Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Biên soạn “Từ điển luật học Đài Loan - Việt Nam” Cô Trần Ngọc Thủy – tự tin quảng bá vẻ đẹp văn hóa Việt Nam
2019-09-23

“Từ điển Luật học Việt Nam - Đài Loan” không chỉ có phiên bản giấy, mà còn có thể quét mã QR để truy cập sách điện tử trên website của Sở Di dân, cô Trần Ngọc Thủy hy vọng chia sẻ thông tin với nhiều người.

“Từ điển Luật học Việt Nam - Đài Loan” không chỉ có phiên bản giấy, mà còn có thể quét mã QR để truy cập sách điện tử trên website của Sở Di dân, cô Trần Ngọc Thủy hy vọng chia sẻ thông tin với nhiều người.

 

 Để thực hiện ước mơ học tiếng Hoa, cô Trần Ngọc Thủy từ Việt Nam sang Đài Loan du học, trên mảnh đất này cô đã gặp được chàng trai “chân mệnh thiên tử” (căn duyên tiền định) của đời mình, biến Đài Loan từ xứ sở xa lạ trở thành mảnh đất quê hương. Để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa người dân hai nước, Ngọc Thủy đảm nhận làm thông dịch viên, giáo viên, người dẫn chương trình phát thanh và mở nhà hàng. Mặc dù cuộc sống rất bận rộn, nhưng cô vẫn biên soạn quyển “Từ điển Luật học Đài Loan - Việt Nam”, hỗ trợ chị em di dân mới hiểu rõ quyền lợi của bản thân. Sứ giả văn hóa, chính là danh hiệu hay nhất dành cho Trần Ngọc Thủy, người phụ nữ đa năng.

 

 Cô Trần Ngọc Thủy đến từ tỉnh Đồng Nai, Việt Nam, từ nhỏ đã có sự tiếp xúc với kịch, tuồng và ca khúc Đài Loan, đã gợi mở hứng thú học tiếng Hoa của cô. Thế nên, bắt đầu từ cấp 2 cô đã tận dụng thời gian ngoài giờ học để học thêm tiếng Hoa. Sau khi tốt nghiệp đại học, cô dạy tiếng Hoa tại Việt Nam, sau một thời gian đi dạy, cảm thấy mình vẫn còn kém cỏi, nên đã có ý định đi nước ngoài học nâng cao hơn.

 Khi cô Trần Ngọc Thủy nói với bạn bè người thân mình về ý định đi Đài Loan du học, khi đó người dân địa phương vẫn có quan niệm rằng đi Đài Loan thường cho là vì hôn nhân, việc đi du học Đài Loan là điều khá mới mẻ. Cộng thêm bà chị cả trong nhà sang Đài Loan lấy chồng đã được 20 năm nay, luôn kể chuyện với Ngọc Thủy về môi trường tốt đẹp của Đài Loan, động viên cô đi sang bên này. Mặc dù không hiểu rõ mấy về đất nước Đài Loan, cô có ý nghĩ rằng mình còn trẻ phải ra nước ngoài để tìm hiểu về thế giới rộng lớn ngoài kia, do đó, dù cô chưa xuất ngoại bao giờ nhưng cô đã một mình bay sang Đài Loan để theo học tại Khoa ứng dụng tiếng Hoa của Trường đại học Sư phạm Quốc gia Đài Loan (NTNU).  

Trần Ngọc Thủy (người thứ 2 bên phải) đến Đài Loan du học xây ước mơ, khám phá thế giới. (Ảnh do Trần Ngọc Thủy cung cấp)

Trần Ngọc Thủy (người thứ 2 bên phải) đến Đài Loan du học xây ước mơ, khám phá thế giới. (Ảnh do Trần Ngọc Thủy cung cấp)

 

Giúp đỡ chị em đồng hương nơi xứ người

 Người giúp cho cô Trần Ngọc Thủy vơi đi nỗi lo canh cánh trong lòng khi mới đặt chân lên đất Đài, đó chính là tình nguyện viện người Việt Nam đã trợ giúp cô điền thông tin cá nhân khi cô đến Sở Di dân làm giấy tờ. Sự nhiệt tình thân thiết của tình nguyện viên, có thể trò chuyện giao lưu bằng tiếng mẹ đẻ, sự cảm động này làm cho Ngọc Thủy nhớ mãi đến tận bây giờ, nên trong lòng đã tự nhủ rằng, hy vọng sẽ có cơ hội làm tình nguyện viên cho Sở Di Dân.

 Cô Trần Ngọc Thủy tận dụng thời gian sau giờ học tham gia khóa học phiên dịch, cô làm phiên dịch đến nay đã gần 4 năm, nhìn thấy nhiều chị em di dân mới khi gặp vấn đề về pháp luật mà không biết nhờ ai giúp đỡ, nên trong lòng tự nhủ phải làm cái gì đó để giúp đỡ mọi người, chính vì vậy mới cho ra đời quyển “Từ điển Luật học Đài Loan - Việt Nam”.

