Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Bộ Khoa học Kỹ thuật công bố hai thành quả nghiên cứu mới: Nâng cao mức độ an toàn truyền máu và chất lượng an toàn thực phẩm

Ngày 13/3/2019, Bộ Khoa học và Kỹ thuật đã tổ chức buổi họp báo công bố hai ứng dụng nghiên cứu lớn, nâng cao sự an toàn trong truyền máu và chất lượng an toàn thực phẩm cho người dân. Giáo sư trợ lý Hoàng Trinh Hàn của trường Đại học Trung Ương (người đầu tiên, bên trái), Thứ trưởng thường trực Bộ Khoa học Kỹ thuật (MOST)-ông Hứa Hữu Tiến (thứ 3, bên trái) và Giáo sư Trương Ung, trường Đại học Trung Nguyên (thứ 2, bên phải) đã đến dự buổi họp báo (Ảnh: MOST)

Ngày 13/3/2019, Bộ Khoa học và Kỹ thuật đã tổ chức buổi họp báo công bố hai ứng dụng nghiên cứu lớn, nâng cao mức độ an toàn truyền máu và chất lượng an toàn thực phẩm cho người dân. Giáo sư trợ lý Hoàng Trinh Hàn của trường Đại học Trung Ương (người đầu tiên, bên trái), Thứ trưởng thường trực Bộ Khoa học Kỹ thuật (MOST)-ông Hứa Hữu Tiến (thứ 3, bên trái) và Giáo sư Trương Ung, trường Đại học Trung Nguyên (thứ 2, bên phải) đã đến dự buổi họp báo (Ảnh: MOST)
 

 Ngày 13/3/2019, Bộ Khoa học và Kỹ thuật đã tổ chức buổi họp báo công bố hai ứng dụng nghiên cứu lớn, nâng cao mức độ an toàn truyền máu và chất lượng an toàn thực phẩm cho người dân. Máy lọc máu giảm bạch cầu được phát triển bởi nhóm nghiên cứu do Giáo sư Trương Ung thuộc trường Đại học Trung Nguyên hướng dẫn là thiết bị có hiệu quả lọc máu và giảm tỷ lệ bạch cầu tốt nhất trong số các sản phẩm cùng loại hiện nay; không những thế, đây là sản phẩm được phát triển và sản xuất hoàn toàn ở trong nước, đạt chứng nhận cho phép lưu thông trên thị trường của FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) vào cuối năm 2018. Bộ dụng cụ kiểm tra nhanh chất gây dị ứng thực phẩm – do Giáo sư trợ lý Hoàng Trinh Hàn, trường Đại học Trung Ương hoàn thành từ khâu chứng minh ý tưởng cho đến khâu phát triển – có thể giải quyết được vấn đề các dụng cụ kiểm tra được bán trên thị trường hiện nay không thể xác định được hàm lượng chất gây dị ứng một cách chính xác và kịp thời. Chỉ sau 2 phút kiểm tra, bộ dụng cụ kiểm tra này đã mang lại kết quả chính xác như được xét nghiệm ở phòng thí nghiệm của trường Đại học Trung Ương.
 

 Trong quá trình truyền máu, nếu bạch cầu của người hiến máu theo máu đi vào cơ thể người nhận, tùy vào tình hình sức khỏe của người nhận máu sẽ xảy ra các tác dụng phụ và biến chứng khác nhau. Hiện nay đã có hơn 20 quốc gia có nền y tế tiên tiến trên thế giới thông qua đạo luật giảm bạch cầu khi truyền máu, đưa việc giảm bạch cầu vào quy trình tất yếu khi truyền máu. Theo quy định luật pháp hiện hành tại Mỹ và châu Âu, máy lọc máu cần đạt hiệu quả giảm trên 99,9% tế bào bạch cầu mới đạt được tiêu chuẩn an toàn truyền máu.
 

