Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Tài nguyên biển phong phú, đa dạng Bảo tồn đại dương, Đài Loan bền vững
2019-10-21

Tổng số cá bướm và cá bướm gai Đài Loan xếp hạng nhất trên thế giới (Kho dữ liệu các loài cá Đài Loan cung cấp)

Tổng số cá bướm và cá bướm gai Đài Loan xếp hạng nhất trên thế giới (Kho dữ liệu các loài cá Đài Loan cung cấp)
 

 Trong bài thơ “Bạn muốn trở thành người cá không?”, nhà thơ Yu Kwang-chung (Dư Quang Trung) hỏi rằng : Bạn có biết núi cao không bằng biển sâu không? Bạn có biết đất rộng không bằng biển rộng không? Bạn có biết sự rộng lượng của biển cả là như thế nào không? Bạn có biết mức độ chứa đựng của biển? Bạn có biết điều bí ẩn về sự giàu có của thần biển là thế nào không?

 Vâng, tuy diện tích đất liền của hải đảo Đài Loan chưa đến 3/10000 tổng diện tích trái đất, nhưng lại có 1/10 các loài cá biển. Tuy nhiên, đại dương đã dùng bản giao hưởng theo nhịp allegro để nhắc nhở Đài Loan : Tài nguyên biển cạn kiệt, môi trường sống bị hủy hoại. Phải hành động để bảo tồn tài nguyên biển, sau này mới có thể biểu diễn một bản nhạc hài hòa.

 

 Toàn thế giới có khoảng 220.000 - 230.000 loài sinh vật biển, Đài Loan tuy có diện tích nhỏ, nhưng lại có tới hơn 12.000-13.000 loài sinh vật biển. Sở dĩ sở hữu tài nguyên biển phong phú như vậy là do Đài Loan có vị trí địa lý đặc biệt.
 

Chuyên gia đại dương ông Shao Kwang-tsao đã mất 25 năm để xây dựng “Kho dữ liệu các loài cá Đài Loan”, trong đó các loài cá của Đài Loan chiếm 1/10 trữ lượng cá trên toàn cầu.

Chuyên gia đại dương ông Shao Kwang-tsao đã mất 25 năm để xây dựng “Kho dữ liệu các loài cá Đài Loan”, trong đó các loài cá của Đài Loan chiếm 1/10 trữ lượng cá trên toàn cầu.
 

Sinh vật biển của Đài Loan đa dạng và phong phú

 Đài Loan nằm ở giao điểm rìa phía bắc khu vực địa lý quần đảo Đông Ấn Độ, có các loài phong phú nhất trên trái đất và nơi hội tụ các hệ sinh thái biển Hoa Đông, biển Nam Hải (Biển Đông) và biển Philippines, giao điểm của 3 dòng hải lưu Kuroshio, dòng hải lưu ven biển Phúc Kiến - Chiết Giang và dòng hải lưu Nam Hải (biển Đông), cũng như sự đa dạng của môi trường sống ở vùng biển, hình thành các hệ sinh thái khác nhau là yếu tố quan trọng tạo nên sự phong phú, đa dạng sinh học. 

 Cựu giám đốc Trung tâm nghiên cứu đa dạng sinh học của Viện nghiên cứu Trung Ương ông Shao Kwang-tsao (Thiệu Quảng Chiêu) bỏ ra 25 năm để xây dựng “Kho dữ liệu các loài cá Đài Loan”. Ông cho biết, hiện có dữ liệu của 3200 loại cá ở gần Đài Loan, chiếm 1/10 nguồn cá trên toàn thế giới, trong đó có 322 loài là loài đặc hữu của Đài Loan.

 Điều đặc biệt là tổng số cá bướm và cá bướm gai xếp hạng nhất trên thế giới. Dùng cá bướm làm ví dụ, toàn thế giới có 122 loài cá bướm, Đài Loan có khoảng 43 loài, chiếm 1/3 tổng số cá bướm trên thế giới. Vì vậy, trên đất liền, Đài Loan là “Vương quốc bướm”, dưới biển là “Vương quốc cá bướm”.

