Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
“Bước vào ASEAN” – cuốn sách tìm hiểu Đông Nam Á từ góc nhìn khác
2020-06-15
New Southbound Policy。Mối quan hệ giữa Đài Loan và các quốc gia Đông Nam Á đều vô cùng mật thiết trong mười mấy năm qua. Năm nay, một cuốn sách thuộc thể loại phóng sự văn học với tên gọi “Bước vào ASEAN: Báo cáo quan sát thực tế của thanh niên Đài Loan ở các nước Đông Nam Á” được viết bởi 6 tác giả khác nhau đã được xuất bản (Ảnh: Fb Nhà xuất bản Acropolis, CNA)
Mối quan hệ giữa Đài Loan và các quốc gia Đông Nam Á đều vô cùng mật thiết trong mười mấy năm qua. Năm nay, một cuốn sách thuộc thể loại phóng sự văn học với tên gọi “Bước vào ASEAN: Báo cáo quan sát thực tế của thanh niên Đài Loan ở các nước Đông Nam Á” được viết bởi 6 tác giả khác nhau đã được xuất bản (Ảnh: Fb Nhà xuất bản Acropolis, CNA)

 Mối quan hệ giữa Đài Loan và các quốc gia Đông Nam Á đều vô cùng mật thiết trong mười mấy năm qua. Năm nay, một cuốn sách thuộc thể loại phóng sự văn học viết về Đông Nam Á bởi 6 tác giả từ các bối cảnh khác nhau đã được xuất bản.

 Cuốn sách “Bước vào ASEAN: Báo cáo quan sát thực tế của thanh niên Đài Loan ở các nước Đông Nam Á” đã đi sâu vào các nước Đông Nam Á, quan sát các khía cạnh về xã hội, cộng đồng và vấn đề của các nước sở tại. Không chỉ gồm các câu chuyện kết hợp hình ảnh, dẫn dắt độc giả tìm hiểu về ASEAN (ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á), mà còn tập hợp tác phẩm chuyên sâu của các nhà nhân chủng học, địa lý học và những người làm công tác truyền thông.

 Chủ biên cuốn sách – ông Lâm Giai Hòa (Jia-He Lin) cho biết: Việc cuốn sách ra đời bắt nguồn từ nhân duyên, “lúc mới bắt đầu, chúng tôi muốn làm một cuốn tạp chí có liên quan đến các nước Đông Nam Á, một ấn phẩm nghiên cứu khá khô cứng”.

 Chuyện có duyên với Đông Nam Á giống như các cộng đồng quan tâm đến vấn đề Đông Nam Á, ban đầu là vì nhìn thấy lao động nước ngoài từ các nước Đông Nam Á đến Đài Loan, “luận văn của tôi viết về những người thuyền viên nước ngoài”.

 Ban đầu, ông Lâm Giai Hòa tràn đầy nhiệt huyết và cảm thấy những lao động nước ngoài này rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn, nên muốn vạch trần những điều bất công trong góc tối của xã hội. “Lúc đó tôi lên tàu, câu hỏi đầu tiên là hỏi họ: Ngay cả khi tàu cập bến thì các anh vẫn chỉ được chờ và sống ở trên tàu, không được rời tàu, các anh có thấy khó chịu không?”

 Thế nhưng góc nhìn và quan điểm vốn được ông Lâm Giai Hòa dự định từ trước đều hoàn toàn bị lật đổ. “Họ nói với tôi: “Chúng tôi là thuyền viên, sống ở trên tàu là chuyện hiển nhiên mà”. Điều này hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi”. Ông Lâm Giai Hòa thẳng thắn cho biết, lúc đó ông mới ý thức rằng nếu chỉ ở Đài Loan thì sẽ không có cách nào để thực sự hiểu được tình hình ở Đông Nam Á.

 Cuốn sách này khởi nguồn từ năm 2017, khi đó nhà xuất bản Acropolis có kế hoạch ra mắt các cuốn sách về đề tài Đông Nam Á và Tổng thống Thái Anh Văn đưa ra Chính sách hướng Nam mới khiến các cuộc thảo luận ở Đài Loan về đề tài Đông Nam Á ngày càng nóng lên. “Ban đầu tôi muốn lên kế hoạch xuất bản tạp chí, vì thế tôi vào nhà xuất bản Acropolis làm việc khoảng 1 năm”.

 Ông Lâm Giai Hòa đã gửi 3 nhóm phóng viên đến các nước Đông Nam Á khác nhau để tiến hành phỏng vấn thực tế chuyên sâu, nhà xuất bản quyết định tập hợp các bài phỏng vấn thành một cuốn sách để độc giả có thể tìm hiểu về Đông Nam Á thông qua các bài viết này.

 Cuốn sách “Bước vào ASEAN: Báo cáo quan sát thực tế của thanh niên Đài Loan ở các nước Đông Nam Á” gồm 6 tác giả: Nhà nhân chủng học Lại Dịch Dụ (Larry Lai) quan sát các bộ lạc Philippines, các nhà địa lý học Vạn Tông Luận (Tsung-Lun Alan Wan) và Quách Dục An (Yu-An Kuo) lại lần lượt tập trung vào cảnh quan ở Singapore và thành phố Penang của Malaysia, những người làm công tác truyền thông như Lâm Giai Hòa, Hồ Mộ Tình (Mu-Qing Hu) và Du Uyển Kỳ (Yo Wan-chi) thì nghiên cứu về sự đan xen các dân tộc ở Việt Nam và Malaysia với các bài viết mô tả cách thức thiết lập quan điểm. 

 Với việc biên tập cuốn sách lần này, ông Lâm Giai Hòa hy vọng sẽ thu hút thêm nhiều ý kiến và tác phẩm để có thêm những bài viết trong các hoàn cảnh khác nhau được tìm đọc. Ông Lâm Giai Hòa cũng hy vọng thông qua các bài phóng sự văn học trong cuốn sách sẽ giúp cho người dân Đài Loan nhìn từ góc nhìn khác với quá khứ để thấy rõ lịch sử và tình hình hiện tại của các nước Đông Nam Á.