New Southbound Policy Portal

Tiếp kiến doanh nghiệp Đài Loan đầu tư tại châu Á, Tổng thống nêu rõ thái độ và sách lược ứng phó nhằm vào cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

123

 

 Tiếp kiến “Đoàn đại biểu Hiệp hội Thương mại Đài Loan châu Á (Asia Taiwanese Chambers Of Commerce) về nước thăm hỏi” vào sáng ngày 23/3/2018, Tổng thống Thái Anh Văn đã nêu rõ lập trường và thái độ của Đài Loan nhằm vào Bản ghi nhớ xuất phát từ “Điều khoản 301” do Tổng thống Mỹ Donald Trump ký, thực hiện lệnh trừng phạt thương mại đối với hàng hóa của Trung Quốc đại lục, gây xôn xao thị trường thương mại toàn thế giới.
 

 Nội dung chính Bài phát biểu của Tổng thống như sau:

 Thứ nhất, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có vẻ là tình thế vô cùng căng thẳng, gay cấn, đội ngũ anh ninh quốc gia và đội ngũ hành chính của Đài Loan từ lâu nay vẫn nắm rõ tình hình cục diện, chính phủ sẽ chú ý mật thiết đến tình hình phát triển tiếp theo, đồng thời thực hiện các biện pháp ứng phó cần thiết.
 

 Thứ hai, Đài Loan vốn là một quốc gia quan trọng về thương mại, chúng ta sẽ không ngừng cùng Mỹ tiến hành đàm phán và trao đổi cần thiết để đảm bảo các lợi ích thương mại sẽ không bị ảnh hưởng, không bị gây tổn hại.
 

 Thứ ba, đàm phán là phương pháp tốt nhất để giải quyết xung đột thương mại. Chúng ta kêu gọi Mỹ, Trung Quốc và các bên liên quan tích cực tiến hành đàm phán, tránh gây bùng nổ toàn diện chiến tranh thương mại.
 

 Thứ tư, gần hai năm qua, các mặt cơ bản của nền kinh tế Đài Loan ngày càng mạnh hơn, đây cũng là nguyên nhân quan trọng để thị trường cổ phiếu phát triển tốt, cho dù là việc giải quyết vấn đề “5 thiếu”, việc nới lỏng quy định pháp luật hay là việc tăng tốc đầu tư vào Đài Loan, Viện Hành chính đều có các dự án đang được thực hiện, mọi người hãy có niềm tin vào tình hình kinh tế Đài Loan.
 

 Đài Loan cũng có một vài sách lược để ứng phó với sự thay đổi tình hình cục diện:

 Thứ nhất, mở rộng tỷ trọng nghiên cứu, phát triển và sản xuất của Đài Loan, không ngừng phát triển Đài Loan mạnh mẽ, trở thành cơ sở thương mại của sản xuất và khai thác, phát triển kỹ thuật; mở rộng khai thác, phát triển kỹ thuật và sản xuất, chế tạo các linh kiện mấu chốt, nâng cao giá trị gia tăng và kỹ thuật quản lý kinh doanh. Như vậy sẽ làm tăng thành phần do Đài Loan sản xuất trong các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu đi Mỹ, các hàng hóa này sẽ được định nghĩa là “Sản phẩm của Đài Loan”.
 

 Thứ hai, tăng tốc đầu tư thị trường trong nước. Hai năm gần đây, nền kinh tế Đài Loan đã bắt đầu chuyển đổi mô hình, động năng tăng trưởng kinh tế trong nước đã tăng trở lại. Ngoài thương mại xuất khẩu, nhu cầu thị trường trong nước cũng không ngừng mở rộng. Vì vậy, cần tăng tốc thực hiện kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng tầm nhìn xa, đồng thời, không ngừng thúc đẩy các kế hoạch hỗ trợ phát triển nhu cầu nội địa như: chuyển đổi nguồn năng lượng, tái xây dựng đô thị, nhà ở xã hội, chăm sóc lâu dài, v.v…, để nhu cầu thị trường trong nước có thể mở rộng, trở thành động lực chính nâng đỡ nền kinh tế phát triển.
 

 Thứ ba, nâng cao năng lượng sáng tạo. Sự bảo vệ bản quyền trí tuệ và phát triển công nghệ là mấu chốt quyết định sự thắng lợi của thương mại. Vì vậy, Kế hoạch đổi mới ngành nghề 5+2 và các kế hoạch phát triển ngành công nghệ đều cần được đẩy mạnh, tăng cường đầu tư, tăng tốc thực hiện.
 

 Thứ tư, chuẩn bị phát triển đa dạng, tích cực thúc đẩy đa dạng hóa thương mại và cơ sở ngành nghề, đặc biệt là thông qua Chính sách hướng Nam mới, tăng tốc sự phát triển của Đài Loan tại các nước mục tiêu trong Chính sách hướng Nam mới.