Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Chuyến phượt Hoa Liên hoài cổ bằng xe đạp Hành trình xuyên thung lũng khám phá quần thể kiến trúc gỗ
2019-07-08

Công viên rừng Đại Nông Đại Phú có con đường hoàn thiện dành riêng cho xe đạp, đạp xe dưới hàng cây rợp bóng, mát mẻ dễ chịu, trong lòng cảm thấy rất vui vẻ thoải mái.

Công viên rừng Đại Nông Đại Phú có con đường hoàn thiện dành riêng cho xe đạp, đạp xe dưới hàng cây rợp bóng, mát mẻ dễ chịu, trong lòng cảm thấy rất vui vẻ thoải mái.

 

“Trí giả lạc thủy, nhân giả lạc sơn” tức chỉ “Người có Trí thông minh thích nước, người có Nhân nghĩa ưa núi”. Tại huyện Hoa Liên (Hualien) có hai con đường tỉnh lộ đi xuyên qua, đó là đường tỉnh lộ ven biển và đường tỉnh lộ xuyên núi. “Chuyến phượt xe đạp khắp Đài Loan” lần này do tạp chí “Panorama” đề xuất, sẽ đi theo tuyến tỉnh lộ số 9 nằm giữa dãy núi Trung Ương và dãy núi dọc theo bờ biển, có ý nghĩa như người có đức Nhân bao dung đón nhận vạn vật, thung lũng Hoa Liên khoảng 100 năm trở lại đây bao dung đón nhận các phong cách kiến trúc khác nhau.

Như Cửa hàng trưởng “Nhà sách Thời gian 1939” Ngô Thái Ninh (Trista Wu) nói rằng: “Khởi nguồn cũng chính bởi vì yêu ngôi nhà cũ này.” Nguyên nhân xuất phát lên đường cũng thuần túy giống vậy, khởi hành vì yêu mến những ngôi nhà cũ kiểu Nhật, nào hãy cùng chúng tôi đi theo dấu chân của những người Nhật Bản thời trước, thực hiện chuyến phượt bằng xe đạp chậm rãi đến thăm Hoa Liên, chốn tiên cảnh trần gian tràn đầy phong cách Nhật Bản nhé!

 

Chuyến phượt Hoa Liên hoài cổ bằng xe đạp

 Chuyến phượt bằng xe đạp sẽ xuất phát từ bãi biển Thất Tinh Đàm, khởi hành từ huyện lộ 193 đi dọc theo cảng Hoa Liên tới khu Công viên nước biển sâu D Park của Công ty Phân bón Đài Loan (Taiwan Fertilizer Company), trong công viên có 2 cụm kiến trúc gỗ được xây vào thời kỳ Nhật Bản cai trị đảo Đài Loan, trong đó đại sảnh của khu văn phòng được sửa sang thành nhà hàng chủ đề, ở phía ngoài đại sảnh vẫn còn bảo tồn Đền thờ Shinto của Nhật thời trước, là nơi gửi gắm tâm linh của công nhân Nhật, tương đối hiếm thấy.

 Sau bữa ăn, chúng tôi tiếp tục đạp xe đạp dọc theo cảng Hoa Liên đi về hướng Nam theo con đường huyện lộ 193, tiến vào trung tâm thành phố Hoa Liên, ngay ở đối diện của Trường Trung học phổ thông công lập Hoa Liên (gọi tắt là trường trung học Hoa Liên), tại đây sẽ tìm thấy Trung tâm Văn hóa kỷ niệm nhạc sĩ Quách Tử Cứu (Kuo Tzu-chiu).

Một góc của Trung tâm Văn hóa kỷ niệm nhạc sĩ Quách Tử Cứu, với bức vách tre trát bùn và cánh cửa sổ gỗ đóng lại mang chút hơi thở của thiền định.Một góc của Trung tâm Văn hóa kỷ niệm nhạc sĩ Quách Tử Cứu, với bức vách tre trát bùn và cánh cửa sổ gỗ đóng lại mang chút hơi thở của thiền định.

 

Theo bước chân người lính

 “Sớm xuân cánh hoa nhè nhẹ bay, ngày Tết lại đến không thấy người về, nhớ những cây liễu xanh mơn mởn của năm xưa, là lúc chia tay với người tham gia cuộc trường chinh vạn dặm.....” Vào thập niên 1970, 1980 của Đài Loan, hễ có đoàn hợp xướng thì ắt sẽ có bài hát “Hồi ức”, ca khúc này do ông Quách Tử Cứu, giáo viên trường trung học Hoa Liên cũng được tôn vinh là “cha đẻ âm nhạc của Hoa Liên” sáng tác, đã được hát vang lên ở khắp mọi nơi.

