Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Handmade dẫn đầu xu hướng thời thượng “Drifter Leather” và “KINJO”
2019-09-16

Liu Guan Ling quyết tâm vén màn bí ẩn về kỹ năng gia công kim loại ẩn trong một góc nhỏ của của tiệm vàng, để nghề này được tỏa sáng dưới ánh nắng mặt trời, trở thành kỹ năng thủ công mà ai ai cũng có thể thực hiện.

Liu Guan Ling quyết tâm vén màn bí ẩn về kỹ năng gia công kim loại ẩn trong một góc nhỏ của của tiệm vàng, để nghề này được tỏa sáng dưới ánh nắng mặt trời, trở thành kỹ năng thủ công mà ai ai cũng có thể thực hiện.

 

 Mỗi một tác phẩm thủ công mỹ nghệ đều là một sinh mệnh duy nhất. Dùng hơi ấm bàn tay truyền tải tâm tư tình cảm của con người.

 Nhà khởi nghiệp trẻ bản địa “Drifter Leather” và “KINJO”, thông qua sản phẩm handmade gợi lại những ký ức nằm sâu thẳm trong tâm hồn. Xu hướng thời thượng mang phong cách hoài cổ này đang phát triển rầm rộ, không chỉ tỏa sáng ở Đài Loan mà còn tỏa sáng trên thế giới.

 

Chiếc túi xách da được đặt tên là “Kế thừa” (Heritage), bề ngoài có vẻ đơn giản, bền đẹp theo thời gian

Chiếc túi xách da được đặt tên là “Kế thừa” (Heritage), bề ngoài có vẻ đơn giản, bền đẹp theo thời gian

Sức sống của đồ vật cũ

 Một chiếc chìa khóa rỉ sét, khóa chặt mọi tâm huyết, hơn 100 mẫu sản phẩm handmade là tài sản lớn nhất của “Drifter Leather”. Đẩy cánh cửa kính hình ô vuông của phòng làm việc, lập tức ngửi được mùi thơm nồng của đồ da.

 Hsu Chi (Hứa Kỳ) tốt nghiệp khoa thiết kế nghệ thuật của trường dạy nghề Fu-Hsin, ông cầm dụng cụ một cách thành thạo và bắt đầu cắt da. “Tôi từng làm trong ngành quảng cáo hơn 10 năm”. Cách đây 6 năm, Hsu Chi chợt nhận ra rằng, phải lắng nghe tiếng nói tự đáy lòng, tìm lại niềm đam mê của bản thân mình.

 Lớn lên trong ngành thủ công truyền thống, ông cảm thấy đau lòng khi nhìn thấy kỹ năng tuyệt vời của các thợ làm đồ da sắp bị thất truyền, ông khao khát được nối tiếp nghề thủ công mỹ nghệ quý giá này.

Học cách làm túi da thủ công, các học viên chăm chú vào từng khâu một.

Học cách làm túi da thủ công, các học viên chăm chú vào từng khâu một.

 

Dấu ấn của thợ làm đồ da

 Ngón tay cái bên trái của ông Hsu Chi có một vết sẹo rất sâu. “Đa phần những người thích làm đồ da đều có những vết sẹo lớn hoặc nhỏ”. Giống như một dấu ấn vậy, khắc ghi sự vất vả của thợ làm đồ da.

 Handmade, không như máy móc có thể cài đặt độ chính xác, mà phải hoàn toàn tập trung vào việc mình đang làm, cả tay và mắt, nếu không sẽ “sai một li, đi một dặm”. Bởi vì sức lực của mỗi người đều không giống nhau, hơn nữa, mỗi một tấm da tự nhiên đều có sinh mệnh của riêng mình, cho nên mỗi một tác phẩm đều là duy nhất, không thể sao chép. “Đây là điểm đáng trân trọng trong ngành nghề handmade, cũng là sức quyến rũ mê hoặc lòng người”.