 Không những có nhiều loại cá mà sự phân bố loài cá cũng có đặc sắc riêng của Đài Loan. Do Đài Loan nằm ở giao điểm của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cho nên các loài sinh vật biển ở vùng biển phía bắc và phía nam khác nhau rõ rệt. Ông Shao Kwang-tsao nêu ví dụ, “Ở vùng biển bắc bộ sẽ nhìn thấy cá mú than và cá thìa khói, nhưng ở vùng biển nam bộ thì không có; tại vùng biển Khẩn Đinh sẽ phát hiện có Goldie biển và Gorgasia Đài Loan, nhưng ở vùng biển gần khu vực bắc bộ sẽ không tìm thấy chúng, với nguồn tài nguyên biển phong phú, trên thế giới sẽ không dễ dàng tìm thấy nơi nào giống như vậy”.
 

Hết mình bảo tồn đại dương, để cho địa phương phát triển du lịch sinh thái hoặc tham quan. Ví dụ như hoạt động ngắm cá heo, phù hợp nguyên tắc “Satoumi” sử dụng tài nguyên bền vững

Hết mình bảo tồn đại dương, để cho địa phương phát triển du lịch sinh thái hoặc tham quan. Ví dụ như hoạt động ngắm cá heo, phù hợp nguyên tắc “Satoumi” sử dụng tài nguyên bền vững
 

Vùng gian triều, rạn san hô, cảnh quan đa dạng

 Môi trường sống của vùng gian triều Đài Loan cũng rất đa dạng, không những được chia thành bờ biển đá, đất cát và rừng ngập mặn, vùng đá ngầm và rạn san hô, mà mỗi hệ thống đều có môi trường và sinh vật độc đáo.

 Lấy rạn san hô làm ví dụ, giáo sư Viện nghiên cứu đại dương trường Đại học Quốc gia Đài Loan Dai Chang-feng (Đới Xương Phụng), người đã nghiên cứu rạn san hô Đài Loan trên 30 năm cho biết, toàn thế giới có khoảng 1000 loài san hô đá, vậy mà vùng biển nho nhỏ của Đài Loan lại có khoảng 300 loài, lấy “san hô tám ngăn” - san hô với 8 xúc tu làm ví dụ, quần đảo Đông Sa có 118 loài, Khẩn Đinh có gần 300 loài, con số chênh lệch này là niềm kiêu hãnh trên thế giới. Thường thì phải hàng trăm năm mới hình thành một mảnh nhỏ san hô, có một số rạn san hô biển xinh đẹp và hiếm thấy ở Đài Loan thậm chí phải trải qua hàng trăm ngàn năm mới được hình thành.

 Giáo sư Dai Chang-feng mất 2 năm để hoàn thành việc khảo sát san hô ở quần đảo Đông Sa. Ông nói, rạn san hô vòng sinh trưởng ở vĩ độ cao 20 độ vĩ bắc dài 25 km, rất ít thấy trên thế giới, sau 20 năm phục hồi tự nhiên, thêm vào đó là xây dựng khu bảo tồn biển để giảm thiểụ thiệt hại do con người gây ra, đầm phá trong san hô vòng, sau khi bị phá hoại bởi thiên tai, độ che phủ của san hô từ 0% tăng đến 40-50%.
 

Ảnh : Wang Wensong

Ảnh : Wang Wensong
 

Ba phương pháp phục hồi tài nguyên biển

 Tài nguyên biển bị phá hoại chủ yếu là do đánh bắt cá quá mức, môi trường sống bị phá hoại, ô nhiễm và sự phá hoại của sinh vật ngoại lai xâm hại, dân số quá đông v.v... Ông Shao Kwang-tsao tha thiết kêu gọi, thế hệ mai sau của chúng ta có thể sẽ không có hải sản để ăn, ông kêu gọi chính phủ, bước đầu tiên để phục hồi tài nguyên biển là “Hạn chế ngư nghiệp” : Hạn chế dụng cụ đánh bắt cá, phương pháp đánh bắt cá, mùa đánh bắt cá, loài cá, vùng đánh cá và số lượng tàu đánh cá.

