Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Nghiên cứu và phát triển ứng dụng APP xuyên quốc gia của học giả Đài Loan giúp người dùng xác định nhận thức về giới trong phim ảnh
2019-03-18

Theo lời mời của Quỹ Friedrich-Ebert-Stiftung (Đức), học giả Đài Loan Trần Nghi Thanh và 5 thành viên nữ từ các nước châu Á đã tiến hành hợp tác xuyên quốc gia để nghiên cứu và phát triển ứng dụng (APP) phim ảnh mang tên Mango Meter, giúp người dùng đánh giá nhận thức về giới trong phim ảnh (Ảnh: You Tube)

Theo lời mời của Quỹ Friedrich-Ebert-Stiftung (Đức), học giả Đài Loan Trần Nghi Thanh và 5 thành viên nữ từ các nước châu Á đã tiến hành hợp tác xuyên quốc gia để nghiên cứu và phát triển ứng dụng (APP) phim ảnh mang tên Mango Meter, giúp người dùng đánh giá nhận thức về giới trong phim ảnh (Ảnh: You Tube)
 

 Theo lời mời của Quỹ Friedrich-Ebert-Stiftung (Đức), học giả Đài Loan Trần Nghi Thanh và 5 thành viên nữ từ các nước châu Á đã tiến hành hợp tác xuyên quốc gia để nghiên cứu và phát triển một ứng dụng (APP) phim ảnh mang tên Mango Meter. Hy vọng với cách thức đi vào đời sống sẽ giúp khán, thính giả đánh giá và suy ngẫm về văn hóa đại chúng, làm thế nào thể hiện những hình ảnh về giới.
 

 Tháng 2 năm nay, tại Jakarta đã ra mắt ứng dụng phim ảnh đầu tiên trên thế giới về chủ nghĩa nữ quyền mang tên Mango Meter. Mango Meter tham khảo các chỉ số nhận thức về giới khi đánh giá tác phẩm điện ảnh của Mỹ và châu Âu. Xuất phát từ quan điểm của châu Á, kết hợp nhận thức về giới của các dân tộc và giai cấp để phát triển thành 11 vấn đề. Người dùng đánh giá nhận thức về giới trong phim ảnh các nước bằng cách cho điểm từ 1 đến 5 “trái xoài” cho mỗi câu hỏi. Sau khi thống kê, mỗi bộ phim sẽ nhận được tổng số điểm từ 1 trái xoài (“phim ghét phụ nữ”) cho đến 5 trái xoài (“phim về chủ nghĩa nữ quyền”).
 

 Là phương tiện tuyên truyền văn hóa chủ đạo, phim ảnh thường thầm lặng gieo mầm những giá trị nhất định vào tâm trí công chúng. Đối mặt với giá trị chủ đạo lấy Bắc Mỹ và Tây Âu là trung tâm, các học giả hy vọng Mango Meter sẽ giúp người dùng suy ngẫm vấn đề quan niệm về giới trong đó ảnh hưởng tới xã hội châu Á như thế nào, đồng thời hy vọng thông qua quá trình đánh giá đại chúng mang tính dân chủ của Mango Meter sẽ thay đổi một cách tích cực các giá trị giới được định hình bởi ngành công nghiệp điện ảnh như Holywood và Bolywood.
 

 Mango Meter được công chúng đánh giá công khai; tuy nhiên, 6 nhà phát triển ứng dụng sẽ lấy “Đánh giá trái xoài” (Mango Review) để làm đối chiếu giữa chuyên gia chủ nghĩa nữ quyền với quan điểm đại chúng. Hiện nay họ vẫn liên tiếp mời các chuyên gia học giả gia nhập thành viên “Đánh giá trái xoài”.
 

 6 người làm công tác về chủ nghĩa nữ quyền châu Á, phát triển ứng dụng Mango Meter có các công việc khác nhau, ngoài bà Trần Nghi Thanh công tác trong giới học thuật, các thành viên khác gồm có tổng biên tập tạp chí trực tuyến, nhà công tác phong trào xã hội, giảng viên đại học, nhà văn và nhạc sĩ, v.v…
 

 So với Đài Loan là quốc gia cởi mở đối với nhận thức về giới, Mango Meter chọn Jakarta (Indonesia) để ra mắt ứng dụng và hỗ trợ nhiều ngôn ngữ. Bà Trần Nghi Thanh nói, việc thúc đẩy chủ nghĩa nữ quyền ở một đất nước truyền thống như Indonesia thực sự gặp rất nhiều thách thức, nhưng thủ đô Jakarta lại tập trung rất nhiều tổ chức quốc tế; vì vậy, trào lưu chủ nghĩa nữ quyền ở nước sở tại không lạc hậu hơn so với chúng ta tưởng tượng mà ngược lại còn có khả năng kết nối với cộng đồng quốc tế mạnh mẽ hơn Đài Loan.

 Mango Meter là một trong những thành quả của dự án toàn cầu trong 2 năm mang tên “Chủ nghĩa nữ quyền chính trị vì một tương lai tốt đẹp hơn” (Political Feminism for a Better Future) do Quỹ Friedrich-Ebert-Stiftung (FES) khởi xướng. Chương trình này sẽ kết thúc vào tháng 6 năm nay. Bà Trần Nghi Thanh hy vọng có thể tăng số người dùng nhiều nhất có thể trước khi kết thúc dự án để trên cơ sở có số lượng hội viên đầy đủ, sẽ tiếp tục tìm kiếm các nguồn tài trợ và không ngừng phát huy sức ảnh hưởng của ứng dụng này.

 

(Nguồn: Hãng tin Trung ương CNA)