Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Đài Loan liên tiếp 10 năm được xếp ở cấp độ 1 trong Báo cáo đánh giá phòng chống nạn buôn lậu người trên toàn cầu
2019-06-21

Sáng 20/6, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Báo cáo đánh giá phòng chống nạn buôn người trên toàn cầu năm 2019, Đài Loan được xếp vào nhóm quốc gia ở cấp độ 1 trong tổng số 180 nước được đánh giá trên toàn cầu. Đây cũng là năm thứ 10 liên tiếp Đài Loan được xếp ở cấp độ 1 (Ảnh: LTN)

Sáng 20/6, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Báo cáo đánh giá phòng chống nạn buôn người trên toàn cầu năm 2019, Đài Loan được xếp vào nhóm quốc gia ở cấp độ 1 trong tổng số 180 nước được đánh giá trên toàn cầu. Đây cũng là năm thứ 10 liên tiếp Đài Loan được xếp ở cấp độ 1 (Ảnh: LTN)
 

 Vào 9 giờ sáng 20/6 (giờ miền Đông nước Mỹ, tức 9 giờ tối 20/6 giờ Đài Loan), Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố Báo cáo đánh giá phòng chống nạn buôn người trên toàn cầu năm 2019 (2019 Trafficking in Person Report). Theo đó, Đài Loan được xếp vào nhóm quốc gia ở cấp độ 1 trong tổng số 180 nước được đánh giá trên toàn cầu. Đây cũng là năm thứ 10 liên tiếp Đài Loan được xếp ở cấp độ 1.
 

 Năm 2018, tổng số nạn nhân nước ngoài của nạn buôn người ở Đài Loan là 120 người, đây là con số thấp nhất trong nhiều năm qua. Viện kiểm sát các địa phương đã khởi tố 112 tội phạm buôn người, cũng là con số thấp nhất trong các năm, cho thấy công tác phòng chống nạn buôn người ở Đài Loan đã thu được kết quả tốt, đồng thời được phía Mỹ khẳng định trong báo cáo.
 

 Bộ Nội vụ nhấn mạnh: Các vấn đề liên quan đến phòng chống nạn buôn người là rất rộng, cần phải kết hợp với các bộ ngành và các tổ chức tư nhân trên toàn quốc như Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động, Bộ Giao thông, Ủy ban Nông nghiệp và các đoàn thể nhân dân, v.v…, cùng gánh vác và cùng thúc đẩy phát triển công tác này. Trong báo cáo năm nay, phía Mỹ kiến nghị Đài Loan nên tăng cường giám sát các tàu cá quốc tịch Đài Loan; phỏng vấn, kiểm tra và bảo vệ các thủy thủ có thể bị bóc lột trên tàu cá; sửa đổi chính sách và lập các quy định pháp luật liên quan để giảm phí tuyển dụng và phí phục vụ thu của lao động nước ngoài. Các việc nói trên đều đã được đưa vào tiến độ theo dõi và quản lý định kỳ của Viện Hành chính.
 

 Để hội nhập quốc tế chặt chẽ hơn, tháng 1 năm nay, Viện Hành chính đã phê duyệt “Chương trình hành động bảo vệ mới 2019-2020”, tăng cường cơ chế phối hợp và hợp tác phòng chống nạn buôn người với thái độ tích cực hơn nữa, không chỉ mở rộng lên 19 thành viên Bộ ngành trung ương tham gia công tác phòng chống nạn buôn người, mà còn thực hiện công tác này trên mọi phương diện, hy vọng sẽ thực hiện bảo vệ quyền con người, làm tròn trách nhiệm của công dân toàn cầu và hướng đến cột mốc 10 năm thứ 2.
 

(Nguồn: Hãng tin Trung ương CNA)