Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Lễ khai trương và đưa vào hoạt động Khu đổi mới ngành công nghệ biển tại Cao Hùng
New Southbound Policy。Ngày 11/1 vừa qua, Chính phủ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng “Khu đổi mới ngành công nghệ biển” (ở cảng Hưng Đạt, Cao Hùng) để biến Cao Hùng trở thành trung tâm đào tạo nhân tài ngành điện gió ngoài khơi và đầu tư đổi mới ngành công nghệ biển trong trung và dài hạn (Ảnh: MTIC)
Ngày 11/1 vừa qua, Chính phủ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng “Khu đổi mới ngành công nghệ biển” (ở cảng Hưng Đạt, Cao Hùng) để biến Cao Hùng trở thành trung tâm đào tạo nhân tài ngành điện gió ngoài khơi và đầu tư đổi mới ngành công nghệ biển trong trung và dài hạn (Ảnh: MTIC)

 Chính phủ thúc đẩy chính sách chuyển đổi năng lượng vào năm 2025, bên cạnh việc quy hoạch mục tiêu lắp đặt điện gió ngoài khơi với công suất 5,7GW và mục tiêu nội địa hóa ngành điện gió ngoài khơi vào năm 2025, Chính phủ còn khởi động chương trình đào tạo nhân tài ngành điện gió ngoài khơi, thực hiện nội địa hóa nhân tài cấp cao về điện gió ngoài khơi và tạo việc làm cho lao động địa phương. Ngày 11/1 vừa qua, Chính phủ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng “Khu đổi mới ngành công nghệ biển” (ở cảng Hưng Đạt, Cao Hùng) để biến Cao Hùng trở thành trung tâm đào tạo nhân tài ngành điện gió ngoài khơi và đầu tư đổi mới ngành công nghệ biển trong trung và dài hạn.

 Cục Năng lượng thuộc Bộ Kinh tế cho biết: “Trung tâm đào tạo và chứng nhận tài năng ngành công nghệ biển” trong Khu đổi mới ngành công nghệ biển (MTIC) đã hợp tác với Trung tâm đào tạo nổi tiếng quốc tế Maersk Training để xây dựng các khóa đào tạo điện gió ngoài khơi đạt chứng nhận của Tổ chức Năng lượng gió quốc tế (GWO). Trong khu đổi mới có một đội ngũ gồm 8 giảng viên chuyên môn được GWO chứng nhận, cung cấp 10 khóa học chuyên môn, 16 module khóa học GWO, bao gồm đào tạo an toàn cơ bản (BST) và đào tạo kỹ thuật cơ bản (BTT) và các khóa học chuyên môn khác, cung cấp dịch vụ đào tạo hoàn chỉnh về điện gió ngoài khơi. Là trung tâm đào tạo nhân tài khoa học và công nghệ biển cấp quốc tế, “Khu đổi mới ngành công nghệ biển” cũng đồng thời ký kết các khóa học theo yêu cầu với các doanh nghiệp nổi tiếng trong và ngoài nước (như Siemens, Orsted), mang đến cơ hội thực tập trong ngành. MTIC sẽ trở thành một trung tâm quan trọng cho các tổ chức.

 Cục Năng lượng cho hay: “Trung tâm đổi mới và nghiên cứu, phát triển biển” thuộc MTIC sẽ giới thiệu các ngành nghề và năng lực của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đầu tư vào các lĩnh vực như nghiên cứu và phát triển thiết bị dưới nước, công nghệ chống ăn mòn công trình trên biển, tài nguyên sinh vật biển..., phát triển thử nghiệm công nghệ liên quan đến lắp đặt điện gió ngoài khơi, thúc đẩy ngành nghiên cứu và phát triển công nghệ biển ở miền nam Đài Loan, đồng thời gia nhập thị trường chuỗi cung ứng quốc tế, nâng cao năng lực sản xuất và giá trị gia tăng của ngành năng lượng xanh Đài Loan, đẩy nhanh việc thúc đẩy Đài Loan trở thành “Trung tâm phát triển năng lượng xanh châu Á”.

 Cuối cùng, Bộ Kinh tế cho biết: Với chính sách chuyển đổi năng lượng, Chính phủ sẽ nỗ lực hết sức để hướng đến mục tiêu công suất lắp đặt điện gió ngoài khơi đạt 5,7GW vào năm 2025, đầu tư chuyển đổi ngành nghề, dự kiến sẽ tạo kim ngạch đầu tư lên đến 1 nghìn tỷ Đài tệ, giá trị sản lượng đạt 1,2 nghìn tỷ Đài tệ và 20.000 cơ hội việc làm. Đây sẽ là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển chuyển đổi năng lượng của Đài Loan.