Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Thiết kế kiến trúc của Fieldoffice Architects Hòa nhập vào thiên nhiên
2019-03-18

Nhân viên làm việc tại Fieldoffice, thân thiết như người nhà.

Nhân viên làm việc tại Fieldoffice, thân thiết như người nhà.

 

 Văn phòng Liên hiệp Kiến trúc sư Fieldoffice Architects (gọi tắt là Fieldoffice Architects) chính là địa điểm mà đội ngũ chúng tôi sẽ đến khám phá trong ngày hôm nay.

 Ông Huỳnh Thanh Viễn (Huang Sheng-yuan) chủ nhân của Giải thưởng Tổng thống dành cho sự sáng tạo lần thứ 3 và Giải Văn nghệ Quốc gia lần thứ 20. Phải nói là hơn 20 năm nay những giải thưởng mà ông giành được nhiều vô kể xiết. Tuy nhiên, những vòng nguyệt quế từ các giải thưởng trong và ngoài nước cũng không thể nào khiến ông quên được ý nguyện ban đầu. Ngược lại, đã thu hút một đội quân hùng hậu cùng chung chí hướng, bắt tay vào làm những công việc cần làm, không một lời than vãn. Cũng giống như dòng suối lạnh ở Nghi Lan, luôn bình yên không một chút gợn sóng, thế nhưng khi ngâm mình xuống dòng suối, thì cứ như có nguồn năng lượng mạnh mẽ từ từ toát ra không dứt.

 

Chiếc cầu dẫn vào “Nghĩa trang Hoa Anh Đào”, được xây dựng với thời gian 5 năm, thành cầu được thiết kế có độ nghiêng, khiến mọi người có cảm giác như không gian và thời gian đang quay tròn.Chiếc cầu dẫn vào “Nghĩa trang Hoa Anh Đào”, được xây dựng với thời gian 5 năm, thành cầu được thiết kế có độ nghiêng, khiến mọi người có cảm giác như không gian và thời gian đang quay tròn.

Sự khác biệt trong giáo dục lễ giáo

 Ẩn sau cặp kính tròn, đôi mắt của ông Huỳnh Thanh Viễn toát lên một vẻ nhân hậu, hiền hòa. Bố mẹ của ông đều là giáo viên, trí thức nho nhã, thế nhưng ông Huỳnh Thanh Viễn lại là một người rất phóng khoáng, ông nói: “Bố mẹ luôn tôn trọng chúng tôi, xem chúng tôi như bạn bè, giờ đây tôi cũng đối xử với con gái tôi như vậy.” Dùng tấm lòng khoan dung, nhân hậu, một tình cảm bao dung nhất để tiếp thêm sức mạnh cho con gái, nhưng tuyệt nhiên không có một sự ràng buộc nào.

 “Tôi rất cảm ơn bố mẹ tôi đã cho tôi tự do”, ông Huỳnh Thanh Viễn lớn lên trong một môi trường tràn đầy tình thương yêu và sự tôn trọng lẫn nhau, với thành tích xuất sắc tại Trường Trung học Kiến Quốc, thành phố Đài Bắc (Taipei Municipal Jianguo High School), ông đã dễ dàng thi đỗ vào khoa Kiến trúc của Trường Đại học Đông Hải (Tunghai University).

 “Thật ra ngay từ lúc còn rất nhỏ, tôi đã phát hiện trí tưởng tượng của tôi rất phong phú.” Ông Huỳnh Thanh Viễn rất thích chơi cờ tướng, một môn thể thao trí tuệ, thế nhưng lại không phải là một cao thủ trong bộ môn này. Do không có nhà cửa ổn định, cuộc sống bấp bênh cũng trở thành một thú tiêu khiển quen thuộc trong thời niên thiếu của ông. “Từ nhỏ cho đến khi học lên cấp III, gia đình tôi đã chuyển nhà 7 lần.” Trong một không gian nhỏ hẹp, ông Huỳnh Thanh Viễn đã tìm được thú vui len lỏi qua các ngóc ngách. “Tôi phải leo qua giường ngủ của bố mẹ và em gái, mới có thể vượt qua cánh cửa sổ để leo vào nhà vệ sinh có cửa sổ trên mái nhà.”