 Từ năm 1936 trường trung học Hoa Liên dựa vào quy cách thiết kế cư xá cấp quan chức theo “Tiêu chuẩn kiến trúc của Phủ Tổng đốc Đài Loan” để xây ký túc xá cho giáo viên, trong đó bao gồm ký túc xá hạng A cao cấp nhất để làm nơi ở cho sĩ quan cấp cao được mời từ Nhật Bản đến Đài Loan dạy học.

Nhà ở cũ của ông Quách Tử Cứu vẫn bảo tồn tụ cách điện bằng gốm sứ từ thời kỳ Nhật Bản cai trị, có độ chịu nhiệt cao, không dễ gây chập điện, tuy nhiên do cách làm rất phức tạp, nên thời nay rất hiếm gặp.Nhà ở cũ của ông Quách Tử Cứu vẫn bảo tồn tụ cách điện bằng gốm sứ từ thời kỳ Nhật Bản cai trị, có độ chịu nhiệt cao, không dễ gây chập điện, tuy nhiên do cách làm rất phức tạp, nên thời nay rất hiếm gặp.

 Ông Trịnh Hoằng Thành (Jhong Hong-cheng) - Trưởng điều hành Quỹ Văn hóa Nghệ thuật Quách Tử Cứu giải thích rằng: “Chỉ có ở cư xá của quan chức cấp cao mới có chiếc cổng đôi chia làm bên ngoài và bên trong, trụ cửa của cổng ngoài và các họa tiết cây cọ trên trần nhà của phòng trẻ em có ý nghĩa tượng trưng đây là thuộc địa của người Nhật tại vùng Đông Nam Á.”

 Dĩ nhiên, đến nay đã không còn thấy được hình ảnh của giáo viên sĩ quan đeo trên người thanh kiếm võ sĩ nữa, còn ký túc xá giáo viên cũng từng trải qua nhiều năm dãi nắng dầm mưa. Sau khi được tu sửa lại, ngày nay đã được sử dụng làm Trung tâm Văn hóa kỷ niệm nhạc sĩ Quách Tử Cứu.

 Thi sĩ Trần Lê (Chen Li) miêu tả ông Quách Tử Cứu, người thầy dạy âm nhạc thời trung học của mình là “Nhạc sĩ huyền thoại của Đài Loan”, ông sáng tác những nhạc phẩm như “Hồi ức”, “Anh đến đây” v.v... là những ca khúc chắc chắn sẽ được các đoàn hợp xướng chọn để biểu diễn. Từ nhỏ ông Quách Tử Cứu sống trong gia cảnh nghèo khó, chỉ tốt nghiệp tiểu học, sau khi được tuyển vào làm giáo viên tại trường trung học Hoa Liên vào năm 1946, ông đã cố gắng học bổ túc thêm và hoàn thành chương trình cao đẳng.

 Ông Quách Tử Cứu đưa câu nói cửa miệng “Cùng tắc biến, biến tắc thông”, có nghĩa là sự vật phát triển tới cực điểm, thì tất phải biến hóa, sau khi biến hóa liền thông đạt để thực hành vào trong nền giáo dục âm nhạc, sáng chế ra “thiết bị điện tử đọc nốt nhạc trên khuông nhạc 5 dòng”. Tự ông vẽ bản vẽ thiết kế, nhờ thợ cơ điện chế tác ra bảng đèn tín hiệu của khuông nhạc năm dòng kẻ nối với các phím đàn Organ, khi ấn xuống đàn phím “Do” trên đàn Organ, thì vị trí của đèn tương ứng với nốt nhạc “Do” sẽ bật sáng. Thông qua sự kết hợp giữa thính giác và thị giác như vậy giúp học sinh hiểu sâu hơn khi học. 

Phủ tướng quânRPhủ tướng quân

 Sau khi gõ xong những phím đàn Organ được tái chế và chiếc máy đánh chữ cũ kỹ của thập niên 1980, chúng tôi lại tiếp tục hành trình đi về hướng dòng sông Mỹ Luân (Meilun).

