Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Hương vị ẩm thực Cô Trình Nhân Bội dùng công thức nấu ăn giữ lại ký ức cho những người
2019-05-27

Triển lãm “The Flying Land”(tạm dịch: Vùng đất bay) tại Viện bảo tàng Mỹ thuật Zhongtai (Jut) mời cô Cheng Jen Pei tham dự triển lãm

Triển lãm “The Flying Land”(tạm dịch: Vùng đất bay) tại Viện bảo tàng Mỹ thuật Zhongtai (Jut) mời cô Cheng Jen Pei tham dự triển lãm

 

 Chỉ cần một món ăn ngon đủ để mang lại vị ngọt cho cuộc sống. Từ hình tượng cho đến trái tim, cô Cheng Jen Pei (Trình Nhân Bội) đã gắn kết tương tư qua ống kính. “Recipe evolution movement” (tạm dịch Phong trào biến tấu công thức nấu ăn) dùng những vật dụng chân thật nhất để biểu đạt cảnh vật hư ảo, giữ lại mỹ vị trên đầu lưỡi, phác thảo lên nỗi nhớ của di dân mới đối với người thân và quê hương da diết. Nó tựa như một chiếc nút bấm, trong nháy mắt mở ra cánh cửa kết nối với quê nhà, an ủi tâm hồn những người xa xứ́ như được trở về trong vòng tay của mẹ.

 Trước sự dung hòa văn hóa đa sắc tộc ở Đài Loan, điều này đã âm thầm dẫn đến sự biến hóa vô hình của ẩm thực. Thời gian cứ thế trôi qua, những trái tim hoang mang cuối cùng cũng đã tìm được ngôi nhà an cư lập nghiệp. Những món ăn quê hương không biết từ khi nào đã hòa quyện vào hương vị địa phương, như thể rượu ngâm lâu ngày được chiết vào một chiếc bình mới sẽ tạo ra hương vị phong phú và ngọt ngào hơn.

 

Qua những câu chuyện trên bàn ăn, chia sẻ hành trình cuộc sống, có những ký ức có hương vị ngọt ngào, niềm vui, lo lắng và lẫn cả nhớ nhung.(Ảnh: Lin Min-hsuan)Qua những câu chuyện trên bàn ăn, chia sẻ hành trình cuộc sống, có những ký ức có hương vị ngọt ngào, niềm vui, lo lắng và lẫn cả nhớ nhung.(Ảnh: Lin Min-hsuan)

Công thức ẩm thực gắn liền nỗi nhớ nhà

 Ký ức của cảm quan, càng lâu lại càng mới. "Phong trào biến tấu công thức nấu ăn" dùng thị giác, vị giác và khứu giác kết nối tâm tư suy nghĩ sâu sắc. Tâm trạng hỉ nộ ai lạc cũng như những phiền não đều được dấn vào bên trong hình ảnh ẩm thực. Nghệ nhân Cheng Jen Pei cảm ơn ông trời đã an bài cho cô cơ hội mở ra hành trình thiết kế dựa trên nguyên liệu ẩm thực để ghi lại cảm xúc của người xa xứ.

 "Có lẽ liên quan đến môi trường trưởng thành của tôi!", từ bé cô Cheng Jen Pei đã rất nhạy bén đối với ẩm thực, ký ức ngọt ngào cả gia đình ngồi quây quần bên bàn ăn dần dần thấm nhuần và trở thành hình ảnh rất rõ nét trong trái tim cô. Theo kinh nghiệm nhiều năm ra nước ngoài tham dự lưu trú tại Art Farm, cô tiếp xúc được với nhiều hình thái văn hóa ẩm thực khác nhau của các dân tộc trên toàn thế giới, điều đó tạo cảm hứng cho cô sáng tạo ra nghệ thuật thị giác thể hiện mối liên kết giữa ẩm thực và nhân văn.