Ông Huỳnh Thanh Viễn thường tự cho mình là “dân Đài Bắc”, thế mà ông đã bỏ ra hơn 20 năm sinh sống, hít thở bầu không khí của vùng đất Nghi Lan.Ông Huỳnh Thanh Viễn thường tự cho mình là “dân Đài Bắc”, thế mà ông đã bỏ ra hơn 20 năm sinh sống, hít thở bầu không khí của vùng đất Nghi Lan.

 "Ngay từ thời tiểu học, tôi đã giúp bố phác họa sơ đồ hệ thống phát âm ngôn ngữ học.” Cha ông, là giáo sư giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Loan, thường tự hào về người con có tài năng thiên phú này. Vào thời kỳ chưa có video games, “Trò chơi xếp hình là bước khởi đầu cho niềm đam mê của tôi" trong những lần lặp đi lặp lại trò chơi xây dựng, ông không ngừng có những sáng kiến mới, làm phong phú thêm những ngày tháng tự do của mình.

 

Yếu thế không đồng nghĩa với thất bại

 “Từ hồi còn nhỏ, tôi nhận thấy mình tay chân lóng ngóng, một mình không thể nào hoàn thành bất cứ việc gì.” Tuy nhiên, một khi đã nhận biết điểm yếu của bản thân, chấp nhận khuyết điểm đó, thì không còn cảm thấy lo sợ nữa. “Không một ai giỏi toàn diện, mỗi một người đều có sở trường riêng.” Tự trong tâm của ông Huỳnh Thanh Viễn đã cảm nhận được tính quan trọng của tập thể, quý trọng mỗi một thành viên trong nhóm. Văn phòng Kiến trúc sư Huỳnh Thanh Viễn hoạt động từ năm 1994, là một người luôn hòa mình vào vùng đất Nghi Lan, bản thân ông Huỳnh Thanh Viễn giống như một thanh nam châm, vô hình chung đã thu hút một nhóm người có cùng lý tưởng. Đội ngũ của ông phát triển như một quần thể san hô, từ một người đã tăng lên hơn 30 người. Dịp nghỉ hè, sinh viên thực tập và sinh viên làm thêm vào ra liên tục, càng khiến cho văn phòng làm việc trở nên náo nhiệt như một khu chợ phiên.

Mô hình quản lý của Fieldoffice là để cho nhân viên tự phát huy khả năng sáng tạo.Mô hình quản lý của Fieldoffice là để cho nhân viên tự phát huy khả năng sáng tạo.

 Fieldoffice trông giống một ngôi trường và một gia đình hơn là nơi làm việc. “Mặc dù đã hết giờ làm việc, nhưng thông thường chúng tôi vẫn ở lại đến 9, 10 giờ đêm.” Thư ký văn phòng Fieldoffice, anh Vương Hàn Vỹ (Wang Hanwei) vừa cười vừa nói, “mọi người đều ở gần đây, nên dù không phải vì công việc, vẫn nán lại để tán gẫu.” anh Huỳnh Hải Nhu (Huang Hairou), một trong những nhân viên của Fieldoffice, nhà ở tận Nghi Lan, cũng đã chọn thuê nhà gần công ty để được bên cạnh các đồng nghiệp của mình.