 Nằm bên dòng sông Mỹ Luân là một dãy cư xá kiểu Nhật, hàng cây ô cửu (còn gọi là cây sòi) cao vút đã giúp cho quần thể nhà gỗ che khuất đi ánh nắng mặt trời chói chang chiếu rọi.

 “Phủ tướng quân” cũng là cư xá của sĩ quan, khi đó là nơi ở của Đại tá Mitsuo Nakamura, Chỉ huy tối cao của quân Nhật tại Đài Loan, địa điểm tọa lạc tại Vườn Thông (Pine Garden) dưới chân núi Mỹ Luân, là trung tâm chỉ huy quân sự nơi vị đại tá này làm việc.

 Ngày hôm đó, cụ Lý Vĩnh Trấn (Li Yongzhen) là tình nguyện viên văn hóa đã thuyết trình giới thiệu cho chúng tôi, cụ đã 90 tuổi có “tuổi thọ bằng” với Phủ tướng quân.

APhủ tướng quân được chỉ định là di tích loại 3 cấp huyện do hình ảnh loang lổ của mái ngói tạo nên nét đẹp khá đặc biệt, sau này sẽ được phục chế lại trở thành con hẻm mang đậm phong cách của kinh đô Nhật Bản.Phủ tướng quân được chỉ định là di tích loại 3 cấp huyện do hình ảnh loang lổ của mái ngói tạo nên nét đẹp khá đặc biệt, sau này sẽ được phục chế lại trở thành con hẻm mang đậm phong cách của kinh đô Nhật Bản.

 Theo cụ Lý Vĩnh Trấn giải thích: “Cụm từ wansei là để chỉ những người Nhật Bản sinh ra tại Đài Loan trong thời kỳ Nhật Bản cai trị hòn đảo, tôi có một người bạn cùng trường là wansei, vào cuối cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, anh ta tham gia vào đội cảm tử Kamikaze, sau đó không thấy trở về nữa”. 6 năm trước những người bạn wansei khác từ Nhật Bản trở về đây tham gia hội lớp tại trường trung học Hoa Liên, mọi người cùng nói với nhau “Bạn vẫn còn đấy ư!”, cuộc sum họp này đã diễn ra trong không khí rất cảm động.

 

Trải nghiệm cuộc sống thường ngày năm xưa của wansei

 Ánh nắng sau buổi trưa rất đẹp, từng tia nắng chiếu xuống mảng rêu xanh trên mái nhà cổ lợp ngói. Đã đi xe đạp gần 9 km, cũng tới lúc phải để cho cơ thể và tâm trí được nghỉ ngơi, thư giãn.

 Bước vào “Nhà sách Thời gian 1939”, một ngôi nhà cổ kính kết hợp giữa món chay với sách cũ và hoạt động văn hóa nghệ thuật, “tại đây có cuộc sống rất đỗi thường ngày! Tựa như chúng ta đã từng sinh sống ở nơi đây được 80 năm rồi", cửa hàng trưởng nhà sách Ngô Thái Ninh cho hay. 

 Có lẽ là do mùi hương của cây bách Đài Loan thơm ngát trong phòng đã làm cho người ta quên đi sự tồn tại của thời gian.

 Để trải nghiệm cuộc sống xưa kia của wansei, từ tỉnh lộ 9C chúng tôi lại tiếp tục đến thăm Tu viện Phật giáo Qingxiu ở xã Cát An (Ji’an). Tu viện Phật giáo này là ngôi chùa Nhật Bản hiện vẫn được bảo tồn hoàn hảo nhất tại Đài Loan. Trong đó có 88 bức tượng Phật bằng đá được trang trí trên bức tường, tương truyền rằng những bức tượng này đều được thỉnh từ 88 ngôi chùa ở vùng Shikoku Nhật Bản đến Đài Loan, để các Phật tử đến tu viện lễ bái một vòng, cảm tưởng như đã đi thăm khắp hòn đảo Shikoku vậy.

Hiệp hội phát triển khu cộng đồng Dân Sinh Hoa Liên hết sức bảo vệ gìn giữ kiến trúc Phủ tướng quân, chuẩn bị bộ đồ Yukata cho du khách trải nghiệm.Hiệp hội phát triển khu cộng đồng Dân Sinh Hoa Liên hết sức bảo vệ gìn giữ kiến trúc Phủ tướng quân, chuẩn bị bộ đồ Yukata cho du khách trải nghiệm.