 “Chương trình phát triển thành quả nghiên cứu” do Bộ Khoa học Kỹ thuật phát động từ năm 2011, “Công ty Công nghệ sinh học PuriBlood” - Công ty khởi nghiệp kỹ thuật màng mỏng của Giáo sư Trương Ung (Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu và phát triển kỹ thuật màng mỏng, Đại học Trung Nguyên) đã nghiên cứu và phát triển “Loạt sản phẩm máy lọc máu, giảm bạch cầu loại chống đông máu”. Chỉ cần sử dụng thiết bị lọc bằng màng mỏng là có thể giúp cho nhân viên y tế lọc chính xác, loại bỏ các tế bào bạch cầu trong máu người, không chỉ cải thiện rõ rệt độ an toàn trong truyền máu, mà còn làm giảm khoản chi phí y tế lớn dùng để điều trị những biến chứng do việc truyền máu gây ra.
 

 Công ty Công nghệ sinh học PuriBlood được thành lập năm 2016, cũng trong năm này, công ty đã vinh dự giành “Giải thưởng sáng tạo quốc gia lần thứ 13” - giải thưởng cho doanh nghiệp mới khởi nghiệp. Sản phẩm của công ty được nghiên cứu và phát triển hoàn toàn bởi các đơn vị học thuật Đài Loan. Năm 2017, công ty hoàn thành việc xây dựng nhà máy sản xuất máy lọc máu, giảm bạch cầu tự động hóa đầu tiên của Đài Loan tại Khu Công nghệ cao Tân Trúc, thông qua chứng nhận ISO 13485, đồng thời tháng 11/2018 được FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) cấp giấy phép đưa sản phẩm máy lọc hồng cầu, giảm bạch cầu 510K lưu thông trên thị trường.
 

 Giáo sư trợ lý Hoàng Trinh Hàn của Đại học Trung Ương đã đến Trường Y khoa Havard và Bệnh viện Đa khoa Massachusetts để làm nghiên cứu sau tiến sĩ. Sau khi về nước, ông được chương trình phát triển của Bộ khoa học Kỹ thuật tiếp tục hỗ trợ trong việc sản xuất nguyên mẫu “Thiết bị kiểm tra chất gây dị ứng của mạng thông minh an toàn thực phẩm” và thành lập đội ngũ công nghệ cảm biến ưu thế Đài Loan (TFT). Công nghệ mấu chốt gồm bộ dụng cụ chiết xuất và cảm ứng chất gây dị ứng cùng thiết bị đọc tín hiệu chất gây dị ứng rất tiện mang theo, kết hợp với APP trên điện thoại thông minh, giúp người dùng không cần trải qua quá trình đào tạo phức tạp, chỉ cần kết hợp điện thoại thông minh cá nhân để tiến hành đo tại chỗ, cung cấp dụng cụ tiện lợi để kiểm tra nhanh chóng và chính xác chất gây dị ứng thực phẩm với kết quả kiểm tra có độ nhạy cao tương đương như thiết bị trong phòng thí nghiệm mà chỉ mất có 2 phút.
 

 Hiện nay, bộ dụng cụ này có thể sử dụng để kiểm tra 6 chất gây dị ứng chính trong các loại thực phẩm có mặt trên thị trường, ví dụ như: Gluten, lạc (đậu phộng), sữa bò, trứng gà, v.v… Trong tương lai có thể sẽ mở rộng ứng dụng vào việc kiểm tra các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm khác như hormone môi trường, thuốc bảo vệ thực vật, độc tố trong ngộ độc thực phẩm và theo dõi giám định DNA từ các nguồn thực phẩm thượng nguồn, v.v...
 

 Bộ dụng cụ đã được chọn là một trong những sản phẩm tham dự Triển lãm Điện tử tiêu dùng Mỹ (CES) năm nay. Lấy chất gây dị ứng Gluten làm ví dụ, do độ nhạy của bộ dụng cụ cao hơn nhiều so với các tiêu chuẩn pháp quy của Mỹ nên đã nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý và tìm hiểu.