New Southbound Policy Portal

Lập trường của Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đối với “Hội nghị Ngoại trưởng Trung Quốc đại lục và ASEAN” tiếp nhận Khung “Bộ quy tắc ứng xử trên Nam Hải”

123

 

 Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc nhắc lại, các hòn đảo thuộc vùng biển Nam Hải đều thuộc lãnh thổ Trung Hoa Dân Quốc, việc Trung Hoa Dân Quốc được hưởng quyền lợi theo luật biển và luật quốc tế đối với các hòn đảo trên biển Nam Hải và vùng biển liên quan đến các hòn đảo này là điều không cho phép đặt nghi ngờ.
 

 Trung Hoa Dân Quốc là một thành viên có trách nhiệm đối với quốc tế, có chủ quyền hòa bình trên đảo Thái Bình, là hòn đảo tự nhiên lớn nhất quần đảo Nam Sa, là quốc gia quan trọng không thể thiếu trong việc duy trì ổn định hòa bình khu vực biển Nam Hải. Trung Hoa Dân Quốc một lần nữa kêu gọi các bên có liên quan không nên loại trừ sự tham dự của Đài Loan trong cơ chế giải quyết tranh chấp và đối thoại đa phương.
 

 Căn cứ “4 nguyên tắc” và “5 cách làm” được tổng thống Thái Anh Văn đưa ra trong nghị đề Nam Hải ngày 19/7/2016, Trung Hoa Dân Quốc mong muốn cùng các nước liên quan thúc đẩy nền hòa bình và ổn định trong khu vực Nam Hải; đồng thời cùng bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên biển Nam Hải trên cơ sở thương lượng bình đẳng.
 

 Chủ quyền Nam Hải, bảo vệ Thái Bình
 

 Các hòn đảo trên vùng biển Nam Hải đều thuộc lãnh thổ Trung Hoa Dân Quốc, việc Trung Hoa Dân Quốc được hưởng quyền lợi theo luật biển và luật quốc tế đối với các hòn đảo trên biển Nam Hải và vùng biển liên quan đến các hòn đảo này là điều không cho phép đặt nghi ngờ.
 

 Các vấn đề khu vực biển Nam Hải vô cùng phức tạp, phạm vi các nước tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau, số lượng quốc gia có liên quan cũng rất nhiều, dính líu tới an ninh trong khu vực, quan hệ ngoại giao và lợi ích kinh tế, chính trị của các nước. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc sẽ tiếp tục hợp tác thương lượng với các nước.
 

 Chính phủ kiên định bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Trung Hoa Dân Quốc tại biển Nam Hải, đồng thời tuân theo luật biển và luật quốc tế, chủ trương bảo vệ quyền lợi cần có trong khu vực biển, không từ bỏ chủ quyền và quyền lợi hợp pháp của Trung Hoa Dân Quốc.
 

Đảo Thái Bình không chỉ là lãnh thổ của Trung Hoa Dân Quốc mà còn là nơi quan trọng để Đài Loan đóng góp cụ thể vào hòa bình, ổn định trong khu vực. Ngày 19/7/2016, tổng thống Thái Anh Văn đã nêu ra “4 nguyên tắc” và “5 cách làm” đối với nghị đề Nam Hải
 

I. 4 nguyên tắc:
 

1. Tranh chấp Nam Hải phải được giải quyết bằng con đường hòa bình theo luật biển, luật quốc tế và công ước Liên Hợp Quốc về luật biển.
 

2. Đài Loan phải được tiếp nhận vào cơ chế giải quyết tranh chấp đa phương.
 

3. Các nước có liên quan có nghĩa vụ duy trì đường biển Nam Hải và tự do bay

qua.
 

4. Trung Hoa Dân Quốc chủ trương giải quyết tranh chấp Nam Hải theo con đường “Tạm thời gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác tài nguyên”; đồng thời cùng thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực Nam Hải với các nước có liên quan, cùng bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên Nam Hải trên cơ sở thương lượng bình đẳng.
 

II. 5 cách làm :
 

1. Bảo vệ quyền lợi khai thác tài nguyên cá: tăng cường khả năng bảo tồn nguồn tài nguyên cá, đảm bảo an toàn cho ngư dân khi đánh bắt cá.
 

2. Thương lượng đa phương: Yêu cầu Bộ Ngoại giao tăng cường trao đổi đối thoại với các nước liên quan, thương lượng tìm kiếm sự thống nhất trong hợp tác.
 

3. Hợp tác khoa học: Yêu cầu Bộ Khoa học kỹ thuật đưa số lượng cán bộ nghiên cứu khoa học, các ban ngành có liên quan mời các nhà khoa học quốc tế đến đảo Thái Bình nghiên cứu sinh thái, địa chất, động đất, khí tượng, biến đổi khí hậu v.v…
 

4. Cứu trợ nhân đạo: Yêu cầu Bộ Ngoại giao hợp tác với các Tổ chức phi chính phủ, các Tổ chức quốc tế có liên quan để đảo Thái Bình trở thành trung tâm cứu trợ nhân đạo và là căn cứ địa vận chuyển đồ tiếp tế.
 

5. Khích lệ nhân tài nghiên cứu luật biển: tăng cường khả năng giải quyết của quốc gia khi ứng phó các nghị đề của luật pháp quốc tế.
 

 Triển vọng trong tương lai, Đài Loan sẽ tiếp tục duy trì đường biển Nam Hải và tự do bay qua với những giá trị hòa bình, nhân đạo, sinh thái và bền vững; đồng thời chúng tôi cũng mong muốn thúc đẩy hòa bình ổn định trong khu vực Nam Hải, cùng bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên Nam Hải trên cơ sở thương lượng bình đẳng.