 Mới đầu cô Trần Ngọc Thủy chỉ là sắp xếp lại các từ vựng đã học được trong khóa học phiên dịch, vì có hứng thú nên trong cuộc sống cũng đặc biệt chú ý tới các thông tin liên quan tới pháp luật, khi gặp những từ ngữ không hiểu thì cô ghi lại, rồi tìm cách tra cứu nghĩa tiếng Hoa. Xem nội dung giải thích của những danh từ pháp luật bằng tiếng Hoa này, tuy có vẻ là những từ đơn giản nhưng thường được diễn đạt bằng những câu văn rất phức tạp và trúc trắc, ngay cả người Đài Loan chưa chắc đọc đã hiểu, huống chi là những di dân mới tiếng Hoa không được thành thục cho lắm. Vì vậy, cô Trần Ngọc Thủy đã bỏ ra nhiều thời gian đi tìm hiểu ý nghĩa và hiệu lực của các danh từ pháp luật này, sắp xếp lại nội dung giải thích hoàn chỉnh bằng tiếng Hoa thành lời văn dễ hiểu, sau đó phiên dịch và giải thích bằng tiếng Việt. Hy vọng biên soạn quyển “Từ điển Luật học Đài Loan - Việt Nam” theo lối viết bằng ngữ pháp tiếng Việt, giúp cho chị em cho dù là mới sang hoặc sinh sống tại Đài Loan đã lâu năm đều có thể hiểu được. Khi gặp phải những điểm khác nhau của luật pháp hai nước hay các điều luật mà Việt Nam không có, cô Ngọc Thủy còn đặc biệt về Việt Nam xin tư vấn của luật sư, mong rằng có thể đưa ra sự giải thích chính xác hơn.

Cô Trần Ngọc Thủy áp dụng cách giới thiệu món ăn, thuyết trình, dạy học để chia sẻ văn hóa Việt Nam, bắc nhịp cầu hữu nghị giữa hai nước Đài Loan – Việt Nam. (Ảnh do Trần Ngọc Thủy cung cấp)

Cô Trần Ngọc Thủy áp dụng cách giới thiệu món ăn, thuyết trình, dạy học để chia sẻ văn hóa Việt Nam, bắc nhịp cầu hữu nghị giữa hai nước Đài Loan – Việt Nam. (Ảnh do Trần Ngọc Thủy cung cấp)

 Sau khi thuận lợi đăng ký “Kế hoạch dệt ước mơ dành cho cư dân mới và con em cư dân mới” do Sở Di dân tài trợ, cô Trần Ngọc Thủy đã sắp xếp lại nội dung và đem tập hợp thành cuốn sổ nhỏ, cho in ấn thành quyển “Từ điển Luật học Đài Loan - Việt Nam”

 Cô Trần Ngọc Thủy khuyến khích những di dân mới đến từ các quốc gia khác hãy biên soạn bộ tư liệu pháp luật thuộc về quốc gia mình để tham khảo, hiện nay đã có chị em các nước khác bắt tay vào công việc biên soạn. Cô Ngọc Thủy rất vui mừng thấy được di dân mới của Đài Loan có thêm được nhiều nguồn hỗ trợ, giống như lời nói đầu mà cô Ngọc Thủy đã ghi viết trong bảng đối chiếu: “Bất kể bạn là ai đều có quyền bình đẳng trước pháp luật, và trước hết chúng ta cần có quyền bình đẳng về kiến thức pháp luật.”

Thông qua chương trình phát thanh, giúp nhiều người hiểu rõ hơn về sự nỗ lực phấn đấu của di dân mới tại Đài Loan.

Thông qua chương trình phát thanh, giúp nhiều người hiểu rõ hơn về sự nỗ lực phấn đấu của di dân mới tại Đài Loan.

 

Yêu mến bởi vì thấu hiểu

 Yêu mến bởi vì thấu hiểu, cô Trần Ngọc Thủy thấy rằng, nhiều khi là do hai bên không hiểu nhau nên mới gây ra sự hiểu lầm. Lấy ví dụ ở Việt Nam, động tác khoanh tay trước ngực là tượng trưng cho việc thu mình lại, nhường không gian cho người bên cạnh, đây là một hành vi bày tỏ sự tôn trọng với đối phương; tuy nhiên, nhưng cùng động tác như vậy, đối với người Đài Loan mà nói lại tượng trưng cho ý nghĩa không thèm nói, thể hiện thái độ tự phòng vệ. Nếu có thể nắm rõ được sự khác biệt văn hóa như vậy, ngược lại có thể thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau. 

 Cô Trần Ngọc Thủy cho rằng cô càng nên phát huy thêm ưu thế của bản thân, trở thành nhịp cầu thúc đẩy sự hiểu biết, giao lưu văn hóa giữa hai bên. Cô Ngọc Thủy có cơ hội tham gia khóa đào tạo phát thanh viên di dân mới, học tập cách biên tập, thực hiện và làm người dẫn chương trình phát thanh.

