New Southbound Policy Portal

Văn học Đài Loan lan tỏa ra thế giới Tác phẩm “Giấc mộng xuân trong ngõ Hồ Lô” bản tiếng Việt

Văn học Đài Loan lan tỏa ra thế giới Tác phẩm “Giấc mộng xuân trong ngõ Hồ Lô” bản tiếng Việt

 

“Tôi luôn tin rằng văn học chính là muối trên mặt đất, muối – vốn là vật rất nhỏ nhoi, nhưng rất cần thiết cho cơ thể con người. Cũng vì văn học giống như một vốc muối trên mặt đất,….tôi tin rằng nó có thể cải tạo kết cấu tinh thần của loài người, phát huy sức mạnh vô hạn. ”Người thầy của văn học Đài Loan cận đại Diệp Thạch Đào (Ye, Shi-tao) nói về niềm tin của ông đối với sức mạnh được tạo ra bởi văn học như trên.

 

Khám phá cảnh đẹp văn học qua các tác phẩm của nhà văn Diệp Thạch Đào

Nhờ sự thúc đẩy chính sách “hướng Nam mới trong lĩnh vực văn học” của chính quyền thành phố Đài Nam, “Giấc mộng xuân trong ngõ Hồ Lô” (葫蘆巷春夢) là tác phẩm văn học đầu tiên do chính phủ Đài Loan phát động dịch sang tiếng Việt, sau khi được xuất bản, phát hành tại Việt Nam vào tháng 12 năm 2017, thì bản tiếng Việt của một cuốn sách khác là “Lược sử văn học Đài Loan” (台灣文學史綱) của tác giả Diệp Thạch Đào cũng được trình làng tại Việt Nam vào tháng 10 năm nay, đúng như ông Diệp Thạch Đào từng nói, văn học phát huy sức mạnh giống như muối, giúp người Việt Nam hiểu về Đài Loan nhiều hơn, điều hòa và hâm nóng mối quan hệ hai bên.

Ánh nắng chói chang của tháng 9 được ví như “hổ mùa thu” lặng lẽ chiếu lên bức tường gạch đỏ và hàng mái ngói ngôi nhà nghiêng của Nhà kỷ niệm văn học Diệp Thạch Đào. Tòa kiến trúc được xây bằng gạch rất cổ kính này nằm trên con phố Hữu Ái ở thành phố Đài Nam, là tiền thân của Trạm quản lý Lâm vụ Đài Nam, nhưng lại có sự trùng hợp với tuổi tác của ông Diệp Thạch Đào – bậc thầy của văn học sử Đài Loan cận đại.

Ông Diệp Thạch Đào sinh năm 1925 tại Đài Nam, trải qua thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng và thời kỳ hậu thế chiến thứ II, ông sáng tác về các phương diện cuộc sống thường nhật như ăn, mặc, ở và đi lại của dân thường, suy ngẫm và phản chiếu nét đa văn hóa của Đài Loan, là nhà văn quan trọng đại diện cho Đài Loan. Những ngõ ngách của chốn Phủ Thành (tên gọi Đài Nam thời xưa), là nơi ông lớn lên, cũng là nguồn tạo cảm hứng quan trọng cho các tác phẩm văn học của ông. Có tới 80% tiểu thuyết và các tác phẩm tùy bút của nhà văn Diệp Thạch Đào đều lấy những năm tháng, con người, và sự vật của Phủ Thành làm bối cảnh. Trong những cuốn tiểu thuyết, bất chợt có thể bắt gặp những con hẻm ngoằn ngoèo, những chùa chiền đầy hương khói, những món ăn vặt địa phương, khiến tác phẩm của ông trở thành những sáng tác có tính tượng trưng tiêu biểu cho Đài Nam.

Đặt chân lên con hẻm rút quẻ thẻ và xem bói bên cạnh ngôi đền Võ Miếu ở thành phố Đài Nam, chính là ngõ Hồ Lô trong tác phẩm “Giấc mộng xuân trong ngõ Hồ Lô”, có thể cảm nhận được hơi thở cuộc sống trong tác phẩm văn học của nhà văn Diệp Thạch Đào.Đặt chân lên con hẻm rút quẻ thẻ và xem bói bên cạnh ngôi đền Võ Miếu ở thành phố Đài Nam, chính là ngõ Hồ Lô trong tác phẩm “Giấc mộng xuân trong ngõ Hồ Lô”, có thể cảm nhận được hơi thở cuộc sống trong tác phẩm văn học của nhà văn Diệp Thạch Đào.

Giám đốc Sở Văn hóa thành phố Đài Nam Diệp Trạch Sơn nói, toàn bộ thành phố Đài Nam có thể nói đều là “Nhà kỷ niệm văn học Diệp Thạch Đào”; khi Thủ tướng Lại Thanh Đức ra tranh cử chức Thị trưởng thành phố Đài Nam vào năm 2010, ông cũng từng lấy một trong những khẩu hiệu tranh cử là: “Đài Nam là mảnh đất tốt thích hợp cho mọi người nằm mơ, làm việc, yêu đương, kết hôn và sống một cuộc sống nhẹ nhàng.”

