Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
“Tạp chí Khoa học Y sinh” của Bộ Khoa học Kỹ thuật đạt thành tích nổi bật sau 25 năm xuất bản

"Tạp chí Khoa học Y sinh” (JBS) do Bộ Khoa học Kỹ thuật thành lập năm 1994. Theo báo cáo mới nhất được Viện Thông tin Khoa học Mỹ (ISI) công bố, hệ số ảnh hưởng của JBS trong năm 2018 là 5.203, xếp thứ 20 và lọt top 15% trong số 136 tạp chí y học thực nghiệm và nghiên cứu toàn cầu được ISI ghi nhận (Ảnh chụp màn hình trang web JBS)
 

 Theo “Báo cáo trích dẫn tập san” (Journal Citation Reports) mới nhất được Viện Thông tin Khoa học Mỹ (Institute for Scientific Infornation, ISI) công bố, “Tạp chí Khoa học Y sinh” (Journal of Biomedical Science, JBS) năm 2018 do Bộ Khoa học Kỹ thuật xuất bản có hệ số ảnh hưởng là 5.203, xếp thứ 20 và lọt top 15% trong số 136 tạp chí y học thực nghiệm và nghiên cứu toàn cầu được ISI ghi nhận. JBS không chỉ là ấn phẩm hàng đầu trong số các tạp chí học thuật được Đài Loan xuất bản trong nhiều năm qua mà còn là tạp chí mang tính đại diện rất cao ở châu Á.
 

 Những năm gần đây, số bài viết và bài luận văn được trích dẫn từ “Tạp chí Khoa học Y sinh” đều tăng lên nhiều. Sau thành tích nổi bật với hệ số ảnh hưởng là 3.466 lập được vào năm 2017; năm 2018, tạp chí lại lập thêm kỷ lục mới với hệ số ảnh hưởng lên đến 5.203. Năm 2016 và 2017, “Tạp chí Khoa học Y sinh” xuất bản tổng cộng 182 bài viết; năm 2018, JBS được các luận văn học thuật khác trích dẫn tổng cộng 947 lần.
 

 “Tạp chí Khoa học Y sinh” được thành lập năm 1994, là tạp chí học thuật quốc tế do người Đài Loan làm Tổng biên tập, đăng tải các luận văn nghiên cứu y học cơ bản chất lượng cao bằng tiếng Anh, ban biên tập gồm các tài năng trong giới y học trên toàn cầu. Sau khi thành lập được 3 năm, “Tạp chí Khoa học Y sinh” đã nhận được sự quan tâm chú ý của Tập san “Nature” (Tự nhiên) và được đánh giá trong mục “Bình luận tạp chí mới” của tập san này. Năm 2009, tạp chí được xuất bản với hình thức truy cập mở.
 

 3 năm gần đây, “Tạp chí Khoa học Y sinh” đã đăng tải 339 bài luận văn; trong đó, số bài luận văn trong nước chiếm 34,8%, số bài luận văn của Mỹ và Canada chiếm 14,5%, các bài luận văn còn lại đến từ các khu vực: châu Âu, châu Á, Australia và Nam Mỹ, cho thấy JBS không chỉ rất quốc tế hóa mà đồng thời còn thể hiện những nghiên cứu cơ bản về y sinh học của Đài Loan đã đạt đến trình độ quốc tế.
 

 25 năm trước, Đài Loan đã có gần 4.000 bài luận văn được đăng tải trên các tạp chí học thuật nổi tiếng thế giới nhưng vẫn còn thiếu tạp chí học thuật quốc tế do Đài Loan biên tập. Để thể hiện thành quả nghiên cứu xuất sắc của Đài Loan, phát triển không gian học thuật quốc tế, “Tạp chí Khoa học Y sinh” đã được thành lập, thành tích nổi bật của tạp chí sau 25 năm là món quà quý giá đối với người dân Đài Loan.