 “Nhưng hạn chế ngư nghiệp chỉ là chữa ngọn, chữa tận gốc là xây dựng khu bảo tồn biển (Marine protected areas, MPA), và người dân phải ăn cá một cách thông minh, tức là ăn hải sản phù hợp các tiêu chí đánh bắt bền vững”. Hiện nay, chính phủ đã thành lập công viên quốc gia Đại Dương ở Đông Sa, Đài Giang và Tứ đảo phương nam Bành Hồ, dựa theo pháp lệnh khác nhau, thiết kế hơn hàng trăm địa điểm cho động vật hoang dã, vùng đất ngập nước, tài nguyên thủy sản và khu bảo tồn thiên nhiên ven biển. Ông Shao Kwang-tsao thành khẩn kêu gọi, trong khu bực bảo vệ có các biện pháp như cấm đánh bắt cá, khu vực dành riêng v.v..., nhưng đa phần là được sử dụng để quản lý nghề đánh cá chứ không phải bảo tồn. Vì vậy, điều quan trọng nhất là chính phủ phải thực hiện lệnh cấm, đừng trở thành “Công viên bảo vệ đại dương trên giấy tờ”.
 

Sau hơn hơn 20 năm bảo tồn môi trường, số lượng rùa biển ở Tiểu Lưu Cầu trở nên nhiều hơn (Ảnh: Lin Min-xuan)

Sau hơn hơn 20 năm bảo tồn môi trường, số lượng rùa biển ở Tiểu Lưu Cầu trở nên nhiều hơn (Ảnh: Lin Min-xuan)
 

Đại dương muôn màu, bảo tồn hết mình

 Có hành động thì ắt sẽ đem đến những thay đổi tốt đẹp. Hội nghề cá khu Liuqiu, Pintung (Bình Đông) sẵn sàng đối mặt với sự thật, vì có rất nhiều người dân nói rằng, các loài cá thường gặp ở vùng biển lân cận như cá hố, cá sòng gió, cá trác đuôi ngắn, cá lưỡi búa v.v…, đã “ít hơn rất nhiều” so với trước đây, cho nên năm 2013, Hội nghề cá đã cấm khai thác thủy sản bằng lưới kéo trong phạm vi 3 hải lý của đảo Tiểu Lưu Cầu, hướng dẫn ngư dân sử dụng phương pháp đánh bắt cá bền vững như câu tay và câu vàng, và thật sự đi kiểm tra, hàng năm đều phát hiện có đến mười mấy vụ vi phạm quy định. Đồng thời, kết hợp với phương pháp nuôi san hô nhân tạo để tăng thêm nơi trú ẩn cho cá, thành công bảo vệ tài nguyên biển.

 Nhân viên quảng bá của Hội nghề cá khu Liuqui ông Li Yili (Lý Ích Lợi) cho hay, do lưới kéo là kẻ thù của rùa biển, sau khi cấm đánh bắt cá bằng lưới kéo, lúc lặn biển có thể nhìn thấy rất nhiều rùa biển và đồi mồi dứa chào đón bạn. Cá hố cũng từ bình quân nặng 1-2 kg, nay nặng lên đến 2-3 kg, giá bán tốt hơn. Chính quyền huyện Kim Môn đã xây dựng khu bảo tồn sam Guningtou tại vùng gian triều của vùng biển tây bắc, bảo tồn loài sam được gọi là “Hóa thạch sống trên bãi biển”. Sam là loài vật xuất hiện từ 400 triệu năm trước, và một khi đã “kết thành vợ chồng” thì rất trung thành, không bao giờ rời nhau, còn được gọi là “Cá vợ chồng”. 50 năm trước, bờ biển Đài Loan còn rất nhiều, do sự thay đổi của môi trường sống cho nên 20 năm trước, bờ Tây hầu như không thấy dấu vết của sam.

 Trong nhiều năm qua, Phòng thí nghiệm thủy sản Kim Môn đã hỗ trợ vợ chồng sam “khó sinh sản” “đẻ trứng, ấp trứng”, sau đó thả về đại dương, số lượng sam con tiếp tục tăng trưởng ổn định, thậm chí có thể phát hiện dấu vết của con sam lớn lên bờ đẻ trứng tại bờ biển Xiongshi Fort, nơi không thả trứng.
 