Chiếc vali da xưa cũ của trăm năm trước, từ bàn tay sáng tạo của Hsu Chi trở nên tràn trề sức sống, bề ngoài tinh tế, tăng thêm tính thời thượng

Chiếc vali da xưa cũ của trăm năm trước, từ bàn tay sáng tạo của Hsu Chi trở nên tràn trề sức sống, bề ngoài tinh tế, tăng thêm tính thời thượng

 

Mốt thời thượng của chiếc vali cũ

 “Vali có một sức hấp dẫn kỳ lạ đối với tôi, hồi bấy giờ nó là một sự tượng trưng cho đẳng cấp con người”. Để tìm lại sức cuốn hút đã bị mất đi, “Tôi đi khắp nơi để tìm vali cũ, sau đó tháo rời nó để nghiên cứu cách làm, và khôi phục lại diện mạo của trăm năm trước.”

 Chiếc vali dày và cổ xưa đã khơi dậy những suy nghĩ hoài cổ, trong xu hướng đang thịnh hành, nó có nét quyến rũ độc đáo của riêng mình. Giống như tất cả các loại sản phẩm của “Drifter Leather”, đều có nét quyến rũ thời thượng cổ điển, cho dù đặt chung với các loại sản phẩm tinh tế cũng không hề thua kém.

 Có rất nhiều du khách nước ngoài khi nhìn thấy loại túi da handmade, đều yêu thích không muốn rời tay. Khi lữ khách cất bước lang thang khắp đó đây thì ắt sẽ chia sẻ vẻ đẹp sự hồi sinh của sản phẩm handmade Đài Loan đến khắp nơi trên toàn thế giới.

RPhòng học “Drifter Leather” là không gian để cho mọi người thể hiện sự sáng tạo của mình. Thời trang mang phong cách hoài cổ được truyền đi từ đây.

Phòng học “Drifter Leather” là không gian để cho mọi người thể hiện sự sáng tạo của mình. Thời trang mang phong cách hoài cổ được truyền đi từ đây.

 

Thừa kế bền vững

 “Túi da này được gọi là “Kế thừa” (Heritage)”, đã được phát triển đến thế hệ thứ hai. “Giống như bậc thầy truyền lại ngành thủ công truyền thống cho giới trẻ”. Ông hy vọng tình yêu dành cho văn hóa cũ và thiết kế ban đầu của Đài Loan sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

 Từ lúc mở lớp tại Bảo tàng Nghệ thuật đương đại vào năm 2013 cho đến khi tự mở lớp giảng dạy, Hsu Chi cung cấp cho những người yêu thích đồ da một sân khấu để thực hiện ước mơ. "Để cho đồ da có hơi ấm bàn tay cứ mãi tiếp nối"

 Cho đến nay đã có hơn 2000 lượt học viên đến trải nghiệm chiều sâu của ngành thủ công truyền thống. Dùng đôi bàn tay viết lên những câu chuyện và ký ức khó phai trong từng mũi kim và sợi chỉ. “Tôi hy vọng thu hút càng nhiều người đến tiếp xúc với ngành sản xuất da”. Khi việc học nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống trở thành phong trào thì việc thừa kế có thể dần dần được thực hiện.

 “Khi công nghệ thủ công truyền thống làm cho chúng ta cảm động, chúng ta sẽ bắt đầu đi khám phá vẻ đẹp quyến rũ của nền văn hóa lâu đời”. Vì suy ngẫm phản tỉnh, bộc phát nên khả năng vô tận giữa truyền thống và hiện đại, sự tái sinh phong cách cũ và sự hồi sinh của xu hướng thời thượng này tựa như gợn sóng bé nhỏ, nhưng dần dần lan tỏa cả mặt hồ.