 Tiếp tục hành trình đi về phía Nam, các đường phố của xã Thọ Phong (Shoufeng) trở nên thẳng tắp, chúng đan xen với nhau như hình bàn cờ, đây là địa điểm của Làng Di dân Phong Điền (Fengtian - Toyoda), đứng đầu trong ba ngôi làng di dân của Hoa Liên do chính phủ thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Đài Loan quy hoạch.

 Một căn nhà gỗ nằm ở góc rẽ của lối ra vào Ga xe lửa Phong Điền, đây là tiệm tạp hóa bán đồ cũ có tên gọi là “Nhà Ngũ Vị”. Kết cấu mái kèo của tiệm tạp hóa này khác hẳn so với các cư xá sĩ quan đã thấy trước đó, là ngôi nhà mái kiểu bánh ú “có 4 mặt dốc”

 Xà chính nằm ở cao nhất vô cùng ngắn, nên khiến cho toàn bộ nóc nhà trông tựa như chóp nón, còn lớp trải trên mái thì được đan kết bằng cây cỏ lau. Những kệ hàng, bàn ghế bằng gỗ và đám trẻ con chạy đi chạy lại thoăn thoắt trong nhà tạo nên một cảnh quan đặc biệt thú vị.

 

Nghỉ đêm tại ký túc xá nhân viên Xưởng sản xuất đường mía

 Trong hành trình phượt xe đạp nhớ về Hoa Liên, khi đạp tới “Xưởng sản xuất đường mía Hoa Liên phục vụ tham quan” nằm ở cực Nam, là đã vượt qua chặng đường hơn 59 km.

 Mái ngói đen nằm dưới bầu trời đầy sao vô cùng quyến rũ, được soi sáng bằng những ngọn đèn đường và đèn lồng đá đầy cổ kính, dẫn dắt mọi người tới nơi ở đêm nay trong chuyến hành trình này.

Bước vào ngôi vườn của Nhà sách Thời gian 1939, tưởng chừng như trở lại cảnh xây dựng ngôi nhà của năm 1939, cho dù có xe máy đi qua trước cửa, cũng không thể nào làm ảnh hưởng tới nhịp sống chậm của ngôi nhà cổ này.Bước vào ngôi vườn của Nhà sách Thời gian 1939, tưởng chừng như trở lại cảnh xây dựng ngôi nhà của năm 1939, cho dù có xe máy đi qua trước cửa, cũng không thể nào làm ảnh hưởng tới nhịp sống chậm của ngôi nhà cổ này.

Mở cánh cửa ký túc xá ra, sẽ ngửi thấy mùi hương ngào ngạt của cây bách Đài Loan và gỗ thông Lào, không cần uống rượu, vì hương thơm của gỗ bách đã làm say lòng người.

 Phía ngoài có cây chống nghiêng, bên trong có phòng khách với chiếc bàn thấp, có căn phòng trải chiếu tatami kiểu Nhật truyền thống và tủ âm tường, ngoài ra còn có hành lang và buồng tắm v.v..., tu sửa lại theo đúng kết cấu trước đây của ký túc xá nhân viên, hoàn toàn giữ lại được kết cấu của ngôi nhà kiểu Nhật truyền thống.

 Vào đêm hôm đó, thả mình vào trong chiếc bồn tắm gỗ bách thư giãn, khoác lên người trang phục Yukata nhẹ mỏng (một loại của Kimono), nằm trên chiếc giường tatami để tận hưởng mùi hương dạt dào của gỗ bách, có giấc ngủ thật say nồng.

 Xưởng sản xuất đường mía Hoa Liên bắt đầu sản xuất đường mía vào năm 1921, có rất đông nhân viên, một năm sau đó xây dựng ký túc xá nhân viên theo tiêu chuẩn chỗ ở của quan chức Phủ Tổng đốc, ngày nay là cảnh quan văn hóa cấp quốc gia duy nhất trên khắp Đài Loan có thể nghỉ qua đêm.

88 bức tượng Phật bằng đá của Tu viện Phật Giáo Qingxiu là niềm gửi gắm nhớ về quê hương của di dân Nhật Bản tại Đài Loan.88 bức tượng Phật bằng đá của Tu viện Phật Giáo Qingxiu là niềm gửi gắm nhớ về quê hương của di dân Nhật Bản tại Đài Loan.