Trong chuyến sang Pháp tham gia kế hoạch giao lưu trú lưu tại Art Farm, cô Cheng Jen Pei đã cùng với nhiều nghệ sĩ đến từ các nước xuống phố trực tiếp truyền đạt những thông điệp nghệ thuật bằng nghệ thuật trình diễn (Performance art) bằng tác phẩm mang tênTrong chuyến sang Pháp tham gia kế hoạch giao lưu trú lưu tại Art Farm, cô Cheng Jen Pei đã cùng với nhiều nghệ sĩ đến từ các nước xuống phố trực tiếp truyền đạt những thông điệp nghệ thuật bằng nghệ thuật trình diễn (Performance art) bằng tác phẩm mang tên

 "Tôi rất thích nấu ăn". Vào năm 2014 cô Cheng Jen Pei được Bộ Văn hóa chọn làm đại diện mang theo tác phẩm "Your Cuisine My Repice" (tạm dịch: Món ăn của bạn, công thức của tôi) sang Pháp tham gia kế hoạch lưu trú giao lưu tại Art Farm, từ đó đã mở ra một loạt các kế hoạch thực nghiệm nghệ thuật như "Kế hoạch điêu khắc thực phẩm", "Make a wish and let me feed you "(tạm dịch: Hãy ước, và để tôi cho bạn ăn), thể hiện thực lực mềm của Đài Loan. Mời những người lạ trên đường làm người tham dự kế hoạch, mời họ thuật lại những món ăn quê nhà của mình, và giao cho Cheng Jen Pei làm nên những món ăn đó. Cô chia sẻ: "Vì tập tục văn hóa khác nhau, nên thành phẩm luôn có mùi vị khác biệt so với những gì họ dự đoán". Với những “Nghệ thuật Dấn thân” (Engaged Art) này khiến cho cô Cheng Jen Pei phải suy nghĩ cặn kẽ hơn về mối liên kết giữa ẩm thực và ký ức. "Thực ra điều chúng ta kỳ vọng là hương vị quê hương không có gì có thể thay thế". Nhờ vào những khơi gợi và sự lĩnh ngộ như vậy đã tạo động lực cho cô Cheng Jen Pei sau khi trở về Đài Loan năm 2017 liền bắt tay vào việc sáng tạo ra "Phong trào biến tấu công thức nấu ăn". Dùng thủ pháp nghệ thuật để xem xét thật kỹ lưỡng, dựa trên sự hòa nhập giữa nguyên liệu ẩm thực cùng với vật thể, để viết nên thế giới tâm hồn và những câu chuyện lịch sử được truyền miệng từ các nàng dâu người nước ngoài.

 

Cô Cheng Jen Pei cùng bắt tay sáng tác với nhà hàng vingt vins d’art tại Paris.Cô Cheng Jen Pei cùng bắt tay sáng tác với nhà hàng vingt vins d’art tại Paris.

Công thức nấu ăn thẩm thấu vào cuộc sống

 “Trong chuỗi tác phẩm "Phong trào biến tấu công thức nấu ăn của tôi", qua lời mời của người thiết kế triển lãm ông Huang Yi Hsiung (Hoàng Nghĩa Hùng), tác phẩm đầu tiên được hoàn thành tại Làng dân tộc Khách Gia vùng Miêu Lật, ông ấy là quý nhân của tôi”. Cho đến đầu năm nay, cô Cheng Jen Pei đã cho trưng bày những tác phẩm tiêu biểu thuộc chuỗi sáng tác nói trên tại Nhà mỹ thuật Zhong Tai (Trung Thái) Thành phố Đài Bắc. Mỗi một tác phẩm là một câu chuyện cuộc sống, có thể là vị ngọt hoặc vị đắng, tuy nhiên đều diễn giải sự gặp gỡ ngẫu nhiên hoàn toàn khác biệt trong cuộc sống. Họ gả sang Đài Loan, chịu cảnh cô đơn khi sống nơi đất khách, nhưng từ mùi vị quen thuộc đã tìm được sự giải thoát.

