Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Kết quả nghiên cứu cho thấy núi lửa Đại Đồn và đảo Quy Sơn đều là các núi lửa đang hoạt động
2019-05-30

Dưới sự hỗ trợ của Bộ Khoa học Kỹ thuật và Bộ Nội chính, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Trung ương (AS) sau thời gian dài tiến hành quan trắc đã xác định được núi Đại Đồn và đảo Quy Sơn đều là những núi lửa đang hoạt động. Ảnh trên là núi Đại Đồn (Ảnh: Công viên Quốc gia núi Dương Minh)

Dưới sự hỗ trợ của Bộ Khoa học Kỹ thuật và Bộ Nội chính, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Trung ương (AS) sau thời gian dài tiến hành quan trắc đã xác định được núi Đại Đồn và đảo Quy Sơn đều là những núi lửa đang hoạt động. Ảnh trên là núi Đại Đồn (Ảnh: Ban Quản lý Công viên Quốc gia núi Dương Minh)
 

 Dưới sự hỗ trợ của Bộ Khoa học Kỹ thuật và Bộ Nội chính, nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Trung ương (AS) Lâm Chính Hồng và nhóm nghiên cứu đã thành lập Trạm quan trắc núi lửa Đại Đồn (Taiwan Volcano Observatory at Tatun, TVO) tại Trung tâm Tự nhiên Tinh Sơn thuộc Ban Quản lý Công viên Quốc gia núi Dương Minh (Yangmingshan) vào năm 2011.
 

 Nhóm nghiên cứu đã thông qua hai chứng cứ quan trọng là bóng sóng S và sóng P, chứng minh rõ ràng có một hồ chứa magma trong lớp vỏ phía bắc Đài Loan với phạm vi vào khoảng 1/4 diện tích thành phố Đài Bắc, hồ chứa magma của đảo Quy Sơn lớn gấp rưỡi so với hồ chứa magma ở núi Đại Đồn. Nếu xảy ra phun trào núi lửa ở đảo Quy Sơn sẽ gây sạt lở đất đá trên đảo và có thể xảy ra sóng thần quy mô nhỏ, giáng mạnh vào đồng bằng Nghi Lan vô cùng bằng phẳng.
 

 3 năm gần đây, mạng quan trắc núi lửa Đại Đồn đã phát hiện nhiều hiện tượng đặc biệt thú vị về hoạt động núi lửa, bao gồm hoạt động địa chấn mang tính định kỳ được quan sát tại khu vực Hố dầu lớn, bình quân hoạt động địa chấn lặp đi lặp lại với động đất xảy ra 18 phút 1 lần, có thể kéo dài đến 10 tiếng. Hạng mục quan trắc này là hạng mục đầu tiên trên thế giới tiến hành quan trắc núi lửa một cách liên tục, không ngừng nghỉ, tương tự như đo “nhịp tim” của động vật.
 

 Có khoảng 150 trận động đất xảy ra mỗi tháng ở núi Đại Đồn, “nhịp tim” núi lửa vào khoảng 70-80 nhịp mỗi ngày, nhưng không phải lúc nào cũng có; cho đến nay, nhóm nghiên cứu mới chỉ nhìn thấy 3 lần, mỗi lần kéo dài từ 1 ngày đến 2 ngày. “Nhịp tim” gây phun trào núi lửa hơi giống như sử dụng biện pháp sốc điện khi tim ngừng đập, ví dụ như sóng địa chấn khi xảy ra trận động đất Hoa Liên đã truyền đến Đài Bắc, gây nên động đất mang tính định kỳ.

 

 Núi lửa Đại Đồn rất gần khu vực đô thị Đài Bắc, đỉnh cao nhất là núi Thất Tinh thậm chí chỉ cách tòa nhà Taipei 101 chưa đầy 15km.

 Hiện nay, trạm quan trắc núi lửa Đại Đồn (TVO) đã thành lập nhiều hệ thống giám trắc núi lửa tức thời với tổng cộng 18 trạm quan trắc về mặt địa hóa học, bao gồm: các lỗ phun khí, quan trắc khí đất (soil gas), quan trắc suối khoáng nóng, quan trắc chất lượng nước, v.v…; 24 trạm quan trắc về mặt địa vật lý như: GPS, sóng hạ âm, thiết bị đo độ nghiêng, địa nhiệt; máy đo địa chấn có tại 40 trạm quan trắc.
 Chỉ cần phát hiện thấy nhiều hiện tượng bất thường, dữ liệu sẽ được truyền đến Cục Khí tượng Trung ương để đánh giá, sau khi xác nhận thông tin núi lửa, sẽ tiếp tục báo cáo với trung ương để thành lập trung tâm ứng biến.
 

 Trung tâm công nghệ phòng chống thảm họa quốc gia cho biết: Núi lửa phun trào là tin tức quan trọng; trong tương lai, các tiêu chuẩn sẽ được hỗ trợ đưa ra và sẽ công bố thông qua tất cả các hệ thống, không chỉ cho phép người dân nhận được cảnh báo núi lửa qua Line, mà còn thông qua việc gửi tin nhắn cảnh báo cấp quốc gia để nhắc nhở người dân chú ý.
 

 Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung ương thuộc Bộ Kinh tế bắt đầu quan trắc các hoạt động núi lửa từ năm 2004.

 

(Nguồn: Hãng tin Trung ương CNA)