Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Nhà hát kịch Quốc gia và Phòng hòa nhạc Quốc gia tổ chức các buổi biểu diễn thư giãn, tự tại
2019-07-12

Hội trường hai phòng quốc gia Đài Bắc (Nhà hát kịch Quốc gia và Phòng hòa nhạc Quốc gia) và Bộ Văn hóa đã tổ chức “Hội thảo hòa nhập nghệ thuật” vào ngày 11/7. Sở Văn hóa, các nhà hát và đoàn thể nghệ thuật thuộc các huyện thị đã đến tham dự và thảo luận sôi nổi (Ảnh do Hội trường hai phòng quốc gia Đài Bắc cung cấp)

Hội trường hai phòng quốc gia Đài Bắc (Nhà hát kịch Quốc gia và Phòng hòa nhạc Quốc gia) và Bộ Văn hóa đã tổ chức “Hội thảo hòa nhập nghệ thuật” vào ngày 11/7. Sở Văn hóa, các nhà hát và đoàn thể nghệ thuật thuộc các huyện thị đã đến tham dự và thảo luận sôi nổi (Ảnh do Hội trường hai phòng quốc gia Đài Bắc cung cấp)
 

 Giám đốc nghệ thuật của Hội trường hai phòng quốc gia Đài Bắc (Nhà hát kịch Quốc gia và Phòng hòa nhạc Quốc gia) – bà Lưu Di Nhữ cho biết: Nhà hát kịch là nơi lấy con người làm trung tâm, được mở cửa để phục vụ cho tất cả mọi người, cho dù là người già, người khuyết tật hay trẻ em… Tuy nhiên cân nhắc đến sự tôn trọng lẫn nhau, Hội trường hai phòng sẽ phối hợp với Dàn hợp xướng Taipei Male Choir ra mắt “Các buổi biểu diễn thư giãn, tự tại” (Relaxed Performance) để tất cả mọi người đều được hưởng quyền lợi vào nhà hát thưởng thức biểu diễn nghệ thuật.
 

 Khác với các buổi biểu diễn thông thường luôn có các quy tắc như phải yên tĩnh, ngồi im, không được di chuyển, “các buổi biểu diễn thư giãn, tự tại” sẽ điều chỉnh một chút về nội dung biểu diễn và môi trường xung quanh, giảm bớt hiệu ứng âm thanh, hình ảnh và ánh sáng mạnh, cho dù là cha mẹ và trẻ nhỏ hay các cụ già lớn tuổi, người có giác quan nhạy cảm hay người khuyết tật, cũng như những khán giả có nhu cầu và điều kiện thể chất khác nhau đều có thể xem biểu diễn một cách thoải mái.
 

 “Các buổi biểu diễn thư giãn, tự tại” sẽ có thêm một số ưu tiên so với chương trình biểu diễn thông thường, nếu bị tê chân, mọi người có thể đứng dậy đi lại, các ông cụ, bà cụ muốn đi vệ sinh có thể đi ra ngoài rồi quay vào, “nhân viên phục vụ của Hội trường hai phòng cũng phải học cách phục vụ khác biệt tại những buổi biểu diễn như thế này, khán giả muốn đi ra ngoài cũng không phải lo lắng, không được để cho người khuyết tật hoặc người già có cảm giác Hội trường hai phòng Đài Bắc không chào đón mình”.
 

 “Các buổi biểu diễn thư giãn, tự tại” không phải là chương trình miễn phí mà sẽ có giá vé giống như giá vé bình thường, “rất nhiều người khuyết tật thực ra không muốn bị đối xử một cách đặc biệt”.
 

 Bà Lưu Di Nhữ cho biết: Với xu thế nâng cao nhận thức quyền bình đẳng về văn hóa, để thực hiện các dự án hội nhập nghệ thuật thì các nhà hát, các nghệ sĩ, nhóm biểu diễn và khán giả đều phải đồng tâm hiệp lực. Đây chỉ là sự khởi đầu, nhà hát là đơn vị đi đầu về dịch vụ không rào cản, nghệ sĩ suy nghĩ về các hình thức xem biểu diễn từ góc độ sáng tác, khán giả học được sự thông cảm và tôn trọng, tất cả mọi người cùng tạo ra địa điểm xem biểu diễn của một cộng đồng thân thiện và đa dạng.

 

(Nguồn: Hãng tin Trung ương CNA)