Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Bộ Giáo dục khởi động năm học đầu tiên giảng dạy ngôn ngữ 7 nước Đông Nam Á
2019-06-26

Đề cương giảng dạy ngôn ngữ Cư dân mới năm học 2019-2020 sẽ bắt đầu được đưa vào thực thi từ tháng 8 năm nay. Đây là đề cương mới đi đầu trên thế giới với việc cùng lúc đưa chương trình ngôn ngữ của 7 nước Đông Nam Á vào làm môn bắt buộc phải chọn trong lĩnh vực ngôn ngữ ở cấp tiểu học (Ảnh: Bộ Giáo dục)

Đề cương giảng dạy ngôn ngữ Cư dân mới năm học 2019-2020 sẽ bắt đầu được đưa vào thực thi từ tháng 8 năm nay. Đây là đề cương mới đi đầu trên thế giới với việc cùng lúc đưa chương trình ngôn ngữ của 7 nước Đông Nam Á vào làm môn bắt buộc phải chọn trong lĩnh vực ngôn ngữ ở cấp tiểu học (Ảnh: Bộ Giáo dục)
 

 Đề cương giảng dạy ngôn ngữ Cư dân mới năm học 2019-2020 sẽ bắt đầu được đưa vào thực thi từ tháng 8 năm nay. Đây là đề cương mới đi đầu trên thế giới với việc cùng lúc đưa chương trình ngôn ngữ của 7 nước vào làm môn bắt buộc phải chọn trong lĩnh vực ngôn ngữ ở cấp tiểu học.
 

 Tại buổi họp báo ra mắt giáo trình và khởi động chương trình đề cương được tổ chức vào sáng 25/6, Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế-Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc – ông Nguyễn Anh Dũng, Đại diện Văn phòng Kinh tế-Văn hóa Manila (Philippines) tại Cao Hùng – bà Irene Ng, Tổ trưởng Văn hóa Xã hội và Bảo vệ công dân Indonesia của Văn phòng Kinh tế-Văn hóa Indonesia tại Đài Bắc – ông Fajar Nuradi đều đến tham dự buổi lễ với tư cách là khách mời danh dự.
 

 Ngôn ngữ Cư dân mới trong đề cương 12 năm giáo dục bắt buộc bao gồm ngôn ngữ của 7 nước Đông Nam Á: Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Malaysia và Philippines. Bắt đầu thực hiện từ tháng 8/2019 đối với học sinh lớp 1 cấp tiểu học, mỗi tuần học một tiết, căn cứ nguyện vọng của học sinh, chọn học 1 môn trong số các thứ tiếng: tiếng Mân Nam (tiếng Đài), tiếng Khách gia (Hakka), tiếng dân tộc nguyên trú và ngôn ngữ cư dân mới. Học sinh cấp THCS có thể lựa chọn chương trình học linh hoạt, còn đối với học sinh cấp THPT, ngôn ngữ Cư dân mới được đưa vào để chọn học ngoại ngữ 2.
 

 Nhằm đáp ứng việc thực thi chương trình ngôn ngữ Cư dân mới, năm 2016, Vụ Giáo dục Quốc dân thuộc Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục thành phố Tân Bắc đã thành lập hội đồng biên soạn với 78 thành viên bao gồm các chuyên gia, học giả, giáo viên và hiệu trưởng các trường tiểu học, trung học, trong đó có 5 ủy viên thẩm định nội dung tiếng Hoa, 14 ủy viên thẩm định nội dung tiếng dân tộc nguyên trú, 30 ủy viên biên tập tiếng Hoa, 29 ủy viên biên tập ngôn ngữ Cư dân mới. Hội đồng cùng hợp tác biên soạn và hoàn thành tổng cộng 126 tập giáo trình ngôn ngữ của 7 thứ tiếng, mỗi thứ tiếng có 18 tập với 12 tập giáo trình từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 3 của cấp tiểu học và 6 giáo trình dành cho giai đoạn 4 ở cấp trung học.
 

 Vụ Giáo dục Quốc dân cũng đồng thời kết hợp với Đại học Trung Ương và Viện Công nghiệp Công nghệ thông tin, nghiên cứu và phát triển giáo trình kỹ thuật số giảng dạy ngôn ngữ Cư dân mới, hiện nay đã hoàn thành từ tập 1 đến tập 4 của giai đoạn 1. Nội dung giáo trình bao gồm việc lồng tiếng song ngữ (tiếng Hoa và ngôn ngữ Cư dân mới) cho 7 thứ tiếng, đồng thời căn cứ vào đó để xây dựng giáo trình kỹ thuật số gồm các đoạn hội thoại, hỏi đáp và các bài hát. Giáo trình kỹ thuật số còn có các đặc tính: thân thiện với môi trường (không sử dụng giấy), có thể kết nối đa phương tiện, đọc được trên nhiều màn hình, giúp quá trình học tập ngôn ngữ trở nên phong phú, đa dạng hơn, hy vọng sẽ hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy ngôn ngữ Cư dân mới.
 

 Để mở rộng công tác giảng dạy ngôn ngữ Cư dân mới, Bộ Giáo dục cũng sử dụng công nghệ kỹ thuật số để thúc đẩy chương trình dạy học từ xa cho con em cư dân mới, giúp các em học sinh ở vùng sâu vùng xa, giao thông không thuận lợi cũng có thể tham gia chương trình giảng dạy từ xa được giáo viên cùng lúc dạy cho nhiều trường thông qua mạng Internet.
 

 Theo thống kê của Bộ Giáo dục, hiện Đài Loan có 153.987 học sinh ở các cấp là con em cư dân mới, trong đó có 48.043 em ở cấp tiểu học, 43.213 em cấp THCS, 45.543 em cấp THPT và 17.188 em học đại học và cao đẳng.