Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Các nước bang giao phát biểu ủng hộ Đài Loan, yêu cầu đưa vấn đề Đài Loan tham dự WHA vào chương trình nghị sự
2019-05-21

Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) khai mạc kỳ họp lần thứ 72 vào ngày 21/5, nghị đề “mời Đài Loan làm quan sát viên tham dự WHA” đã trở thành tiêu điểm thảo luận tại phiên khai mạc. Bộ trưởng Bộ Y tế Saint Vincent và Grenadine – ông Luke Browne (bên trái) và Bộ trưởng Bộ Y tế Quần đảo Marshall – ông Kalani Kaneko (bên phải) đã phát biểu ủng hộ Đài Loan (Ảnh: Trang web WHO)

Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) khai mạc kỳ họp lần thứ 72 vào ngày 21/5, nghị đề “mời Đài Loan làm quan sát viên tham dự WHA” đã trở thành tiêu điểm thảo luận tại phiên khai mạc. Bộ trưởng Bộ Y tế Saint Vincent và Grenadine – ông Luke Browne (bên trái) và Bộ trưởng Bộ Y tế Quần đảo Marshall – ông Kalani Kaneko (bên phải) đã phát biểu ủng hộ Đài Loan (Ảnh: Trang web WHO)
 

 Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) khai mạc kỳ họp lần thứ 72 vào ngày 21/5, nghị đề “mời Đài Loan làm quan sát viên tham dự WHA” đã trở thành tiêu điểm thảo luận tại phiên khai mạc.
 

 Tại phiên họp kín của Ủy ban Tổng hợp, 14 nước bang giao với Đài Loan đã phát động “nghị đề Đài Loan”, trình đề án “mời Đài Loan làm quan sát viên tham dự WHA” lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và yêu cầu đưa vào chương trình nghị sự.
 

 Các nước bang giao với Đài Loan là Eswatini và Honduras phát biểu ủng hộ Đài Loan, còn Trung Quốc và Cuba phản đối. Cuối cùng, Ủy ban Tổng hợp kiến nghị không đưa vào chương trình nghị sự. Tại hội nghị được tiến hành vào buổi chiều cùng ngày, các nước bang giao lại một lần nữa đưa ra yêu cầu, hội nghị bước vào “cuộc tranh luận 2:2”.
 

 Các nước bang giao với Đài Loan là Quần đảo Marshall, Saint Vincent và Grenadine phát biểu ủng hộ Đài Loan, Trung Quốc và Pakistan phát ngôn phản đối, mỗi bên có 3 phút phát biểu, cuối cùng đại hội vẫn căn cứ kiến nghị của Ủy ban Tổng hợp, không đưa vào chương trình nghị sự.
 

 Bộ trưởng Bộ Y tế Quần đảo Marshall – ông Kalani Kaneko cho biết: Đa số các quốc gia có đại biểu tham dự hội nghị đều có hiến pháp của mình, bảo vệ quyền lợi của người dân trong nước, WHO cũng vậy. Luật tổ chức WHO có hiệu lực ngày 7/4/1948 quy định: Mục đích thành lập WHO là phá bỏ rào cản và đặt người dân ở vị trí ưu tiên, không liên quan đến chính trị. Tổ chức có lập trường trung lập này phải đảm bảo cho mỗi người đều có quyền được chăm sóc sức khỏe, không vì chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, chính trị, kinh tế hay tình hình xã hội mà có sự khác biệt.
 

 Ông Kalani Kaneko cho biết: WHO làm ngơ trước quyền lợi cơ bản của 23 triệu dân Đài Loan, không để cho Đài Loan tham dự hệ thống y tế toàn cầu, đi ngược lại Luật tổ chức WHO. Đài Loan là trung tâm giao thông quan trọng nối liền Đông Bắc Á với Đông Nam Á, có hàng trăm nghìn lao động nước ngoài đang làm việc tại Đài Loan, Đài Loan là con đường giao thông quốc tế trọng yếu, nếu Đài Loan bùng phát bất cứ bệnh dịch nào cũng đều ảnh hưởng đến toàn thế giới, SARS chính là bài học phải trả giá rất đắt.
 

 Bộ trưởng Bộ Y tế Saint Vincent và Grenadine – ông Luke Browne chỉ rõ: Trung Quốc không thực sự có quyền chủ quyền đối với Đài Loan, Đài Loan chưa bao giờ là một phần của Trung Quốc, đây là hai chính phủ độc lập và khác nhau, việc mời Đài Loan làm quan sát viên tham dự WHA không vi phạm luật định và cũng không phải là không phù hợp với nghị quyết của Tổ chức Y tế Thế giới. Đài Loan trước đây có thể tham dự với vai trò quan sát viên nhưng hiện nay lại không được tham dự, nguyên nhân chính là do Bắc Kinh không thích chính phủ Đài Bắc hiện nay.
 

 Tuy nghị đề mời Đài Loan làm quan sát viên tham dự WHA chưa được đưa vào chương trình nghị sự nhưng ngay sau đó, trong thời gian đại biểu các nước phát biểu, làn sóng ý kiến ủng hộ Đài Loan vẫn tiếp tục không dứt, các nước có quan niệm tương đồng như Mỹ, Đức, Anh… đều phát biểu ủng hộ Đài Loan bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp tại đại hội.
 

 Bộ trưởng Y tế Mỹ Alex Azar cho biết: Mỹ cảm thấy đáng tiếc trước việc Đài Loan một lần nữa không thể tham dự đại hội lần này với tư cách quan sát viên như trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2016. 23 triệu dân Đài Loan nên được có cơ hội cất lên tiếng nói, giống như bất kỳ người nào khác.
 Trả lời phỏng vấn của các phương tiện truyền thông bên lề hội nghị, ông Alex Azar một lần nữa chỉ ra: “Chúng tôi ủng hộ Đài Loan giành được tư cách như đã từng có tại các kỳ Đại hội đồng Y tế Thế giới trước đây”.
 

 Đức và Anh lại ủng hộ Đài Loan bằng cách phát ngôn gián tiếp, Bộ trưởng Bộ Y tế Đức Jens Spahn nói: Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (UHC) nghĩa là không có lỗ hổng bị bỏ sót trên bản đồ thế giới, những thách thức của y tế toàn cầu không vì biên giới quốc gia mà dừng bước; vì vậy, WHO nên trở thành nền tảng cho tất cả các đối tác có liên quan.
 

 Thứ trưởng bộ Y tế Anh Baroness Blackwood chỉ ra: Toàn cầu hóa dẫn đến nguy cơ y tế lan rộng nhanh hơn, việc đưa các chính phủ liên quan vào Tổ chức Y tế Thế giới càng trở nên quan trọng hơn, cùng chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn quý báu của họ trong việc giải quyết các vấn đề an ninh y tế toàn cầu.

(Nguồn: Hãng tin Trung ương CNA)