Bản đồ vệ tinh cho thấy, đảo san hô Đông Sa dài 25 km rất hiếm thấy trên thế giới. (Dai Chang-feng cung cấp)

Bản đồ vệ tinh cho thấy, đảo san hô Đông Sa dài 25 km rất hiếm thấy trên thế giới. (Dai Chang-feng cung cấp)
 

Hướng dẫn cách chọn hải sản

 Phương pháp thứ ba để bảo tồn biển là bắt đầu từ người tiêu dùng. Ông Shao Kwang-tsao đẩy mạnh “Hướng dẫn cách chọn lựa hải sản Đài Loan”, đừng ăn cá rạn san hô, cá ngừ vây xanh, cá nhám voi đã bị đánh bắt quá mức hoặc đánh bắt bằng phương pháp phá hoại sinh thái, có thể ăn các loại cá có vùng đánh cá phong phú và trang trại nuôi cá được quản lý hoàn thiện như là cá thu đao, cá rô phi, cá măng sữa, tôm sakura v.v... Nên ăn các loại hải sản như là loài cá di cư, gây giống, các loại chuỗi thức ăn, không mua các loài cá săn mồi và loài quý hiếm. 

 Năm 2015, Công ty “Upwelling”, nhà kinh doanh ngành thủy sản đã đưa ra “Các chỉ tiêu thủy sản có trách nhiệm (RFI, Responsible Fishery Index)”, tham khảo Cương lĩnh hành động thủy sản có trách nhiệm của Liên Hiệp Quốc và môi trường thủy sản địa phương của Đài Loan, đặt ra các chỉ số như số lượng đầy đủ, đánh bắt cá hợp pháp, khả năng sinh sản của các loài cá, tác động môi trường v.v..., đánh giá thủy sản, để cho người tiêu dùng tham khảo số điểm RFI trên bao bì sản phẩm, phương pháp sản xuất và nơi sản xuất, xem đó là chỉ nam mua sắm.
 

Động vật thân lỗ (bọt biển) đẻ trứng trong môi trường sinh thái tốt

Động vật thân lỗ (bọt biển) đẻ trứng trong môi trường sinh thái tốt
 

Điểm nổi bật mới trong việc bảo tồn biển : Satoumi

 Kết quả của sự tận tình trong công tác bảo tồn biển ở Tiểu Lưu Cầu và Cơ Long… là đã khôi phục lại sự đa dạng của sinh vật biển, trong giá trị của du lịch sinh thái hay là tham quan, không chỉ vượt giá trị kinh tế đánh bắt cá ăn, mà còn phù hợp nguyên tắc bảo vệ sự đa dạng sinh vật, tận dụng tài nguyên bền vững, trùng khớp với khái niệm và xu hướng “Satoumi” mà Nhật Bản đã đẩy mạnh trong những năm gần đây. (Satoumi là khái niệm về sự cùng tồn tại và cùng thịnh vượng giữa con người và thiên nhiên).

 Ông Shao Kwang-tsao nêu ví dụ, xã Fangyuan, Chương Hóa, đã đưa ra hoạt động trải nghiệm sinh thái bằng cách dùng xe bò để bắt hàu hoặc đào hàu nhằm xúc tiến chuyển đổi làng chài. Quỹ Giáo dục và Văn hóa Đại dương Kuroshio và Liên minh bảo tồn cá Matsu Đài Loan thúc đẩy công tác bảo tồn cá voi và cá heo trắng. Việc bảo vệ vùng đất ngập nước Gaomei và Aogu khiến cho con người được ngắm cá voi, khám phá vùng đất ngập nước, những điều này đều là sự thực hiện khái niệm “Satoumi”.

 Nghiêm túc chung sống hài hòa với thiên nhiên, phải bảo vệ sự đa dạng của tài nguyên biển, như vậy tài nguyên biển mới được tái sinh và chúng ta mới có thể tiếp tục ngâm bài thơ của nhà thơ Yu Kwang-chung :

Có bao nhiêu san hô và trân châu

Bao nhiêu hải quỳ và sao biển

Bao nhiêu sứa xuất hiện dưới đáy biển

Bao nhiêu cá mập và cá heo

Khi khủng long hóa thạch trên đất liền

Cá voi lưng gù và cá nhà táng hùng vĩ

Trên đường cao tốc màu xanh tươi sáng

Nhưng lại hứng cột phun nước tráng lệ trong gió

............

Những "đồng cỏ" rong biển

Những "trang trại" của loài thủy sinh

Phong cảnh dưới nước là vô tận