Bạc là vật liệu thường được học viên sử dụng, đánh bóng bạc cẩn thận để cho bạc tỏa sáng trong bàn tay

Bạc là vật liệu thường được học viên sử dụng, đánh bóng bạc cẩn thận để cho bạc tỏa sáng trong bàn tay

 

Sự chúc phúc bắt kịp xu hướng

 Khi bước vào phòng làm việc “KINJO” ở lầu 2 thì lập tức nghe thấy tiếng gõ ding ding dong dong. Các học viên đang ngồi trước chiếc bàn gia công kim loại gọn gàng và chuyên nghiệp, chăm chú dùng chiếc búa nhỏ, gõ vào kim loại, gõ từng cái một, gõ cho khăng khít, gõ cho sâu đậm tình cảm.

 Thương hiệu tiếng Anh “KINJO” là từ “Chúc mừng” được phát âm bằng tiếng Đài, mang hàm ý người phụ trách Liu Guan Ling (Lưu Quán Linh) với trái tim chúc phúc để mở ra tình yêu của con người đối với nghề gia công kim loại.

 “Gia công kim loại là một loại kỹ năng tinh vi được lưu truyền hàng ngàn năm”. Liu Guan Ling quyết tâm vén màn bí ẩn về kỹ năng gia công kim loại ẩn trong góc nhỏ của tiệm vàng trong nhiều năm qua, để nghề này được tỏa sáng dưới ánh nắng mặt trời,  trở thành kỹ năng thủ công bình dị mà ai ai cũng có thể thực hiện, đồng thời đưa yếu tố thịnh hành vào trong ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống, thể hiện phong cách thời thượng.

Lớp học “KINJO” với sự giảng dạy tận tình của giáo viên, môi trường học tập thoải mái và an toàn, giúp cho việc trải nghiệm trở nên dễ gần gũi hơn

Lớp học “KINJO” với sự giảng dạy tận tình của giáo viên, môi trường học tập thoải mái và an toàn, giúp cho việc trải nghiệm trở nên dễ gần gũi hơn

 

Chắt lọc tinh hoa cổ điển

 Liu Guan Ling là một người vô cùng tài năng, cô là thạc sĩ nghệ thuật của Viện Nghệ thuật ứng dụng, trường Đại học Nghệ thuật Đài Nam. Không chỉ giành được giải công nghệ quốc gia lần thứ 4 năm 2004, tác phẩm “Ấn tượng . Hoa nở” còn trở thành bộ sưu tập vĩnh viễn của quốc gia. Thương hiệu “KINJO” cũng được hãng Louis Vuitton, Pháp, giới thiệu trên cuốn City Guide, ngang hàng với các thương hiệu quốc tế.

 “Khởi nghiệp thực ra là một cơ hội ngẫu nhiên”. Liu Guan Ling cùng với chồng cô là Xiao Fu Qing (Tiêu Phụ Thanh) đều là sinh viên xuất sắc của Viện Nghệ thuật ứng dụng, trường Đại học Nghệ thuật Đài Nam, được Học viện đào tạo, bồi dưỡng một cách hoàn chỉnh. “KINJO” dùng khái niệm Open Workshop (xưởng mở) để cho mọi người làm quen với gia công kim loại, tham gia sáng tạo, dấy lên phong trào gia công kim loại bằng tay.

 “Trên con đường phát triển sự nghiệp gặp được rất nhiều quý nhân”. Hiện nay, KINJO đã “đâm chồi nảy lộc”, phát triển rầm rộ nhưng 12 năm trước, KINJO bắt đầu dạy học từ một xưởng cá nhân ở ban công nằm dưới chân núi Dương Minh.

 “Sếp của tôi là Xu Xiaogui (Từ Hiếu Quý) đã cho tôi sự can đảm mở lớp dạy học”. Liu Guan Ling đã có một bước tiến lớn, đó là từ một người chỉ chú tâm vào việc sáng tạo, trở thành người đối mặt với học sinh để truyền đạt kỹ năng của mình.

 “Chúng tôi dùng những đường nét đơn giản để làm nên thời thượng và cũng để cho học viên cảm nhận được sự thành công một cách nhẹ nhàng”. Liu Guan Linh đã chắt lọc sự tinh hoa của gia công kim loại từ thời xa xưa đến nay, phác ra yếu tố vẻ đẹp.

