, mỗi hiện vật trong nhà đều mang giá trị lịch sử.

Phải hình dung thế nào về thành phố Tân Trúc? Anh Vương Dục Đăng nói, trong giai đoạn hiện nay họ vẫn chưa tìm được một từ ngữ chính xác để mô tả về Tân Trúc, nhưng mong rằng thông qua việc tìm hiểu, khám phá và thảo luận về thành phố, giúp cho cư dân Tân Trúc tự tìm ra được ý tưởng tương lai cho thành phố.

 

KhuiMng Studio: Làm sống lại ngôi chợ cũ đã trăm tuổi

Năm 1977, chợ Cửa Đông được xây lại thành công trình kiến trúc hiện đại với một tầng nằm dưới mặt đất và ba tầng trên mặt đất, nơi đây ra mắt chiếc thang cuốn đầu tiên của thành phố Tân Trúc, từng là ngôi chợ chỉ có một tòa nhà có diện tích lớn nhất cả nước, tuy nhiên đã trở nên sa sút do sự biến đổi của thời đại.

Khi phố xá lên đèn, cửa hàng ở lầu 1 của chợ Cửa Đông hóa thân thành quán ăn đêm.Khi phố xá lên đèn, cửa hàng ở lầu 1 của chợ Cửa Đông hóa thân thành quán ăn đêm.

Năm 2015, một nhóm thầy trò của Trường Đại học Quốc gia Thanh Hoa (National Tsing Hua University) đi vào chợ Cửa Đông bị bỏ hoang đã nhiều năm, họ suy nghĩ và muốn tìm cách để những cánh cửa sắt của các gian hàng lại được mở ra.

“Sự suy tàn của chợ Cửa Đông, có một phần là vì ở ngôi chợ này không thể tạo ra lý do để thu hút mọi người bước vào chợ”. “Nên tôi nghĩ rằng nếu có một đội ngũ vô cùng khác lạ vào đây hoạt động, để mọi người tự quan sát lấy, trong thời buổi này có thể làm được điều gì trong chợ, hay tìm cách để làm sống lại khu chợ.” Anh Trần Hoằng Duy (Chen Hung-wei), người sáng lập KhuiMng Studio cho biết.

Đội ngũ này bắt đầu thử mọi khả năng có thể làm được tại ngôi chợ, họ đã tổ chức hội trại, tọa giảng, các buổi hội thảo nhỏ, chương trình biểu diễn âm nhạc, chiếu phim, quay phim phóng sự, tất cả những gì mà những người lớn tuổi ở đây nghĩ rằng không thể nào xảy ra trong chợ, thì đều được đem ra thử nghiệm.

Đa số các hoạt động này đều được bàn bạc tại phòng khách của “KhuiMng Studio” nằm ở phòng số 3114 trên lầu 3. Ban đầu chủ các sạp hàng trong chợ đều không tin tưởng cho lắm vào việc KhuiMng Studio vào chợ hoạt động, tuy nhiên, cũng nhờ có “Làm được những điều khác xa sự tưởng tượng đối với chợ truyền thống, nên chúng tôi mới thu hút được những người chưa từng bước vào chợ lần nào muốn đi vào trong chợ.” Ngôi chợ ngày càng đông người hơn, cũng khiến cho những chủ kinh doanh rộng lòng đón nhận họ.

Bầu không khí của cửa hàng nằm trong chợ Cửa Đông, dường như thời gian vẫn còn đọng lại ở thế kỷ trước.Bầu không khí của cửa hàng nằm trong chợ Cửa Đông, dường như thời gian vẫn còn đọng lại ở thế kỷ trước.

Năm 2016, trên mỗi cánh cửa sắt vốn đóng chặt bắt đầu có những chuyển biến mới. Dần dần có sự góp mặt của các phòng làm việc, cửa hàng ở tầng trệt cũng phát triển dần thành những quán ăn ban đêm, ngôi chợ truyền thống pha trộn nhiều phong cách văn hóa khác nhau, khiến khu chợ Cửa Đông trở thành điểm nóng du lịch dành cho giới trẻ đến chụp ảnh check-in và thưởng thức món ăn.

Nhóm này vào chợ hoạt động từ năm 2015 đến nay, trong khu chợ Cửa Đông có 17 cánh cửa sắt từng đóng chặt đã được mở lại, trong mỗi một không gian nhỏ có diện tích chỉ khoảng 10 m2, đều ngập tràn cơ hội đổi mới sáng tạo.