“Aromatic courtyard” (tạm dịch: Vườn tỏa hương) là các tác phẩm thuộc “Recipe evolution movement” (tạm dịch: Phong trào biến tấu công thức nấu ăn) của cô Cheng Jen Pei (Trình Nhân Bội). (Ảnh do Cheng Jen Pei cung cấp)“Aromatic courtyard” (tạm dịch: Vườn tỏa hương) là các tác phẩm thuộc “Recipe evolution movement” (tạm dịch: Phong trào biến tấu công thức nấu ăn) của cô Cheng Jen Pei (Trình Nhân Bội). (Ảnh do Cheng Jen Pei cung cấp)

 Tác phẩm "Mirage mountain" (tạm dịch: Ngọn núi ảo ảnh) dùng nguyên liệu của người Khách Gia như thịt heo muối mặn, men gạo đỏ, chao, kết hợp với bánh tráng Việt Nam, xả, muối tôm, v.v... để kể lại một câu chuyện hạnh phúc. Miêu Lật là vùng nhiều núi non, tương tự như phong cảnh vùng Tây Ninh - quê hương cô dâu Việt Nam gả vào gia đình sống trong Làng Khách Gia, cũng là khu vườn trên núi, làm bớt phần nào nỗi lo sợ khi bước chân đến đất khách quê người. Cộng với sự an ủi và quan tâm của chồng, giúp người con gái ấy tìm được chỗ dựa tinh thần và có cảm giác ngôi nhà này thuộc về mình. Mẹ chồng thì yêu thương con dâu như con ruột của mình, học cách chế biến những món ăn Việt Nam, cho dù không có nguyên liệu giống nhau, nhưng mẹ chồng vẫn đi khắp nơi tìm ra những nguyên liệu thay thế gần giống với Việt Nam, bà dùng ẩm thực xoa dịu nỗi nhớ quê cho con dâu. Ngược lại, khi con dâu về Việt Nam thăm gia đình, thường nhớ những món ăn do mẹ chồng nấu, những món ăn đó đã trở thành hương vị quê hương không thể nào quên trong  cuộc đời.

 "Tôi rất biết ơn những người tiếp nhận phỏng vấn đã mở lòng chia sẻ với tôi". Cô Cheng Jen Pei cùng rơi nước mắt khi nghe những câu chuyện, cô mang sự xúc động này hòa quyện vào trong các tác phẩm sáng tác của mình. "Aromatic courtyard" (tạm dịch: Vườn tỏa hương) kể về câu chuyện một nàng dâu người Sơn Đông gả sang Đài Loan, có hoàn cảnh éo le luôn phải sống trong nước mắt. Đưa tâm trạng đặt trước ẩm thực, phá tan nỗi lòng và cố gắng giải tỏa tâm tư. Tuy không thiếu thốn về vật chất, nhưng cuộc sống khép kín cũng như khi tâm hồn luôn thấy đau khổ sẽ khiến cho ưu sầu không tìm được lối thoát. Niềm an ủi lớn nhất chính là những ký ức ấm áp thời thơ ấu.

 Tác phẩm được chế tác bởi những viên gạch xi măng nứt vỡ, tượng trưng cho ngôi nhà nghèo khó nhưng đầy ắp hơi ấm gia đình thuở bé của người tiếp nhận phỏng vấn. Người cha nuôi làm nông hết mực thương yêu con gái, cuộc sống tuy khó nhọc đến nỗi phải dùng râu bắp để nấu trà, nhưng đó mới chính là kiểu hưởng thụ thực tế nhất. Cô Cheng Jen Pei đã lấy núi Kiếm Sơn (Jianshan) làm vật tượng trưng cho những áp lực từ môi trường bên ngoài, khiến người ta cứ như ngồi trên đống lửa. Một bát nước trà hoa nhài râu bắp, toát ra hương vị thoang thoảng, mang lại hương thơm cho hồi ức. Những hạt bắp được sợi thép xâu chuỗi lại với nhau, đứng vững vàng, dựng lên hình ảnh tự nguyện kiên trì theo đuổi tình yêu, cho dù phải nếm trải đắng cay, vẫn quyết trung thành chờ ngày mây tan để mặt trăng ló dạng. 

