Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Học sinh Đài Loan giành Giải vàng Triển lãm Khoa học Italy 2019 và Giải đặc biệt về Khoa học và Công trình Yale
2019-03-22

Học sinh Khưu Hoằng Tường (thứ 2, bên phải) với tác phẩm “Ứng dụng GAN để thực hiện chuyển đổi font chữ” đã giành được 2 giải thưởng: Giải đặc biệt về Khoa học và Công trình Yale và Giải vàng Triển lãm Khoa học Italy (Ảnh do Trung tâm Văn hóa Khoa học Đài Loan cung cấp)

Học sinh Khưu Hoằng Tường (thứ 2, bên phải) với tác phẩm “Ứng dụng GAN để thực hiện chuyển đổi font chữ” đã giành được 2 giải thưởng: Giải đặc biệt về Khoa học và Công trình Yale và Giải vàng Triển lãm Khoa học Italy (Ảnh do Trung tâm Văn hóa Khoa học Đài Loan cung cấp)
 

 “Triển lãm Khoa học Quốc tế Đài Loan 2019” (TISF) vừa kết thức vào tháng 1 năm nay đã chọn ra các nhà khoa học trẻ Đài Loan đại diện quốc gia tham dự một loạt các cuộc thi khoa học quốc tế. Ngày 19/3, tin vui đầu tiên đã được báo về, tại “Triển lãm Khoa học Italy” (I giovani e le scienze) tổ chức tại Milano (Italy) năm nay, học sinh Khưu Hoằng Tường của trường Trung học Kiến Quốc (Đài Loan) đã giành được 2 giải thưởng: Giải đặc biệt về Khoa học và Công trình Yale và Giải vàng Triển lãm Khoa học Italy.
 

 Triển lãm Khoa học Italy có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với cuộc thi nổi tiếng nhất châu Âu là Cuộc thi Liên minh châu Âu dành cho các nhà khoa học trẻ (EUCYS), đến nay Triển lãm Khoa học Italy đã tổ chức được hơn 30 khóa với tôn chỉ giúp cho giới trẻ đến gần hơn với khoa học, đồng thời gợi mở các nghiên cứu sáng tạo và tinh thần hợp tác giữa các học sinh, sinh viên, triển lãm có mức độ cạnh tranh rất cao. Triển lãm Khoa học Italy năm nay được tổ chức từ ngày 26/3 đến ngày 18/3/2019 tại Milano với sự tham dự của các đại diện học sinh, sinh viên từ 14 tuổi đến 21 tuổi ở khắp các khu vực của Italy, ngoài ra còn mời các nhà khoa học trẻ tài năng của các nước đến tham dự phần thi dành cho các đội nước ngoài.
 

 Tác phẩm “Ứng dụng GAN để thực hiện chuyển đổi font chữ” của em Khưu Hoằng Tường, đại diện Đài Loan được đánh giá rất cao. Sáng tạo ra font chữ cho tiếng Hoa là công việc rất khó khăn và mất nhiều thời gian, Theo thống kê, muốn tạo ra một font chữ tiếng Hoa phù hợp tiêu chuẩn, nhà thiết kế phải thiết kế thủ công cho hơn 26.000 chữ Hán, thông thường cần từ 4 năm đến 5 năm, thậm chí còn lâu hơn thế để hoàn thành. Em Khưu Hoằng Tường hy vọng có thể đơn giản hóa quá trình này nhờ phương thức deep learning (học sâu), tác phẩm nghiên cứu chính là sự phát triển và tối ưu hóa mô hình deep learning. Trong tác phẩm của em, nhà thiết kế sẽ thiết kế thủ công một số chữ, ví dụ khoảng 2.000 chữ, còn lại 24.000 chữ sẽ dùng mô hình deep learning để chuyển đổi, như vậy sẽ giảm được phần lớn thời gian và công sức cần dùng cho việc sáng tạo thể chữ.
 

 Trưởng đoàn đại biểu Đài Loan – Chủ nhiệm Phòng thư ký Trung tâm Văn hóa Khoa học Đài Loan – ông Tăng Thông Bang cho biết: “Tác phẩm của em Khưu Hoằng Tường giành được 2 giải thưởng: Giải đặc biệt về Khoa học và Công trình Yale và Giải vàng Triển lãm Khoa học Italy, thể hiện đầy đủ thực lực của học sinh Đài Loan trong việc tập trung và phát triển sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin.