Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Đài Loan - Quốc gia thân thiện với người ăn chay Phong cách sống thân thiện với Trái Đất
2019-05-20

Trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh ở Paris, Zhang Youzhen diễn thuyết với tư cách là tổng triệu tập Cộng đồng “Thứ Hai không ăn thịt” của Đài Loan.(Ảnh : Zhang Youzhen cung cấp)

Trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh ở Paris, Zhang Youzhen diễn thuyết với tư cách là tổng triệu tập Cộng đồng “Thứ Hai không ăn thịt” của Đài Loan.(Ảnh : Zhang Youzhen cung cấp)

 

 Trong một bài tin của Mạng tin tức Truyền hình cáp (CNN) đăng tải vào tháng 4-2017, Đài Bắc lại lọt vào Top 10 thành phố thân thiện với người ăn chay trên thế giới. Đây không phải là lần đầu tiên phương tiện truyền thông quốc tế khen ngợi thức ăn chay của Đài Loan, niềm kiêm hãnh của Đài Loan ngoài bóng chày, bánh bao nhỏ, chợ đêm được nhiều người biết đến, thực ra, sức ảnh hưởng của thực phẩm chay cũng không được xem thường.

 

Zhang Youzhen, tổng triệu tập Cộng đồng “Thứ Hai không ăn thịt” của Đài Loan (trái) và Xu Renxiu, chủ tịch “Quỹ hoang dã” (phải).Zhang Youzhen, tổng triệu tập Cộng đồng “Thứ Hai không ăn thịt” của Đài Loan (trái) và Xu Renxiu, chủ tịch “Quỹ hoang dã” (phải).

 Vegan (thuần chay) - ngoài việc không sử dụng thực phẩm được chế biến từ động vật như trứng, sữa, phô mai và mật ong, còn mở rộng đến khía cạnh môi trường, giáo dục và đời sống v.v..., vì vậy, không phải thực phẩm không có chứa thành phần động vật mới gọi là Vegan, mà nên là một lối sống thân thiện với môi trường, động vật và cả nhân loại.

 

Thức ăn chay Đài Loan-Lên tiếng với thế giới

 Hội nghị Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 21) được tổ chức tại Paris, có sự tham gia của Tổ chức NGO đến từ 13 quốc gia, 18 Cộng đồng “Thứ Hai không ăn thịt” (Meatless Monday) và các Tổ chức liên quan (bao gồm Mỹ, Canada, Brazil, Ý, Jamaica, Israel, Hàn Quốc, v.v...). Trong một buổi diễn thuyết, tổng triệu tập Cộng đồng “Thứ hai không ăn thịt” của Đài Loan là Trương Hựu Thuyên (Zhang Youzhen) đã nhắc đến việc tiêu thụ thức ăn chế biến từ thịt lan rộng với tốc độ nhanh chóng của con người trên thế giới, đã phá hoại tàn khốc đối với rừng nhiệt đới, đại dương và đất liền, trong đó các động vật có giá trị kinh tế được nuôi bởi ngành chăn nuôi đã ăn hết 1/3 thức ăn từ các loại hạt ngũ cốc của thế giới. Đồng thời báo cáo với các nước về thành quả phong trào ăn chay của Đài Loan trong gần 10 năm qua, bao gồm năm 2012, theo thống kê của Bộ giáo dục Đài Loan, có 2328 trường học cấp 1, cấp 2 và cấp 3 trên toàn quốc, thành công đẩy mạnh hoạt động một tuần ăn chay một ngày, tổng cộng có 7 triệu lượt người hưởng ứng. Lúc đó, không những chỉ có trường học mà còn có sự hưởng ứng của rất nhiều thủ trưởng trung ương và địa phương. “Sau khi diễn đàn kết thúc, có rất nhiều bạn bè Thụy Sĩ, Na Uy, v.v... đều hỏi thăm Đài Loan tại sao làm được điều này, họ đều đánh giá cao đối với sự quảng bá thực phẩm rau quả của Đài Loan”. Zhang Youzhen nói.

 Trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh tại Paris, các ngôi sao nổi tiếng bao gồm ông Arnold Schwarzenegger, cũng đến quan tâm nghị đề bảo vệ môi trường. Trước sự giải thích về hoạt động thứ hai không ăn thịt tại New York, sau khi trở về Mỹ, ông Arnold Schwarzenegger công khai kêu gọi công chúng hãy ăn thịt ít lại, đồng thời còn thực hiện clip video tuyên truyền. Người khởi xướng ít ăn thịt của Israel là biên tập viên truyền hình Miki Haimovich, sau khi bà trực tiếp trình bày với tổng thống Israel về nguyên nhân bớt ăn thịt, đã giành được sự ủng hộ của chính phủ. Thành phố Gent của Bỉ thì do chính phủ trực tiếp đặt thứ 5 hàng tuần là ngày không ăn thịt của thành phố, đơn vị thực hiện bao gồm trường học và cơ quan nhà nước. Tổ chức thứ hai không ăn thịt của New York thì hợp tác với trường đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ, đẩy mạnh ăn ít thịt từ gốc độ y học công cộng, chủ yếu là thúc đẩy cách chế biến rau quả của nhà hàng. Người khởi xướng “thứ Hai không ăn thịt” của nước Anh là cựu thành viên The Beatles Paul McCartney, cũng giành được sự ủng hộ của nhiều fans hâm mộ.

Andrew đem đến bánh Cheese Pie thuần chay ngon miệng không trứng, không sữa.Andrew đem đến bánh Cheese Pie thuần chay ngon miệng không trứng, không sữa.

 Ông Zhang Youzhen cho biết, có khoảng 40 quốc gia, khu vực đều đang đẩy mạnh hoạt động “Mỗi tuần ăn chay một ngày”. Tuy phát động phong trào ăn chay trên toàn thế giới là do Tổ chức NGO của các nước tự tổ chức, nhưng mục tiêu trong vấn đề bảo vệ môi trường của toàn cầu là như nhau.

 

Đài Loan trong mắt nhìn của những người ăn chay trên thế giới

 Andrew Nicholls, Elbert Gu và Michel Cason đến từ Úc, Mỹ và Nam Phi, tuy quốc gia khác nhau, bối cảnh khác nhau, nhưng vì có khái niệm giống nhau về Vegan, cho nên đã gặp gỡ tại Đài Loan. Andrew đến Đài Loan 9 năm, có bằng thạc sĩ Khoa học thể dục thể thao và giáo dục thể thao Úc, chuyên về điều chỉnh và đào tạo vận động viên, cũng là giảng viên Pilates quốc tế, năm 1988, sau khi đọc cuốn sách "Diet for a New America" (Phương pháp ăn uống cho một tân Hoa Kỳ), phát hiện sự giết hại và cách đối xử không đúng với vật nuôi trong cuốn sách này, hoàn toàn giống với cảnh giết mổ tại trang trại của gia đình ông hồi còn nhỏ, thêm vào đó, sau này Singapore cũng đẩy mạnh lối sống lành mạnh, qua rất nhiều trường hợp đã chứng minh được rằng, chế độ ăn uống Vegan có một sự ảnh hưởng tốt đối với sức khỏe con người. Ông trở thành người ăn thuần chay đã gần 25 năm nay, ông có cảm nhận rất sâu sắc đối với sự phát triển của thực phẩm chay Đài Loan trong 8 năm qua. Tuy chế độ ăn chay đã có từ lâu, nhưng trước đây, Đài Loan không chú trọng lắm về dinh dưỡng và sự ngon miệng, đến bây giờ, hầu như cứ một, hai tháng lại xuất hiện thêm 1 nhà hàng Vegan mới. Tại Đài Loan, anh Andrew đã tìm được ngôi nhà thứ 2 của mình ngoài nước Úc.

Elbert dùng kinh nghiệm ăn uống của mình trong thời gian giảng dạy và triển lãm tranh sơn dầu trên khắp thế giới, chia sẻ về sự tiện ích của việc ăn chay ở Đài Loan.Elbert dùng kinh nghiệm ăn uống của mình trong thời gian giảng dạy và triển lãm tranh sơn dầu trên khắp thế giới, chia sẻ về sự tiện ích của việc ăn chay ở Đài Loan.

 Michel, cũng thúc đẩy Vegan qua nhà hàng chay tại Đài Loan, ông trở thành người ăn chay thuần Vegan là được truyền cảm hứng bởi người Đài Loan. Lúc đó, đến Đài Loan chỉ đơn thuần là du lịch, nhưng ông phát hiện, tỉ lệ sử dụng rau quả ở Đài Loan rất cao và thái độ chú trọng và tôn trọng người ăn chay của người Đài Loan là điều các nước khác không thể so sánh được. Sau khi đi sâu tìm hiểu ý nghĩa sâu sắc của rau quả đối với sức khỏe và sự thân thiện đối với động vật, ông quyết định trở thành một thành viên của Vegan. Michel đến Đài Loan đã 7 năm, do ông vốn là đầu bếp, cho nên có ấn tượng sâu sắc đối với sự đa dạng, phong phú của rau quả Đài Loan. Rau quả trong 4 mùa ở Đài Loan đều rất phong phú và trong mỗi mùa đều có rất nhiều, được sinh sống ở hòn đảo có môi trường địa lý độc đáo này thực sự là một niềm hạnh phúc.

 Elbert, đến Đài Loan 4 năm, là học giả thỉnh giảng của Học viện Nghệ thuật Nam Kinh, Trung Quốc, ông thường đi khắp thế giới để giảng dạy và triển lãm tranh sơn dầu, cho nên việc ăn chay đối với ông thật không dễ dàng, nhưng ở Đài Loan, hầu như mỗi một ngõ hẻm đều có thể tìm thấy đồ uống và thức ăn rau quả, ông cho rằng, Đài Loan vì trải qua rất nhiều nền văn hóa của mỗi thời kỳ khác nhau, cho nên thực phẩm rau quả cũng có nhiều hương vị khác nhau. Trong thời gian gần đây, ông đang  sáng tạo về nghệ thuật rau quả, hy vọng có thể thể hiện lên được nỗi buồn của động vật ẩn giấu trong hình ảnh vui vẻ của động vật ở bao bì thực phẩm thịt và sữa.

 

Với ký ức thời thơ ấu, Michel sử dụng các loại hương vị của Ý và nguyên liệu bốn mùa của Đài Loan, làm nên một món mì Ý thuần chay.Với ký ức thời thơ ấu, Michel sử dụng các loại hương vị của Ý và nguyên liệu bốn mùa của Đài Loan, làm nên một món mì Ý thuần chay.

Kết nối cuộc cách mạng xanh bảo vệ thiên nhiên hoang dã trên thế giới

 Theo báo cáo nghiên cứu năm 2008 của Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) về "Livestock in a Changing Landscape" (Thay đổi cảnh quan chăn nuôi), cho biết gần 30% bề mặt không có băng trên trái đất được sử dụng cho chăn nuôi và chỉ có 8% được sử dụng cho cây trồng, là phương thức tiêu thụ trực tiếp của con người. Việc sản xuất chăn nuôi ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng không khí, gây ra mưa axit và axit hóa hệ sinh thái, bao gồm 9% carbon dioxide, 37% metan và 65% nitơ dioxide, gây hại cho môi trường, chưa kể đến sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh lây lan từ vật nuôi sang người.

 “Đối với hệ sinh thái tự nhiên, mỗi loài động vật đều quan trọng như nhau”. Ông Xu Renxiu (Từ Nhân Tu), Chủ tịch Quỹ hoang dã, người đã dốc hết sức mình trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã suốt mười mấy năm qua, từ góc độ bảo vệ trái đất phối hợp với cuộc cách mạng xanh. Vì lòng tham của con người đã vượt xa nhu cầu sinh tồn của nhân loại, vì mưu cầu lợi nhuận, con người đã khai thác rừng quá mức, xây dựng công trình quy mô lớn. Có một số quốc gia, để giảm chi phí thức ăn, đã trộn bột thịt xương vào thức ăn của bò, gây nên bệnh bò điên. Nhưng sự xuất hiện khái niệm ăn chay của Đài Loan, có thể giải quyết rất nhiều về vấn đề sức khỏe và bảo vệ môi trường. Ông Xu Renxiu còn cho biết, có một nhóm tình nguyện viên bảo vệ thiên nhiên hoang dã đến Đài Loan làm nông nghiệp thuận theo tự nhiên, với mong muốn có thể giảm bớt tác hại của việc sản xuất thực phẩm ăn uống đối với môi trường.

 Ngoài ra, ông Xu Renxiu đã thúc đẩy thành lập các Tổ chức giáo dục sinh thái tự nhiên của người Hoa theo cách của Hiệp hội bảo vệ hoang dã trong nhiều năm qua, đi khắp Nicaragua, Úc, Malaysia, Sabah và Trung Mỹ.... “Tại Sarawak (Malaysia) có một nơi gọi là Ulu Ai, vì muốn biến rừng thành đồn điền dầu cọ cho nên đã chặt phá rừng bừa bãi, phương pháp của chúng tôi là đi vào trong đó, thuyết phục thủ lĩnh bộ lạc và trao đổi với thống đốc”. Trước sự thương thảo của ông Xu Renxiu và các tình nguyện viên, cuối cùng họ đã phát hiện ra được giá trị của rừng và đã bảo tồn tài sản thiên nhiên quý giá đó.

