Di chuyển đển khối nội dung trung tâm
Bộ Kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp tiến vào thị trường hướng Nam mới
New Southbound Policy。Ngày 5/2, Cục Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Kinh tế sẽ tổ chức buổi giới thiệu “Kế hoạch đổi mới tiếp thị và khai thác, phát triển thị trường hướng Nam mới” tại Trung tâm hội nghị GIS Đài Bắc, Đại học Quốc gia Đài Loan (Ảnh: Fb Cục Thương mại Quốc tế, Bộ Kinh tế)
Ngày 5/2, Cục Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Kinh tế sẽ tổ chức buổi giới thiệu “Kế hoạch đổi mới tiếp thị và khai thác, phát triển thị trường hướng Nam mới” tại Trung tâm hội nghị GIS Đài Bắc, Đại học Quốc gia Đài Loan (Ảnh: Fb Cục Thương mại Quốc tế, Bộ Kinh tế)

 Thị trường hướng Nam mới chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất khẩu và là thị trường xuất khẩu quan trọng của Đài Loan. Lợi tức dân số (Demographic dividend: sự tăng trưởng kinh tế nhờ những thay đổi về cơ cấu tuổi của dân số) khổng lồ và tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh của khu vực này đã trở thành trọng tâm của thị trường tiêu dùng toàn cầu. Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Đài Loan nắm bắt cơ hội kinh doanh tiêu dùng tại thị trường hướng Nam mới, Cục Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Kinh tế sẽ tổ chức buổi giới thiệu với các doanh nghiệp về “Kế hoạch đổi mới tiếp thị và khai thác, phát triển thị trường hướng Nam mới” vào ngày 5/2 tại Trung tâm hội nghị GIS Đài Bắc, Đại học Quốc gia Đài Loan.

 Năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, Cục Thương mại Quốc tế đã tích cực phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới và công nghệ tiếp thị kỹ thuật số để hỗ trợ các doanh nghiệp tạo ra cơ hội mới ở thị trường nước ngoài, ví dụ như hướng dẫn các công ty đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Amazon India của Ấn Độ. Ngoài ra, Cục Thương mại Quốc tế còn xây dựng trang web tương tác trực tuyến “Hướng dẫn người mua”, không chỉ quảng bá những nét đặc sắc trong văn hóa và du lịch Đài Loan, mà còn kết hợp giới thiệu sản phẩm của các công ty Đài Loan.

 Năm nay, Cục Thương mại Quốc tế nhắm đến các thị trường: Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Campuchia, v.v..., thúc đẩy các biện pháp hướng dẫn mở rộng tiêu thụ phù hợp với các nước sở tại dựa trên đặc điểm và nhu cầu tiêu dùng tại các nước này. Ví dụ: Để ứng phó tình hình cơ sở hạ tầng y tế còn thiếu hụt ở các vùng nông thôn Ấn Độ, Cục Thương mại Quốc tế đã lập kế hoạch quảng bá các sản phẩm y tế thông minh của Đài Loan như thiết bị phục hồi chức năng, thiết bị xét nghiệm y tế, v.v... Tại Indonesia, do môi trường địa lý khiến thiên tai xảy ra thường xuyên, nhằm phục vụ nhu cầu phòng chống thiên tai và ứng biến khẩn cấp, Cục Thương mại Quốc tế đặc biệt giới thiệu các vật liệu chống động đất và các sản phẩm giám sát thông minh của Đài Loan. Ngoài ra còn mở rộng sang thị trường Campuchia và Malaysia thông qua phương thức tiếp thị kỹ thuật số để nâng cao độ nhận diện của thực phẩm, đồ uống, quần áo và các sản phẩm khác của Đài Loan tại thị trường địa phương, từ đó thúc đẩy các cơ hội hợp tác kinh doanh.