 Anh Vương Hàn Vỹ chỉ vào một mô hình cho biết: “Mỗi một dự án đều có một người chịu trách nhiệm chính, cũng sẽ có nhiều người phụ giúp. Tùy theo tiến độ của công trình, vai trò của mỗi người cũng sẽ có sự thay đổi.” Mỗi một “bạn học”, cách gọi thân mật của anh Huỳnh Thanh Viễn dành cho đồng nghiệp, chỉ cần đến làm việc tại Fieldoffice thì đều là nhân tài, có thể chịu trách nhiệm toàn bộ công trình, có thể tiếp xúc và quen thuộc với tất cả các bộ phận. “Đừng nên chỉ huy, hãy để đồng nghiệp tự phát huy khả năng.” Đối với các bạn đồng nghiệp đến từ những huyện thị khác, ông Huỳnh Thanh Viễn đều đi bên cạnh họ, cùng trưởng thành với họ. “Tôi cố gắng dành thời gian đến thăm hỏi gia đình của các đồng nghiệp, tìm hiểu quá trình trưởng thành của họ.” Đây là một thứ tình cảm chân thành, giống như tình anh em ruột thịt. “Tỷ lệ thôi việc của các đồng nghiệp không cao, đa số là do phải tiếp tục đi học, nhưng sau đó lại trở về tiếp tục công việc.” Anh Vương Hàn Vĩ bổ sung thêm. Chỉ cần đã từng làm việc tại Fieldoffice, cho dù đi đến tận chân trời góc bể, đều không thể nào quên được tình cảm trong ngôi nhà này.

Đây là Mô hình “Nhà máy Văn hóa La Đông”, cũng là công trình do các nhân viên của Fieldoffice cùng hợp tác hoàn tất. (Ảnh do Fieldoffice cung cấp)PĐây là Mô hình “Nhà máy Văn hóa La Đông”, cũng là công trình do các nhân viên của Fieldoffice cùng hợp tác hoàn tất. (Ảnh do Fieldoffice cung cấp)

 

Chân thành mới là tình cảm bền vững

 Ông Huỳnh Thanh Viễn thường tự cho mình là “dân Đài Bắc”, thế mà ông đã bỏ ra hơn 20 năm sống tại Nghi Lan, hít thở bầu không khí tại vùng đất này. Tình cảm mãnh liệt của ông dành cho Nghi Lan được thể hiện qua hành động mang sức sống đến cho vùng đất khô cằn.

 Xây dựng các kiến trúc mang giá trị nhân văn và đưa những thành quả này hòa nhập vào thiên nhiên, Fieldoffice đã làm được điều đó. Trung tâm phục vụ du khách Tráng Vi (Zhuangwei Dune Visitor Center) được mọi người nói đùa giống như mô hình Gundam, khai trương trong năm 2018, đã mời đạo diễn Thái Minh Lượng (Tsai Ming-Liang) đảm nhiệm chức vụ tư vấn thiết kế tổ chức triển lãm, một không gian rộng lớn được tạo thành từ những điểm nối hình cầu, trông giống như một vũ trụ thu nhỏ. “Kiến trúc không nhất thiết phải có một chức năng cố định, mà hãy để thiên nhiên và người sử dụng đặt nó vào vị trí cần thiết.” Ông Huỳnh Thanh Viễn nói.

SĐạo diễn Thái Minh Lượng tổ chức cuộc triển lãm “Người bộ hành – Thái Minh Lượng” tại “Trung tâm phục vụ du khách Tráng Vi”, khiến khách tham quan có cảm giác giống như đang xem phim trên bãi biển.Đạo diễn Thái Minh Lượng tổ chức cuộc triển lãm “Người bộ hành – Thái Minh Lượng” tại “Trung tâm phục vụ du khách Tráng Vi”, khiến khách tham quan có cảm giác giống như đang xem phim trên bãi biển.

 Xây dựng theo địa hình nhấp nhô của các đụn cát trong tự nhiên, tuyệt đối không phô trương khoe khoang, Trung tâm phục vụ du khách đã trả lại sự yên tĩnh cho du khách và thiên nhiên. Từ chiếc kính viễn vọng cao chót vót, đã khéo léo thu gọn đại dương vào tầm mắt. Một cảm giác tự tại theo thiên nhiên, đã khiến cho đạo diễn Thái Minh Lượng vô cùng kinh ngạc, đây chính là ước mơ mà ông đã tìm kiếm từ lâu, đã thực sự xuất hiện ngay trước mắt.

 Qua sự giúp đỡ của ông Huỳnh Thanh Viễn, Nhà bảo tàng Hầm trú ẩn máy bay ném bom Kamikaze (Kamikaze Aircraft Shelter Museum) đã tiếp tục được bảo tồn, cho dù lịch sử có đen tối như thế nào, thì nó vẫn đang tồn tại, chúng ta không cần phải tránh né, mà phải thản nhiên đối diện.

