Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Ủy ban Nông nghiệp mở rộng phương thức thông báo khi phát hiện sâu keo mùa thu
2019-06-13

Ngày 12/6, Ủy ban Nông nghiệp (COA) tuyên bố đã xác định được 3 trường hợp sâu keo mùa thu vào đến Đài Loan, bao gồm cả sâu thích ăn ngô và sâu thích ăn lúa gạo. Ủy ban Nông nghiệp kêu gọi người dân nếu nhìn thấy sâu keo mùa thu phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và Cục Phòng dịch và Kiểm dịch động thực vật. Ảnh trên là ứng dụng “Báo cáo tức thời thảm họa thiên nhiên” trên điện thoại di động (Ảnh: COA)

Ngày 12/6, Ủy ban Nông nghiệp (COA) tuyên bố đã xác định được 3 trường hợp sâu keo mùa thu vào đến Đài Loan, bao gồm cả sâu thích ăn ngô và sâu thích ăn lúa. Ủy ban Nông nghiệp kêu gọi người dân nếu nhìn thấy sâu keo mùa thu phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và Cục Phòng dịch và Kiểm dịch động thực vật. Ảnh trên là ứng dụng “Báo cáo tức thời thảm họa thiên nhiên đối với cây trồng” trên điện thoại di động (Ảnh: COA)
 

 Ngày 12/6, Chủ nhiệm Ủy ban Nông nghiệp Trần Cát Trọng tuyên bố đã xác định được 3 trường hợp sâu keo mùa thu vào đến Đài Loan, bao gồm cả sâu thích ăn ngô và sâu thích ăn lúa.
 

 Theo thống kê của Ủy ban Nông nghiệp, đến nay đã xác định được 3 trường hợp sâu keo mùa thu: Ngày 8/6, người dân thông báo xuất hiện ấu trùng sâu tại Nông trường Phi Ngưu ở Thông Tiêu, huyện Miêu Lật; ngày 10/6 giám định, xác nhận là ấu trùng sâu keo mùa thu thích ăn ngô bắp. Tiếp đến, vào ngày 10/6, Ủy ban Nông nghiệp nắm được thông tin từ thị trấn Đầu Thành, huyện Nghi Lan và xã Nghĩa Trúc, huyện Gia Nghĩa. Tuy 2 trường hợp này đều phát hiện thấy ấu trùng trên ruộng ngô, nhưng kết quả giám định phân tử ngày 12/6 đã xác nhận chúng đều là loài thích ăn lúa gạo.
 

 Do sâu keo mùa thu ở Việt Nam và ở tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc đại lục đều là loài thích ăn lúa gạo, nên hiện nay chưa phán đoán được ấu trùng xuất hiện ngày 10/6 là từ đâu tới.
 

 Ngoài 3 kênh thông báo gồm: Đường dây nóng hiện có (0800-039-131) của Cục Phòng dịch và Kiểm dịch động thực vật, thông báo và gửi ảnh, video đến Facebook hay Line@ của Cục Phòng dịch và Kiểm dịch động thực vật, mới có thêm hình thức thông báo bằng cách sử dụng APP trên điện thoại di động, chỉ cần tải phần mềm APP (iOS, Android) “Báo cáo tức thời thảm họa thiên nhiên đối với cây trồng”, gửi kèm ảnh khi thông báo thì hệ thống quản lý sẽ đồng thời biết được định vị GPS nơi phát hiện ra côn trùng khả nghi, rút ngắn thời gian giám định xác nhận.
 

 Trước đó, vào ngày 13/5, Ủy ban Nông nghiệp đã phát đi thông báo về việc sâu keo mùa thu đã tràn vào nhiều nước châu Mỹ, châu Phi và châu Á, rất có thể sẽ bị các luồng gió Tây Nam của hạ tuần tháng 6 thổi vào Đài Loan. Do sâu keo mùa thu gây tổn hại tới nhiều loài cây trồng như lúa mì, cao lương, ngô, lúa nước, v.v… nên Ủy ban Nông nghiệp đã bố trí 500 điểm quan trắc để phục vụ công tác phòng chống sâu bệnh, đồng thời công bố loài sâu này có 4 đốm đen trên lưng, đầu hình chữ Y ngược, kêu gọi mọi người dân nếu nhìn thấy sâu keo mùa thu phải thông báo ngay cho các cơ quan như Cục Phòng dịch và Kiểm dịch động thực vật, chính quyền địa phương, v.v...
 

 Khi đưa người thân đến tham quan Nông trường Phi Ngưu ở huyện Miêu Lật vào ngày 8/6, ông Trương đã phát hiện ngay ra sâu keo mùa thu và chủ động thông báo với Cục Phòng dịch và Kiểm dịch động thực vật.
 

 Trao đổi với các phóng viên, ông Trương khiêm tốn nói ông không phải là chuyên gia nông nghiệp, không giỏi giang đến thế, thực ra ông học về hóa học, làm trong ngành sản xuất bán dẫn. Do công ty dự định tìm kiếm cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và tài nguyên nước, nên ông lên mạng Internet tìm kiếm, đọc được những thông tin và tin tức liên quan. Có thể do ông đã từng xem tin tức quốc tế về sâu keo mùa Thu, nên mạng Internet cũng tự động giới thiệu các bản tin có cùng chủ đề cho ông xem; vì vậy, ông đã đọc rất nhiều bài viết quốc tế của Hãng tin Reuter về sâu keo mùa thu.
 

 Thật là trùng hợp, trong số các loài côn trùng, ông cũng chỉ biết mỗi sâu keo mùa thu, không biết về các loài sâu khác nhưng vì sâu keo mùa thu rất ghê gớm, không những thích ăn ngô, ăn lúa, mà thực ra đến cây ớt hay cây bông cũng đều bị chúng ăn hết, khi không có loài cây yêu thích, chúng có thể ăn mọi loại cây trồng, lại thêm đặc điểm hình thái rất rõ ràng, khiến ông có ấn tượng sâu sắc về chúng.
 

 Tin của ông thông báo là trường hợp đầu tiên phát hiện ra sâu keo mùa thu, “thật là kịch tính”, hôm đó ông Trương đưa người nhà đến chơi ở Nông trường Phi Ngưu, khi bọn trẻ đang cho bò ăn, ông nhìn thấy có ấu trùng sâu rơi từ trên lá ngô xuống, phát hiện thấy đặc trưng đuôi có 4 đốm đen, đầu hình chữ Y ngược giống như thông tin đã tìm hiểu nên ông đã nhận ra ngay và lập tức thông báo, tránh gây nguy hại cho ngành nông nghiệp Đài Loan.
 

 Được cư dân mạng ca ngợi là người anh hùng vô danh, nhưng ông khiêm tốn bày tỏ: Ông tin rằng mỗi cá nhân khi tiếp xúc với thông tin tương tự đều sẽ làm như vậy.

 

(Nguồn: Hãng tin Trung ương CNA)