 

Nhà cải tiến nghệ thuật Giang Sơn: Tiếp thêm sự phong phú đa dạng cho ngôi thành xưa

Cặp vợ chồng Trương Đăng Nghiêu và Du Nhã Thuần cùng thực hiện và phát triển những việc làm mà họ yêu thích tại Tân Trúc.Cặp vợ chồng Trương Đăng Nghiêu và Du Nhã Thuần cùng thực hiện và phát triển những việc làm mà họ yêu thích tại Tân Trúc.

Nhà cải tiến nghệ thuật Giang Sơn (Jiang Shan Yi Gai Suo) được thành lập hơn 5 năm nay, dần dần đã trở thành diễn đàn quan trọng của Tân Trúc để quan tâm các vấn đề công cộng của địa phương.

Người sáng lập Trương Đăng Nghiêu (Chang Deng-yao) sinh năm 1984, anh có vẻ bề ngoài chín chắn và một tâm hồn già dặn, yêu thích nghệ thuật, văn hóa, và cũng quan tâm đến những vấn đề về lịch sử, xã hội, môi trường.

Ban đầu khi sáng lập Nhà cải tiến nghệ thuật Giang Sơn, anh Trương Đăng Nghiêu cho biết: “Có nhiều thứ mà tôi cảm thấy hứng thú, nhưng ở Tân Trúc không có, nếu không có thì tôi sẽ tự sáng tạo ra”. “Điều mà chúng tôi làm được đó là đưa những gì không thể tiếp xúc được ở Tân Trúc, thông qua không gian này, giúp người dân Tân Trúc biết được có nhiều hoạt động đa dạng như vậy.”

Nhà cải tiến nghệ thuật Giang Sơn giới thiệu rất nhiều sáng tác và biểu diễn thử nghiệm, tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho Tân Trúc. (Ảnh do Nhà cải tiến nghệ thuật Giang Sơn cung cấp)(1)Nhà cải tiến nghệ thuật Giang Sơn giới thiệu rất nhiều sáng tác và biểu diễn thử nghiệm, tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho Tân Trúc. (Ảnh do Nhà cải tiến nghệ thuật Giang Sơn cung cấp)

Kể từ đó khi bạn đến Nhà cải tiến nghệ thuật Giang Sơn thì sẽ được nghe nhạc Jazz hoặc các thể loại âm nhạc thử nghiệm, tham gia hội đọc sách, phát biểu tuyển tập thơ, tham gia tọa giảng, v.v..., dù chỉ là một không gian nho nhỏ, nhưng lại tạo ra một năng lượng rất lớn vượt ngoài trí tưởng tượng.

Anh Trương Đăng Nghiêu cũng biến nơi này trở thành diễn đàn dành cho cư dân địa phương đến tham gia và thảo luận các vấn đề công cộng. Trao đổi giao tiếp là rất quan trọng, anh cho rằng trong giai đoạn quy hoạch nếu có thể để cho càng nhiều người địa phương tham gia thảo luận chính sách công cộng, tạo cho cư dân có một trí tưởng tượng về tương lai, xúc tiến khả năng cùng sáng tạo, sẽ càng làm gia tăng sự đồng cảm của người dân địa phương.

 

Sáng tạo từ cái cũ, trả lại không gian cho người dân

Hãy tới thăm quảng trường cổng thành Cửa Đông vào dịp ngày nghỉ để được trải nghiệm, những gia đình nhỏ mang theo xe đẩy trẻ em đang hưởng thụ bữa ăn của buổi picnic ngoài trời, các em học sinh đang tập nhảy với những điệu nhạc sôi động, trẻ em chạy nhảy, nô đùa tại quảng trường, tiếng cười nói í ới.