“Mirage mountain” (tạm dịch: Ngọn núi ảo ảnh) là các tác phẩm thuộc “Recipe evolution movement” (tạm dịch: Phong trào biến tấu công thức nấu ăn) của cô Cheng Jen Pei (Trình Nhân Bội). (Ảnh do Cheng Jen Pei cung cấp)“Mirage mountain” (tạm dịch: Ngọn núi ảo ảnh) là các tác phẩm thuộc “Recipe evolution movement” (tạm dịch: Phong trào biến tấu công thức nấu ăn) của cô Cheng Jen Pei (Trình Nhân Bội). (Ảnh do Cheng Jen Pei cung cấp)

 Tác phẩm "Fresh sprout" (tạm dịch: Mầm chồi non) đã thể hiện thực lực mỹ thuật học của cô Cheng Jen Pei, nguyên liệu chỉ là một phương tiện, mùi vị mới là mục đích chính. Hoa hẹ được đan vào nhau làm bối cảnh, mang ý nghĩa tượng trưng cho sự hạnh phúc, sau đó dùng vải lụa màu thay thế cho búp bê vải truyền thống Ba Lan của em gái gửi về. Trộn thịt lợn chung với cơm trắng, thể hiện ý nghĩa những chàng rể Đài Loan chu đáo, để cô gái Ba Lan khi mới sang Đài Loan không dám ăn thịt, dưới sự cổ vũ của mọi người cô đã hòa nhập với cuộc sống tại đây. Chỉ duy nhất vỏ sủi cảo là gần giống nhất với nguyên liệu quê hương, dùng nước củ dền đỏ và nước rau chân vịt để nhuộm màu, sau đó xếp chồng lên cheese trắng và dưa chuột muối, hạt trân châu trong vị mật ong, thể hiện sự giao hòa đậm chất văn hóa phương Đông và phương Tây, tạo ra hương vị rất Đài Loan mang phong cách Đông Âu.

 Trước sự biển đổi không ngừng của công thức ẩm thực, tốn thời gian và công sức nhất chính là giai đoạn thiết kế ý tưởng. Dùng nguyên liệu có thể nhìn thấy được để bộc tả tâm tư vô hình. Trong tác phẩm "Fragrant poetry" (tạm dịch: Bài thơ thơm ngát), công đoạn phức tạp nhất và tốn nhiều công sức nhất chính là làm món thịt đông, tượng trưng cho cuộc sống trong băng tuyết ở Ukraine. "Tôi muốn dồn tâm trạng thương nhớ quê hương đúc kết thành một điểm nhấn". Nhớ nhà không phải do khoảng cách xa hay gần, dù là quốc gia lân cận, thì vẫn khiến cho con người ta nhớ nhung da diết. Trong hình ảnh tráng lệ của tác phẩm "Sweet frost"(tạm dịch: Giọt sương ngọt ngào), dùng những hạt trân châu quý báu được cha mẹ người Nhật tặng, tượng trưng cho lời chúc phúc đến cô con gái mà cha mẹ nâng niu như viên ngọc trên tay, mang theo nỗi nhớ song thân da diết của cô dâu mới lấy chồng.

 Nhận thức vị giác nếu được hình thành từ bé thì khó mà thay đổi được, muốn tiếp nhận sự đổi mới thì cần rất nhiều sức mạnh của tình yêu. Ly gia vị tổng hợp khẩu vị Nhật và Đài Loan nhìn tựa như một ly rượu cocktail, dùng canh miso làm nền, sau đó cho bột trà xanh và dầu mè, từng lớp xếp chồng lên nhau tạo ra một hương vị ẩm thực nước ngoài vượt cả sức tưởng tượng, và trở thành mật ngọt của nỗi niềm nhớ quê hương. Đang trong lúc tình cảm yếu đuối nhất, chỉ cần một hạt đậu thôi cũng đủ để vơi đi nỗi nhớ, một lá tía tô khiến cho nỗi buồn hóa thành nước mắt.

