Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Rượu vang “Vino Formosa Rosso” của Đài Loan giành chứng nhận huy chương vàng tại Cuộc thi Rượu vang Thế giới Paris lần thứ 25
2019-03-08

Sản phẩm rượu vang mang tên “Vino Formosa Rosso” được làm từ giống nho đỏ trồng ở Đài Loan của Nông trường Thụ Sinh (Đài Trung) đã giành được chứng nhận huy chương vàng của Cuộc thi Rượu vang Thế giới Paris lần thứ 25 (Ảnh do Giáo sư Trần Thiên Hạo, Đại học Quản lý Khách sạn và Du lịch Cao Hùng cung cấp)

Sản phẩm rượu vang mang tên “Vino Formosa Rosso” được làm từ giống nho đỏ trồng ở Đài Loan của Nông trường Thụ Sinh (Đài Trung) đã giành được chứng nhận huy chương vàng của Cuộc thi Rượu vang Thế giới Paris lần thứ 25 (Ảnh do Giáo sư Trần Thiên Hạo, Đại học Quản lý Khách sạn và Du lịch Cao Hùng cung cấp)
 

 Theo quy định của Tổ chức Nho và Rượu vang Quốc tế (OIV), từ ngày 1/3 đến ngày 5/3/2019, Hiệp hội sản xuất rượu vang Pháp (Union des Oenologues de France) đã tổ chức Cuộc thi Rượu vang Thế giới Paris lần thứ 25 (Vinalines Internationales). Năm nay có 3.340 loại rượu vang từ 45 quốc gia đến tham dự cuộc thi.
 

 Ban giám khảo đã công bố kết quả cuộc thi vào ngày 7/3, sản phẩm rượu vang mang tên “Vino Formosa Rosso” được làm từ giống nho đỏ trồng ở Đài Loan của Nông trường Thụ Sinh (Đài Trung) đã giành được chứng nhận huy chương vàng. Giáo sư Trần Thiên Hạo ở khoa Quản lý Ẩm thực, Đại học Quản lý Khách sạn và Du lịch Cao Hùng – chuyên gia nghiên cứu công nghệ sản xuất rượu vang – đã đại diện nhãn hiệu lên nhận giải thưởng.
 

 Trong 5 ngày diễn ra cuộc thi, Ban Giám khảo gồm khoảng 130 chuyên gia các nước đánh giá từng mẫu rượu bằng cách thưởng thức mà không được biết tên nhãn rượu. Các sản phẩm đạt thành tích từ 82 điểm đến 100 điểm sẽ được trao chứng nhận huy chương bạc hoặc huy chương vàng.
 

 “Vino Formosa Rosso” được sản xuất từ giống nho đen “Black Queen” của Nhật Bản. Loại nho này chịu được nhiệt độ và độ ẩm cao, thích hợp với khí hậu Đài Loan, thu hoạch ổn định. Nhiều năm qua, Giáo sư Trần Thiên Hạo đã hợp tác với cha con ông Hồng Cát Bội của Nông trường Thụ Sinh (She Sheung) để cải tiến công nghệ sản xuất rượu, dùng phương pháp xử lý nhiệt, cho rượu vang sau khi đã thêm Brandy để cường hóa vào các thùng gỗ sồi và bảo quản trên 5 năm. Sau khi bốc hơi tự nhiên, mỗi thùng chỉ còn lại khoảng 100 lít, sản lượng rất ít.
 

 Giáo sư Trần Thiên Hạo cho biết: Đây là thành tích của gia đình ông Hồng Cát Bội sau 14 năm vất vả vun trồng, đồng thời cũng chứng minh rằng “Cây trồng Đài Loan nhất định có thể tạo ra được sản phẩm rượu mang hương vị Đài Loan đạt đẳng cấp thế giới”.

 

(Nguồn: Hãng tin Trung ương CNA)