 Fieldoffice đã thông qua kết cấu của các công trình kiến trúc, nói lên những khó khăn gian khổ của người đi trước, nhìn mạch câu chuyện tưởng như bình thường, nhưng bên trong lại bao hàm một ý nghĩ rất sâu xa.

Chiếc cầu dẫn vào “Nghĩa trang Hoa Anh Đào” với thiết kế theo dáng thon dài, tạo cảm giác rất hiện đại hóa. (Ảnh do Fieldoffice cung cấp)Chiếc cầu dẫn vào “Nghĩa trang Hoa Anh Đào” với thiết kế theo dáng thon dài, tạo cảm giác rất hiện đại hóa. (Ảnh do Fieldoffice cung cấp)

 “Thật sự thì tôi không hài lòng tính cách của mình”, trong ánh mắt của người khác, ông Huỳnh Thanh Viễn là một con người rất cá tính, chỉ thích làm theo ý mình, không dễ thỏa hiệp, luôn kiên trì theo đuổi chân-thiện-mỹ, nếu không cẩn thận, rất dễ đi ngược lại với khuôn khổ đạo đức, lễ nghi trong xã hội.

 “Đằng sau sự lễ phép, thật ra ẩn chứa rất nhiều sự việc. Có thể là muốn tự do bác bỏ ý kiến của người khác, hoặc cũng có thể lên tiếng vì sự công bằng.” Ông Huỳnh Thanh Viễn không muốn đối phó một cách giả tạo, mà muốn tìm kiếm một sự đối đãi chân thành. Trong quá trình trưởng thành, số phận luôn an bài cho ông gặp phải những lời chỉ trích rất vô tình, phải nói trong giai đoạn phát triển, khi vẫn chưa phân biệt được đúng sai, thì hầu như ông thường hay gặp phải những vấn đề này. Mặc dù luôn gặp những trắc trở, nhưng với tính tình thẳng thắn, quang minh chính đại, ông luôn bày tỏ, bộc lộ những quan điểm của mình cho mọi người cùng biết.

 Chẳng hạn như vị trí xây dựng dự án tu sửa Hệ thống kênh đào dẫn nước ở Nghi Lan, ông Huỳnh Thanh Viễn không yêu cầu nhiều, đơn giản chỉ là muốn trả lại diện mạo nguyên sơ cho thành phố. Dùng quan niệm công bằng để đối đãi với dòng sông, nơi đã luôn nuôi dưỡng người dân Nghi Lan bao đời nay.

Một môi trường thân thiện với nhiều phương tiện tiện lợi của “Nhà phúc lợi xã hội Nghi Lan”, đem đến một trải nghiệm thân thuộc cho người sử dụng. (Ảnh do Fieldoffice cung cấp)Một môi trường thân thiện với nhiều phương tiện tiện lợi của “Nhà phúc lợi xã hội Nghi Lan”, đem đến một trải nghiệm thân thuộc cho người sử dụng. (Ảnh do Fieldoffice cung cấp)

 

Dùng trí tuệ tạo nên nguồn phúc lợi

 Lật lại trang sử các công trình kiến trúc của Fieldoffice, trong số hơn 50 dự án thì nguyện vọng quan trọng nhất chính là sự quan tâm. Từ Viện dưỡng lão Trúc Lâm (Julin) ở Tiêu Khê (Jiaoxi) hoàn thành năm 1995, Viện dưỡng lão Đại Châu (Da Zhou) ở Nghi Lan (Yilan), Trung tâm Khởi Trí St. Camillus dành cho những người khuyết tật, Viện dưỡng lão St. Camillus, v.v... Fieldoofice đã đầu tư tất cả tâm huyết vào các công trình này. “Bất cứ ai rồi cũng sẽ có lúc đau yếu, nên để cho người lớn tuổi tận hưởng được sự tôn trọng tuyệt đối nhất.” Phải giải quyết tất cả các vấn đề về nhu cầu chăm sóc, làm thế nào để xây dựng một không gian thích hợp, đó chính là mục tiêu quan trọng trong tương lai.