“Sweet frost” (tạm dịch: Giọt sương ngọt ngào) là các tác phẩm thuộc “Recipe evolution movement” (tạm dịch: Phong trào biến tấu công thức nấu ăn) của cô Cheng Jen Pei (Trình Nhân Bội). (Ảnh do Cheng Jen Pei cung cấp)“Sweet frost” (tạm dịch: Giọt sương ngọt ngào) là các tác phẩm thuộc “Recipe evolution movement” (tạm dịch: Phong trào biến tấu công thức nấu ăn) của cô Cheng Jen Pei (Trình Nhân Bội). (Ảnh do Cheng Jen Pei cung cấp)

 

Sử dụng hương vị địa phương,  nghệ thuật ở khắp mọi nơi

 Viện bảo tàng Mỹ thuật Hong Gah (Phụng Giáp) vốn đã ăn sâu cắm rễ ở Thành phố Đài Bắc trong suốt nhiều năm qua. Năm nay bắt đầu từ ngày 23/2 cho tổ chức triển lãm đặc biệt trong vòng 1 tháng với chủ đề mang tên "Nghệ thuật ở khắp mọi nơi". Trong kế hoạch thu thập hương vị địa phương vùng Beitou (Bắc Đầu), cô Cheng Jen Pei tham dự vào kế hoạch thu thập vị giác của lớp Leling (dành cho người cao tuổi) trường tiểu học Shipai (Taipei Municipal Shipai Elementary School). Dùng nguyên liệu địa phương làm chất xúc tác dẫn dắt người tiếp nhận phỏng vấn đánh thức ký ức sâu thẳm trong tâm hồn. Qua những câu chuyện trên bàn ăn, chia sẻ hành trình cuộc sống, có những ký ức hương vị ngọt ngào, niềm vui, lo lắng và lẫn cả nhớ nhung, chất men cuộc sống qua nhiều năm tháng đã khiến cho vị đắng chát bỗng ngọt dần từ lâu. Những cụ bà trong lớp Leling, tươi vui như thiếu nữ, dưới sự dẫn dắt của Cheng Jen Pei, đã khơi gợi tiềm năng sáng tạo cho các cụ bà, giúp cho tác phẩm của họ mộc mạc nhưng tràn đầy năng lượng.

 Các món ăn nước ngoài luôn mang lại sức hấp dẫn kỳ lạ, khác với sự xung đột vị giác của hương vị địa phương, nghĩa là khi ta sử dụng nguyên liệu khác nhau sẽ hun đúc nên các nền văn hóa khác nhau. Cô Cheng Jen Pei chia sẻ: "Bước tiếp theo tôi muốn dùng bột mì để in quỹ đạo của thành phố". Cô Cheng Jen Pei với nguồn ý tưởng không bao giờ cạn, dùng tình yêu và nhiệt huyết dốc hết sức phát huy tài năng nghệ thuật vào hai yếu tố nguyên liệu và nhiếp ảnh.

 Các nhà sử học họ dùng chữ để ghi chép lại lịch sử, họa sỹ dựa vào cây cọ để phác họa phong cảnh, nhạc sỹ lại lấy nốt nhạc tạo ra giai điệu trầm bổng của cảm xúc, còn cô Cheng Jen Pei thì điêu khắc nhân văn bằng chính nguyên liệu ẩm thực, thông qua ống kính nhiếp ảnh, dùng hình ảnh để mang lại ký ức của cuộc sống. Sau hàng trăm, hàng ngàn năm, cứ thế nhìn theo hình ảnh công thức ẩm thực sẽ hiểu văn hóa cuộc sống của những người đi trước, trong sự dịch chuyển của không gian thời gian và sự tiến hóa của quỹ đạo.