Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Viện Nghiên cứu Trung ương công bố phát hiện lớn trong lịch sử ngành thiên văn học vào lúc 10 giờ tối 10/4/2019
2019-04-10

Vào lúc 9 giờ 5 phút tối 10/4/2019, Viện Nghiên cứu Trung ương (AS) sẽ công bố một phát hiện lớn trong lịch sử ngành thiên văn học – thành quả nghiên cứu của chương trình “Kính thiên văn Chân trời sự kiện” (Event Horizon Telescope, EHT), đồng thời sẽ cùng lúc tổ chức họp báo tại 6 địa điểm trên thế giới (Ảnh: AS)

Vào lúc 9 giờ 5 phút tối 10/4/2019, Viện Nghiên cứu Trung ương (AS) sẽ công bố một phát hiện lớn trong lịch sử ngành thiên văn học – thành quả nghiên cứu của chương trình “Kính thiên văn Chân trời sự kiện” (Event Horizon Telescope, EHT), đồng thời sẽ cùng lúc tổ chức họp báo tại 6 địa điểm trên thế giới (Ảnh: AS)
 

 Vào lúc 9 giờ 5 phút tối 10/4/2019, Viện Nghiên cứu Trung ương (AS) sẽ công bố một phát hiện lớn trong lịch sử ngành thiên văn học – thành quả nghiên cứu của chương trình “Kính thiên văn Chân trời sự kiện” (Event Horizon Telescope, EHT), đồng thời sẽ cùng lúc tổ chức họp báo tại 6 địa điểm trên thế giới, trong đó có thành phố Đài Bắc.
 

 Sự kiện này sẽ kết nối với 5 địa điểm khác trên thế giới và do Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung ương – ông Liêu Tuấn Trí đích thân chủ trì chương trình, các nhà khoa học trực tiếp tham gia dự án là Keiichi Asada và Masanori Nakamura ở Trung tâm nghiên cứu Thiên văn học và Vật lý thiên văn thuộc Viện Nghiên cứu Trung ương (ASIAA) sẽ giới thiệu tóm tắt sự kiện. Toàn bộ chương trình họp báo sẽ được phát trực tuyến trên trang fanpage Facebook của Viện Nghiên cứu Trung ương. 5 địa điểm khác trên thế giới gồm: Washington (Mỹ), Santiago (Chile), Brussels (Bỉ), Tokyo (Nhật Bản) và Thượng Hải (Trung Quốc).
 

 Theo thông tin bên lề, phát hiện lớn này là chương trình “Kính thiên văn Chân trời sự kiện” đã chụp được bức ảnh đầu tiên về hố đen trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Trung ương cho đến nay vẫn “miệng kín như bưng” khi trả lời phỏng vấn về kết quả nghiên cứu, không chịu xác nhận thông tin với lý do đã ký kết thỏa thuận bảo mật.
 

 Cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa – bà Long Ứng Đài đã bày tỏ trên Facebook: Chương trình “Kính thiên văn Greenland” do Trung tâm nghiên cứu Thiên văn học và Vật lý thiên văn thuộc Viện Nghiên cứu Trung ương phụ trách bắt đầu thực hiện quan sát từ năm 2017; năm 2018 cùng quan trắc trực tuyến với “Kính thiên văn quan sát bước sóng dưới millimeter” (SMA) ở Hawaii và “Kính thiên văn vô tuyến millimeter và dưới millimeter Atacama” (ALMA) ở Chile. Vì vậy, Đài Bắc cũng là một trong những thành phố được kết nối.
 

 Khả năng phân giải của “Kính thiên văn Chân trời sự kiện” cũng giống như “đứng ở bờ Đông nước Mỹ nhìn thấy một đồng xu ở bờ Tây nước Mỹ hoặc người ở New York nhìn thấy lỗ golf ở Los Angeles”.
 

 Nếu Trái Đất bị ép lại thành một hố đen thì đường kính của hố đen ấy là vào khoảng 17,4mm, nhỏ hơn cả đồng tiền 1 xu. Nếu mặt trời bị ép lại thành hố đen thì sẽ có kích thước của một ngôi làng nhỏ với đường kính 5,84km.
 

Trang web phát trực tuyến của buổi họp báo:

Kênh Youtube của Viện Nghiên cứu Trung ương:
https://www.youtube.com/channel/UCPk594oZYMU4Eak7By5wHyQ
 

Facebook của Viện Nghiên cứu Trung ương:
https://www.facebook.com/sinicaedu/

(Nguồn: Hãng tin Trung ương CNA)