Trong không gian hình bầu dục rất dễ chịu thoải mái này, thời trước có đặt tượng đồng của nhân vật chính trị và tháp đồng hồ của tổ chức Lions Club, có vẻ vừa nghiêm túc lại đậm chất chính trị; năm 1999, công trình “Quảng trường Cổng thành Cửa Đông – Trái tim của Tân Trúc” do kiến trúc sư Khưu Văn Kiệt (Jay Chiu) cải tạo, đã một lúc cho dỡ bỏ các kết cấu dư thừa, đồng thời tạo sự liên kết giữa bùng binh vốn bị bít kín, cô lập ở giữa dòng xe cộ với lối đi qua hầm ngầm và công viên dọc theo con hào vốn được sử dụng để bảo vệ thành cổ, ông Khưu Văn Kiệt nói: “Trong thiết kế của tôi đưa dòng di chuyển của người dân thành phố hòa vào với khu thành cổ đậm nét lịch sử, để tạo sự giao thoa giữa cái cũ và cái mới”.

Nhà cải tiến nghệ thuật Giang Sơn giới thiệu rất nhiều sáng tác và biểu diễn thử nghiệm, tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho Tân Trúc. (Ảnh do Nhà cải tiến nghệ thuật Giang Sơn cung cấp)(2)Nhà cải tiến nghệ thuật Giang Sơn giới thiệu rất nhiều sáng tác và biểu diễn thử nghiệm, tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho Tân Trúc. (Ảnh do Nhà cải tiến nghệ thuật Giang Sơn cung cấp)

Kể từ đó, người dân thành phố có thể đi thẳng vào di tích, trở thành một bộ phận của di tích; khoảng không gian được đào sâu xuống dưới tạo ra một sân khấu tựa như Đấu trường La Mã, biến không gian của di tích trở thành sân khấu, tại đây người dân có thể thể hiện vai trò của mình, tạo ra lịch sử.

Ở đầu bên kia của thành phố, con lạch Long Ân đã đồng hành với Tân Trúc hơn 300 năm, năm nay nhờ có phần thiết kế nhẹ nhất, nhỏ nhất của nhóm thiết kế Fieldoffice Architectures, đã khiến bóng dáng của con lạch Long Ân thấp thoáng trong thành phố.

“Thành phố này cần có thêm nhiều không gian để đi bộ.”, nhà thiết kế Dư Tại Hựu (Yu Tsai-yu) cho biết. Chính vì vậy họ tôn cao mặt đất, tạo ra một khoảng không gian rộng rãi và san phẳng mặt đường, để đường đi bộ ít nhất rộng 4 mét, để người dân có thể tản bộ và hoạt động một cách tự do, an toàn.

Sau đó kiến trúc sư dùng đường đi bộ để kết nối các ngõ hẻm, các cửa tiệm, các khu phố, trường học vốn bị ngăn cách ở hai bên bởi con lạch.

Con lạch Long Ân được cải tạo, khiến người dân được tận hưởng những khoảnh khắc thoải mái của ánh nắng, làn gió mát nhè nhẹ hòa cùng tiếng nước chảy róc rách.Con lạch Long Ân được cải tạo, khiến người dân được tận hưởng những khoảnh khắc thoải mái của ánh nắng, làn gió mát nhè nhẹ hòa cùng tiếng nước chảy róc rách.

So với bản đồ cũ của thời kỳ Nhật Bản đô hộ, dòng chảy của con lạch Long Ân hầu như không có thay đổi, đây cũng là nơi đậm nét lịch sử nhất, do đó ông Dư Tại Hựu đã thiết kế khéo léo bằng cách cố gắng tăng thêm cơ hội giao nhau giữa các tuyến đường đi bộ với con lạch, để người dân có thể hiểu thêm về con lạch theo nhiều góc độ.

“Những nhà thiết kế trẻ cố gắng giảm tính vật chất của không gian này xuống tới mức thấp nhất, để khi nhìn vào sẽ cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái.” Kiến trúc sư Hoàng Thanh Viễn (Huang Shengyuan) đã giải thích như thế. Và đây chính là không gian thư giãn để giải tỏa sự căng thẳng của cuộc sống đô thị, là một hành lang xanh dành cho mọi người đi dạo, trò chuyện, suy tư, nghỉ ngơi, một mình hưởng thụ những khoảnh khắc thảnh thơi.

Trí tưởng tượng về viễn cảnh của một thành phố không phải chỉ nói suông mà thôi, Tân Trúc – thành phố có lịch sử lâu đời này, vẫn phải dựa vào sức mạnh của một nhóm người nỗ lực gắn kết những sự đối thoại, cùng đổi mới sáng tạo. Một tương lai tốt đẹp hơn, là sự mong đợi chân thành nhất của họ.̣