 Sự nỗ lực của Fieldoffice đã truyền lan khắp thị trấn, làng xã ở Nghi Lan. Một văn phòng làm việc mang tính đại diện như vậy, thế mà thường xuyên gặp phải tình huống khó khăn, thiếu hụt tài chính, đây là điều khó mà tưởng tượng được.

Qua sự giúp đỡ của ông Huỳnh Thanh Viễn, “Nhà bảo tàng Hầm trú ẩn máy bay ném bom Kamikaze” (Kamikaze Aircraft Shelter Museum) được tiếp tụcQua sự giúp đỡ của ông Huỳnh Thanh Viễn, “Nhà bảo tàng Hầm trú ẩn máy bay ném bom Kamikaze” (Kamikaze Aircraft Shelter Museum) được tiếp tục

 Do là các công trình công cộng, nên dự toán kinh phí cũng có phần bị hạn chế. “Thế mà thầy vẫn kiên quyết nghiên cứu theo bản chất tự nhiên sẵn có và không ngừng sửa đổi cho phù hợp hơn, có đôi lúc khi đến hiện trường, thầy đi dạo quanh một vòng, lại đưa ra ý tưởng cần phải sửa đổi.” Các bạn trẻ trong văn phòng vừa rất nhiệt tình, vừa như kể lể những nỗi khổ của họ.

 Giám đốc công trình Dương Chí Trọng (Yang Chih – zhong), một đồng nghiệp làm việc chung với ông Huỳnh Thanh Viễn hơn 20 năm, cầm trên tay chiếc máy tính, tay bấm lia lịa tính toán về tổng giá vốn của dự án. Mặc dù biết rằng, mỗi một lần chỉnh sửa đều cần đến kinh phí, biết là nhiệm vụ khó hoàn thành nhưng vẫn nỗ lực tiến hành. “Mỗi một giai đoạn trong đời người, đều có một việc rất đáng để làm.” Đối diện với một dự án yêu thích nhất, ông Huỳnh Thanh Viễn hy vọng mọi người đều phải nỗ lực hết mình.

 Các công trình do Fieldoffice bao thầu đa số là công trình công cộng, tự trong tâm của mỗi người đều cảm nhận được chính trị là một công cụ có thể tạo ra phúc lợi cho người dân, cho dù ai là người lên nắm quyền, đều không nên quên nguyện vọng ban đầu, nhất định phải lựa chọn điều kiện tốt nhất cho toàn dân.

Ảnh do Fieldoffice cung cấpẢnh do Fieldoffice cung cấp

 Có trong tay tấm bằng Thạc sĩ của Trường đại học Yale, từng làm việc tại Văn phòng Kiến trúc sư Eric O. Moss, một văn phòng xây dựng rất nổi tiếng ở Mỹ, công trình kiến trúc của ông nhận được rất nhiều sự khẳng định, tán thưởng trên thế giới, dưới sự dẫn dắt của ông Huỳnh Thanh Viễn, con đường phát triển của Fieldoffice rất có thể sẽ rộng lớn hơn, thế nhưng với một nội tâm hướng về với cội nguồn, một sứ mệnh thừa kế những điều tốt đẹp, muốn thế hệ mai sau ôm trọn những giấc mơ hy vọng, cho dù phải đối diện với nhiều khó khăn đang vây quanh, thế nhưng ông vẫn vui vẻ đón nhận.

 Nhìn những đồng nghiệp đáng yêu đang làm việc tại Fieldoffice, tự nhiên trong đôi mắt của ông Huỳnh Thanh Viễn toát lên một vẻ trìu mến. “Tôi tin vào tất cả mọi thứ, không có một sự khác biệt nào.”. Trong thâm tâm, ông cho rằng chỉ cần nhiệt tình làm việc, không làm trái lương tâm, ông Trời sẽ nhìn thấy, mọi người cũng sẽ nhìn thấy.