 Cô Trần Ngọc Thủy hợp tác với cô Đại Diên Ngọc đến từ Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên cùng phụ trách dẫn chương trình “Hạnh phúc Đài Bắc” cho Đài phát thanh Giáo dục, mời người dân các nước đang sinh sống tại Đài Loan chia sẻ câu chuyện của bản thân và văn hóa quê hương mình. Cô Trần Ngọc Thủy cho biết, “Khách mời của chương trình không hẳn là những nhân vật nổi tiếng, tài giỏi, nhưng chắc chắn là người hết sức nỗ lực trong cuộc sống, cho dù chỉ đơn giản là việc chăm sóc gia đình cho tốt, cũng có thể động viên càng nhiều người học tập hoặc là hiểu được những nỗ lực thực sự trong cuộc sống tại Đài Loan của vị khách mời đó”.

Đưa các món ăn gia đình Việt Nam vào thực đơn, như món canh khổ qua nhồi thịt, nhồi vào quả mướp đắng các nguyên liệu gồm thịt băm, miến, mộc nhĩ, cho thêm hạt tiêu Việt Nam để nấu thành canh, đây là món ăn chỉ làm trong những ngày Tết ở Việt Nam, tượng trưng cho sự vất vả rồi sẽ qua đi.

Đưa các món ăn gia đình Việt Nam vào thực đơn, như món canh khổ qua nhồi thịt, nhồi vào quả mướp đắng các nguyên liệu gồm thịt băm, miến, mộc nhĩ, cho thêm hạt tiêu Việt Nam để nấu thành canh, đây là món ăn chỉ làm trong những ngày Tết ở Việt Nam, tượng trưng cho sự vất vả rồi sẽ qua đi.

 

Hương vị món Việt trên xứ Đài

 Tháng 4 năm ngoái, hai chị em cô Trần Ngọc Thủy đã khai trương Quán ăn Việt Nam “Áo Dài” ở đường Vạn Đại Đài Bắc (Wanda Taipei). Khác với ấn tượng của mọi người đối với các quán ăn Việt Nam, quán này rất ngăn nắp, dễ chịu và mang đậm chất Việt. Bề mặt tường trong quán ăn được trang trí bằng giấy dán tường có họa tiết gạch đỏ, bên trên treo những bức tranh sơn mài do Ngọc Thủy đặt mua tại Việt Nam, có một bức thì vẽ cảnh xưa Việt Nam, mang chút không khí mờ ảo lung linh sau cơn mưa; còn một bức tranh khác là hình ảnh “Chợ Bến Thành”, biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh, công trình kiến trúc được lưu lại từ thời Pháp thuộc này đã có hàng trăm năm lịch sử, những cô gái mặc áo dài, đầu đội nón lá, cùng với những cành mai vàng tượng trưng cho không khí ngày Tết ở miền Nam Việt Nam, toàn bộ đều được họa sĩ thu gọn vào trong tác phẩm.

 Khắp nơi trong quán ăn đều thấy được sự bày trí khéo léo của cô Trần Ngọc Thủy, những chiếc đèn lồng thủ công của phố cổ Hội An rất bắt mắt với đủ màu sắc; chiếc nón lá Việt Nam được tô màu, quả chôm chôm đặc sản của quê hương, những đóa hoa mai và hoa đào nhà nhà không thể thiếu trong ngày Tết, thể hiện phong tục khác nhau giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam. Nhờ sự bày trí tạo cảm giác gần gũi của hai chị em cô Trần Ngọc Thủy, giúp cho thực khách Đài Loan được đắm mình trong bầu không khí đậm chất Việt.

Quán ăn “Áo Dài” mang đậm phong cách Việt Nam, chờ đợi thực khách đến thưởng thức những món ngon.

Quán ăn “Áo Dài” mang đậm phong cách Việt Nam, chờ đợi thực khách đến thưởng thức những món ngon.

 Cô Trần Ngọc Thủy hiện vẫn đang theo học chương trình Cao học về đào tạo và giảng dạy tại Trường đại học Sư phạm Quốc gia Đài Loan, là sinh viên, giáo viên, cũng vừa là người vợ, người mẹ, thông dịch viên, tình nguyện viên, người dẫn chương trình phát thanh, v.v..., với nhiều vai trò như vậy, hàng ngày Ngọc Thủy vẫn kiên trì tìm hiểu từ một tới hai danh từ pháp luật, bởi vì cô tin rằng “Dù cho mỗi ngày chỉ làm một chút, để tích lũy dần cũng còn hơn là không làm gì cả”.

 Khi hỏi tới cô Trần Ngọc Thủy về cuộc sống bận rộn như vậy thì cô làm thế nào để thành thạo xoay sở làm được đủ thứ việc, cô cười nói: “Con người càng vội vã thì sẽ càng biết cách sắp xếp và vận dụng thời gian”. Nhìn theo bóng dáng của Trần Ngọc Thủy đang tất bật chạy đi chạy lại trong quán ăn, trên gương mặt luôn nở nụ cười rạng rỡ, tràn đầy sự tự tin.