Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Đài Loan xếp thứ 12 thế giới, xếp thứ 4 khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019 của WEF
2019-10-09

Ngày 9/10, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã công bố Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019 (The Global Competitiveness Report 2019), trong tổng số 141 nền kinh tế được đánh giá, Đài Loan xếp thứ 12 thế giới, xếp thứ 4 khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ảnh trên là biểu đồ đánh giá Đài Loan của Ủy ban Phát triển Quốc gia (NDC) (Ảnh: NDC)

Ngày 9/10, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã công bố Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019 (The Global Competitiveness Report 2019), trong tổng số 141 nền kinh tế được đánh giá, Đài Loan xếp thứ 12 thế giới, xếp thứ 4 khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ảnh trên là biểu đồ đánh giá Đài Loan của Ủy ban Phát triển Quốc gia (NDC) (Ảnh: NDC)
 

 Ngày 9/10, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã công bố Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019 (The Global Competitiveness Report 2019), trong tổng số 141 nền kinh tế được đánh giá, 5 nền kinh tế lớn nhất trên toàn cầu xếp theo thứ tự gồm: Singapore, Mỹ, Hồng Kông, Hà Lan và Thụy Sỹ; Nhật Bản xếp thứ 6 trong bảng xếp hạng, thứ hạng của Đài Loan năm nay cao hơn năm ngoái 1 bậc với vị trí thứ 12 thế giới.

 Trong số 10 quốc gia đứng đầu châu Á, Đài Loan xếp hạng 4, chỉ sau Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản và xếp trước Hàn Quốc (hạng 13), Australia (hạng 16), New Zealand (hạng 19), Malaysia (hạng 27) và Trung Quốc (hạng 28).

 Năm 2018, WEF sử dụng tiêu chuẩn đánh giá mới là Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 (Global Competitiveness Index 4.0). Các tiêu chí đánh giá được chia thành 4 nhóm lớn gồm: Môi trường thuận lợi (Enabling Environment), nguồn vốn nhân lực (Human Capital), Thị trường (Markets) và Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo (Innovation Ecosystem), sau đó chia thành 12 nhóm nhỏ với khoảng 100 tiêu chí chi tiết để làm cơ sở đánh giá 141 quốc gia và khu vực trên toàn cầu.

 Trong 12 nhóm nhỏ, Đài Loan xếp vị trí hàng đầu thế giới trong các tiêu chí: Năng lực đổi mới sáng tạo (Innovation capability) xếp thứ 4 thế giới, Hệ thống tài chính (Financial system) xếp thứ 6, Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT adoption) xếp thứ 11; các tiêu chí khác bao gồm: Thị trường sản phẩm (Product market) xếp thứ 14, Thị trường lao động (Labour market) xếp thứ 15, Cơ sở hạ tầng (Infrastructure) xếp thứ 16, Quy mô thị trường (Market size) xếp thứ 19 và Thể chế (Institutions) xếp thứ 24, v.v… Ngoài ra, trong nhóm tiêu chí Ổn định kinh tế vĩ mô (Macroeconomic Satbility), Đài Loan cùng với 33 nước khác đều được xếp ở nhóm các nước dẫn đầu.

 Đi sâu vào tìm hiểu sự thể hiện của Đài Loan trong 12 nhóm tiêu chí này, Đài Loan cùng với 5 quốc gia khác đều đứng đầu thế giới trong tiêu chí Quản lý hành chính đất đai (Quality of Land Administration) thuộc nhóm Thể chế, Đài Loan cùng 17 quốc gia khác được xếp vào nhóm các nước dẫn đầu trong tiêu chí Tỷ lệ phí bảo hiểm trên GDP (thuộc nhóm Hệ thống tài chính), Đài Loan cùng 67 quốc gia khác được xếp trong nhóm đứng thứ 2 về tiêu chí Tiếp cận điện năng (Electricity access) thuộc nhóm Cơ sở hạ tầng.

 Đài Loan còn có sự thể hiện xuất sắc trong nhóm tiêu chí Năng lực đổi mới sáng tạo, trong đó Đài Loan xếp thứ 3 thế giới về Sự tương tác và đa dạng (Interaction and diversity), xếp thứ 7 thế giới về Nghiên cứu và phát triển (Research and development), xếp thứ 3 thế giới về Mức độ phát triển các cụm ngành (State of cluster development) và cùng với 8 quốc gia khác được xếp trong nhóm đứng thứ 3 về Số bằng phát minh, sáng chế (Patent applications), v.v…

 Tuy nhiên, Đài Loan vẫn còn có mặt hạn chế như xếp hạng 88 trong tiêu chí Mức độ dễ dàng trong tuyển dụng lao động nước ngoài (Ease of hiring foreign labour) thuộc nhóm Thị trường lao động, xếp thứ 88 trong tiêu chí Mức độ phức tạp về thuế quan (Complexity of tariffs), xếp thứ 81 trong tiêu chí Kết nối đường bộ (Road connectivity) thuộc nhóm Cơ sở hạ tầng, xếp thứ 65 trong tiêu chí Thuế quan thương mại (Trade tariffs) thuộc nhóm Thị trường sản phẩm.

 Năm ngoái, Đài Loan cùng với Đức, Mỹ và Thụy Sỹ được WEF đánh giá là các “cường quốc sáng tạo” (super innovators). Năm nay, Đài Loan lại tiếp tục đứng ở vị trí hàng đầu về “năng lực đổi mới sáng tạo” và vẫn bám sát 3 nước để chiếm vị trí thứ 4 thế giới, đứng đầu châu Á. WEF cho biết: Toàn thế giới chỉ có 4 nền kinh tế đạt hơn 80 điểm trong tiêu chí “Năng lực đổi mới sáng tạo”, cho thấy Đài Loan tiếp tục được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

(Nguồn: Hãng tin Trung ương CNA)