 “Trại hè trải nghiệm ở Trung tâm sáng tạo văn hóa Tùng Sơn năm 2013 là một bước ngoặt”. Lớp học “Một ngày làm thợ bạc” đầu tiên của trong và ngoài nước, trong vòng 3 tiếng, cảm giác từ không đến có khiến cho người lớn và trẻ em đều chơi một cách vui vẻ.

 “Vì tạo nên đề tài khá thu hút khiến cho chúng tôi xém chút không đối phó được”. Đối mặt với những lời khen ngợi, không có đường rút lui, hai vợ chồng đành phải phân chia công việc, đưa mỹ học kim loại bị khép kín lâu nay trở thành bữa tiệc nghệ thuật thường xuyên. Loại phong trào trải nghiệm này hiện nay đã mở rộng đến Trung tâm mua sắm ở Đài Bắc và Đài Trung.

 Bởi vì tác phẩm là do mình tự tay chạm khắc, cho nên sự trân trọng, yêu quý vượt xa sản phẩm mà mình tự bỏ tiền ra mua. “Mỗi một tác phẩm đều mang đậm tình cảm và lời chúc phúc kéo dài vô tận”.

 Điều khiến cho Liu Quan Ling cảm động nhất là đã se duyên thành công. "Từng có một vài cặp đôi đã cầu hôn thành công tại cửa hàng này". Cảnh lãng mạn thỉnh thoảng được diễn ra tại đây. Trong ngày phỏng vấn hôm đó cũng có một cặp đôi đến trải nghiệm làm handmade. Lúc hai nhân vật chính đeo cho nhau chiếc nhẫn tình yêu, bầu không gian tràn ngập niềm hạnh phúc của cặp đôi.

Quá trình phức tạp làm cho sản phẩm handmade càng tỉ mỉ hơn, nâng cao nhận thức giá tri.

Quá trình phức tạp làm cho sản phẩm handmade càng tỉ mỉ hơn, nâng cao nhận thức giá tri.

 

Gia công kim loại xuyên thời đại

 “Bây giờ có rất nhiều sự lựa chọn để học gia công kim loại”, trường học, Cục Dạy nghề, thầy truyền nghề cho trò theo truyền thống̣, chỉ cần có hứng thú, có rất nhiều cách để lựa chọn.

 Ngày nay, gia công kim loại là một nghề thủ công bình dân rất được mọi người yêu thích, cho dù thời đại thay đổi không ngừng nhưng vẫn luôn tỏa sáng trong xu hướng thịnh hành.

 “Kỹ năng gia công kim loại thực ra được kế thừa từ tổ tiên”. Nhưng với ý tưởng sáng tạo mới, “KINJO” không ngừng khám phá và phát triển. Hiện nay học viên đã đạt trên 200.000 lượt người, vì hội tụ nhiều người cùng sở thích, cho nên đã sản sinh ra hiệu ứng tổng hợp, cùng kích hoạt bộ não hoạt động, khiến cho kỹ thuật gia công kim loại có một sức sống tràn trề và phát triển vô tận.

 Dự án ngành sáng tạo văn hóa của Xiao Fu Qing từng đoạt giải cao nhất của Bộ văn hóa, dự án này kết hợp truyền thống với công nghệ hiện đại, đưa ra "Lớp học trọn gói online” để thông qua sự tương tác trên mạng, hoạt động khóa học sẽ được kiểm soát từ xa. Trong tương lai, gia công kim loại sẽ thoát khỏi màu sắc của công nghiệp truyền thống, trở thành đại diện công nghệ hàng đầu.

 Thảo Sơn là nơi lớn lên của Liu Quan Ling, khi ánh hoàng hôn phản chiếu xuống hoa cỏ lau, lấp lánh ánh vàng kim, đung đưa ngày mai tươi sáng rực rỡ của nghề gia công kim loại.