 Ông Âu Trúc Nam (Vince Ou), Phó giám đốc Xưởng sản xuất đường mía Hoa Liên cho biết: “Các hạ tầng cơ sở của Xưởng sản xuất đường mía, như căn-tin có bán rượu (tức mô hình cửa hàng hợp tác xã ngày nay), trường tiểu học, phòng khám, rạp chiếu bóng, tiệm cắt tóc v.v...” Trung tâm hội đủ các chức năng sinh hoạt vào thời kỳ Nhật Bản đô hộ này được bảo tồn hoàn chỉnh cho tới tận ngày nay, đạp xe trong khu vực nhà máy, có cảm giác như đang ở tại Xưởng sản xuất đường mía Hoa Liên của hơn 90 năm trước.

 

Thoải mái đi phượt trong công viên rừng

 Tại Xưởng sản xuất đường mía, với sự giới thiệu của nhiều người, vào rạng sáng ngày hôm sau, từ Xưởng sản xuất đường mía chúng tôi đạp xe đạp khoảng 3-4 km về phía Nam, ước chừng ở địa điểm kilomét số 255 trên đường tỉnh lộ số 9, khi rẽ sang bên trái nhìn thấy một con đường thẳng tắp chạy về phía đường chân trời, tức là đã tiến vào con đường đón ánh bình minh của “Khu công viên rừng Đại Nông Đại Phú” (Danongdafu Forest Park).

Tu viện Phật giáo QingxiuTu viện Phật giáo Qingxiu

 Trong khu công viên rừng có diện tích 1.250 hecta có gần 20 giống cây, cô Dương Mạnh Dao (Yang Mengyao), người thuyết minh có kinh nghiệm lâu năm đã hướng dẫn chúng tôi đi xe đạp đến con đường dành riêng cho xe đạp vòng quanh khu phía Bắc công viên, được bao quanh bởi những hàng cây phong và cây cà na.

 Công viên rừng có cảnh quan sinh thái phong phú, đạp xe đạp tới đây có cơ hội bắt gặp chồn bạc má, cầy vòi mốc và lợn rừng; từ giữa tháng 3 cho tới tháng 4 vào ban đêm, còn có thể được ngắm đom đóm trên con đường vòng quanh khu phía Bắc công viên.

 Nếu không có hướng dẫn viên Dương Mạnh Dao dẫn đường, chúng tôi sẽ không thể nào khám phá ra lá phong mang hương vị ngọt ngào của quả chanh leo. Dọc theo con đường phía ngoài là cây mưa vàng Đài Loan, trên đó có những đàn kiến làm tổ, đã giúp chúng tôi hiểu biết hơn về cảnh tượng cộng sinh giữa đàn kiến và cây cối trong thiên nhiên.

Trong Xưởng sản xuất đường mía Quang Phục (Kuang Fu), cư xá của Xưởng trưởng, Phó Xưởng trưởng đang chờ sửa và đang được sửa chữa, cùng với nhà trọ được sửa mới, mỗi một công trình đều mang ý nghĩa tượng trưng thời đại.Trong Xưởng sản xuất đường mía Quang Phục (Kuang Fu), cư xá của Xưởng trưởng, Phó Xưởng trưởng đang chờ sửa và đang được sửa chữa, cùng với nhà trọ được sửa mới, mỗi một công trình đều mang ý nghĩa tượng trưng thời đại.

 Nhà văn Tô Thức nói rằng: “Nhân sinh như nghịch lữ, ngã dịch thị hành nhân”, là để chỉ đời người ta như quán trọ trên đường xa, tôi cũng là lữ khách rong ruổi.

 Vào thời kỳ Nhật Bản cai trị đảo Đài Loan, người di trú và wansei đã từng lữ hành và lưu trú nơi thung lũng, trong đó có hàng ngàn điều không thể mang đi khỏi, không chỉ là cụm kiến trúc, mà còn có rất nhiều câu chuyện cũng như tinh thần kiên định không lay chuyển chẳng thể kể hết.

 Đạp xe qua khỏi Hoa Liên, tôi cũng là người khách qua đường vội vã, vì yêu mến những mái nhà xưa mà thực hiện chuyến phượt bằng xe đạp, ghé thăm người Nhật Bản di trú Đài Loan, nhóm người wansei, hoặc lần theo dấu chân xưa của nông dân trồng mía trong công viên rừng, với biết bao dấu ấn xếp thành tầng tầng lớp lớp, đã dệt thành một trang ký sự về chuyến du lịch hoài cổ.