Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia trở thành phân hội châu Á-Thái Bình Dương của Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế
2019-06-13

Thành lập năm 2018, Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia đã tiến hành nhiều hoạt động trao đổi, hợp tác với các viện bảo tàng quốc tế và sẽ trở thành phân hội châu Á của Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế vào tháng 9/2019. Đây cũng là lần đầu tiên tổ chức Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế thành lập phân hội tại châu Á. Ảnh trên là cảnh Tổng thống Thái Anh Văn tham dự lễ khánh thành Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia tổ chức ngày 17/5/2018 (Ảnh: Phủ Tổng thống)

Thành lập năm 2018, Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia đã tiến hành nhiều hoạt động trao đổi, hợp tác với các viện bảo tàng quốc tế và sẽ trở thành phân hội châu Á-Thái Bình Dương của Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế vào tháng 9/2019. Đây cũng là lần đầu tiên tổ chức Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế thành lập phân hội tại châu Á. Ảnh trên là cảnh Tổng thống Thái Anh Văn tham dự lễ khánh thành Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia tổ chức ngày 17/5/2018 (Ảnh: Phủ Tổng thống)
 

 Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia (National Human Rights Museum) được chính thức thành lập năm 2018. Năm nay, Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia và các viện bảo tàng quốc tế đã tiến hành nhiều hoạt động trao đổi và hợp tác, trong đó có sự kiện Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia sẽ trở thành phân hội châu Á-Thái Bình Dương của Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế (ICOM-Federation of International Human Right Museums) vào tháng 9/2019. Đây cũng là lần đầu tiên tổ chức Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế thành lập phân hội tại châu Á.
 

 Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế có trụ sở chính tại London và chỉ có 2 phân hội trên toàn thế giới, 1 phân hội ở châu Mỹ La tinh và 1 phân hội tại Đài Loan. Lý do lựa chọn Đài Loan làm nơi thành lập phân hội châu Á là do Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia được thành lập ở cấp quốc gia, khác với các khu vực khác của châu Á, đa số chỉ thành lập với hình thức một viện bảo tàng, kỷ niệm những sự kiện lịch sử đơn lẻ về đàn áp nhân quyền.
 

 Giám đốc Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia – ông Trần Tuấn Hoành cho rằng: Nhìn từ góc độ hướng Nam mới, “nhân quyền là giá trị rất quan trọng của hướng Nam mới, nhân quyền cũng là con đường để Đài Loan quảng bá ra thế giới”. Đặc biệt, châu Á có rất nhiều nhà hoạt động nhân quyền, mặc dù vẫn gìn giữ được những không gian lịch sử và văn vật liên quan đến nhân quyền, nhưng lại không biết cách trưng bày và giáo dục như thế nào.
 

 Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia đóng vai trò là kênh nhân quyền châu Á, một mặt học hỏi quốc tế, mặt khác hỗ trợ các nước châu Á, trở thành human rights hub (trung tâm nhân quyền).
 

 Sau khi trở thành phân hội châu Á-Thái Bình Dương của Liên minh Bảo tàng Nhân quyền Quốc tế, dự kiến năm 2020, Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia sẽ tổ chức diễn đàn “Văn học đen tối”, mời các nhà văn sáng tác văn học từ khắp các nước châu Á với bối cảnh khủng bố trắng hoặc chế độ độc tài đến Đài Loan giao lưu quốc tế, để lịch sử bất công của khu vực châu Á không được quan tâm, chú ý trong quá khứ sẽ được nhìn thấy.
 

 Tháng 10 năm nay, Bảo tàng Nhân quyền Quốc gia sẽ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) với Cục hồ sơ, Bộ An ninh Quốc gia Đức, dự kiến sẽ tổ chức diễn đàn Bảo tàng Đài Loan-Đức để thúc đẩy trao đổi song phương.

 

(Nguồn: Hãng tin Trung ương CNA)