 

Khi nói đến việc nấu nướng, nét mặt vui tươi, hớn hở của Feng Peige khiến con người có ấn tượng sâu sắc.Khi nói đến việc nấu nướng, nét mặt vui tươi, hớn hở của Feng Peige khiến con người có ấn tượng sâu sắc.

Phong trào quần chúng của giới trẻ

 Tại Đài Loan, một nhóm thanh niên trẻ đang dùng sức mạnh của mình để hưởng ứng xu hướng Vegan trên thế giới. Một bàn tiệc đầy rau quả được làm từ bàn tay của đầu bếp Feng Peige (Phùng Bồi Cách). Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ khoa Khoa học thực phẩm trường Đại học Khoa học và Công nghệ quốc gia Bình Đông, Feng Peige đã làm việc ở nhà hàng chay nhiều năm, anh tự học và dùng khái niệm liên quan về thực phẩm trong những năm học ở nhà trường, sau nhiều thử nghiệm và kinh nghiệm thất bại, anh mới dần dần thành công đưa những kiến thức đã học được từ nhà trường kết hợp với nguyên vật liệu.

 Hiện nay, ngoài là giảng viên giảng dạy về thực phẩm rau quả, Feng Peige cũng được mời lên truyền hình thể hiện tài nghệ nấu nướng. “Người nước ngoài rất biết tận dụng vị đắng, chát và chua trong món ăn của mình, sau khi nghiên cứu kỹ, anh phát hiện, họ đã dùng vị đắng để đem lại chiều sâu và cô đọng lại cho món ăn này, dùng vị chát để cho những thức ăn vốn dĩ béo ngậy có được sự thanh nhẹ”. Khi nói đến nấu nướng, nét mặt vui tươi, hớn hở của Feng Peige khiến con người có ấn tượng sâu sắc, và đây cũng là một cách hưởng ứng cuộc sống Vegan bằng hành động của mình.

Tại các ngõ hẻm Đài Loan, có một nhóm thanh niên trẻ, tự bỏ tiền túi và công sức của mình để đẩy mạnh khái niệm ăn chay và quyền bình đẳng của động vật.Tại các ngõ hẻm Đài Loan, có một nhóm thanh niên trẻ, tự bỏ tiền túi và công sức của mình để đẩy mạnh khái niệm ăn chay và quyền bình đẳng của động vật.

 Ngoài ra, còn có một nhóm thanh niên trẻ đi sâu vào các ngõ hẻm Đài Loan, đẩy mạnh khái niệm ăn chay và quyền bình đẳng của động vật. Chẳng hạn như Wu Zhihui (Ngô Trí Huy), người triệu tập hoạt động “30 ngày thuần chay”, ngoài thời gian làm việc, anh tự bỏ tiền túi và cũng đóng góp sức lực của mình, kêu gọi người cùng chí hướng, đi tuyên truyền trên các đường phố của miền trung, nam, bắc. Zhang Jiapei (Trương Gia Bội), cố vấn Hội phát triển quyền động vật của trường Đại học Quốc gia Đài Loan, Dai Yusheng (Đới Vũ Thăng), vừa tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Đài Loan, đều nỗ lực thông qua các hoạt động diễn thuyết tại trường học, bày gian hàng ở vỉa hè, chia sẻ ẩm thực v.v..., để đẩy mạnh đời sống Vegan.

 Nhóm thanh niên cho đi không vụ lợi, để kiên trì lý tưởng của mình, cũng phản ánh lên sức sống tràn trề của thế hệ trẻ. Phong trào Vegan từ sớm đã được hình thành tại khắp nơi trên thế giới, tại Berlin, Đức, cho dù là quán bò bít-tết cũng có thực đơn Vegan, trong những năm gần đây, số lượng nhà hàng Vegan ở Nam Phi cũng tăng trưởng một cách nhanh chóng, ở Hàn Quốc, ngoài nhà hàng thuần chay càng ngày càng phổ biến, Seoul hầu như mỗi tháng đều có tổ chức lễ hội ẩm thực chay. Trong lúc thế giới đang hướng đến xu hướng Vegan, thật may mắn là Đài Loan đã không vắng mặt, và hy vọng sẽ trở thành người dẫn đầu của cuộc cách mạng xanh châu Á.