Khám phá cảnh đẹp văn học qua các tác phẩm của nhà văn Diệp Thạch Đào

Kể từ khi Nhà kỷ niệm văn học Diệp Thạch Đào được thành lập vào năm 2012 cho đến nay, Sở Văn hóa thành phố Đài Nam định kỳ triển khai hoạt động “Khám phá phong cảnh văn học Diệp Thạch Đào”, tới nay đã xây dựng được 4 tuyến đường chính, bao gồm hơn 90 điểm phong cảnh văn học, cung cấp cho mọi người “vừa đi vừa đọc” những phong cảnh địa phương dưới ngòi bút của các nhà văn, ngoài ra còn giúp cho sự tưởng tượng về văn tự, không chỉ được thể hiện bởi những tác phẩm đã lâu năm và những tấm ảnh cũ, mà còn được mở rộng thành sở thích du lịch, phong cách văn học.

Nhà kỷ niệm văn học Diệp Thạch Đào trưng bày những phong cảnh trong các tác phẩm và quá trình sáng tác văn học của nhà văn Diệp Thạch Đào.Nhà kỷ niệm văn học Diệp Thạch Đào trưng bày những phong cảnh trong các tác phẩm và quá trình sáng tác văn học của nhà văn Diệp Thạch Đào.

Xuất phát từ Nhà kỷ niệm văn học Diệp Thạch Đào, chúng ta có thể ghé thăm Xích Khảm Lầu được nhắc đến trong tiểu thuyết ngắn có tựa đề “Thế hệ cuối cùng của tộc người Siraya”, cửa hàng tiện lợi 7-11 ở đối diện Xích Khảm Lầu thời xưa là nhà của bà ngoại nhà văn Diệp Thạch Đào, đi tiếp đến quán Cối Đá (Shi Qing Chiu) ở phố hàng Gạo, chính là nơi ông Diệp Thạch Đào thường tới đây ăn xôi, uống canh cá viên, rồi đi tiếp đến ngõ rút quẻ thẻ và ngõ xem bói ở bên cạnh ngôi đền Võ Miếu, những chiếc đèn lồng đơn sơ mộc mạc, sự náo nhiệt một thời đã mất, qua đó có thể tưởng tượng ra cảnh tượng “Giấc mộng xuân trong ngõ Hồ Lô”. Ngôi đền Thiên Hậu Cung và tòa nhà trang điểm ở bên cạnh ngõ với những đường nét điêu khắc hội họa, trang nghiêm tráng lệ, chính là nơi chơi đùa của nhà văn Diệp Thạch Đào thuở niên thiếu.

Đi bộ tới con hẻm Ốc Sên trên đường Dân Sinh, hiện nay là một điểm phong cảnh check-in rất hot của thành phố Đài Nam trên Instagram, ngoài việc có thể thỏa thích đếm các tác phẩm nghệ thuật công cộng với đủ các tạo hình ốc sên, thì ngoài ra còn có thể khám phá những câu chữ trong tác phẩm của nhà văn Diệp Thạch Đào, trải nghiệm cuộc sống chậm rãi khoan thai trong các ngõ hẻm của Đài Nam. Nhà văn Diệp Thạch Đào nói: “Căn phòng này là một tổ ốc sên đích thực”, có hàm ý nói rằng Đài Nam chính là nơi ở sau cùng của ông.

Thông qua những phong cảnh địa phương mang đậm nét văn học, độc giả không những có thể tìm kiếm khám phá những nét đẹp thông qua cuốn “Trái tim lãng mạn” do Sở Văn hóa thành phố Đài Nam xuất bản, mà còn có thể dựa theo nội dung mô tả trong sách để gặp gỡ với tác phẩm của nhà văn Diệp Thạch Đào; những phong cảnh đậm nét văn học đó cũng được đưa vào cuốn “Giấc mộng xuân trong ngõ Hồ Lô” bản tiếng Việt.

Diệp Thạch Đào là nhà văn có khối lượng tác phẩm sáng tác rất phong phú, tác phẩm của ông tượng trưng cho sự sung mãn và sức sống của văn học Đài Loan.Diệp Thạch Đào là nhà văn có khối lượng tác phẩm sáng tác rất phong phú, tác phẩm của ông tượng trưng cho sự sung mãn và sức sống của văn học Đài Loan.

Tác phẩm văn học Đài Loan đầu tiên bằng tiếng Việt

Chính sách “Hướng nam mới trong văn học” do Sở Văn hóa thành phố Đài Nam triển khai thúc đẩy, năm ngoái đã khởi động “Kế hoạch phiên dịch bản tiếng Việt tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Diệp Thạch Đào”, do cựu Giám đốc Viện Bảo tàng Văn học Đài Loan Trần Ích Nguyên chọn ra 8 truyện ngắn thuộc các thời kỳ trong cuộc đời nhà văn Diệp Thạch Đào gồm thời trẻ, thời trung niên và lúc tuổi già, thể hiện những tâm trạng và nhu cầu văn học khác nhau của nhà văn. Đồng thời ủy thác cho Phó Chủ nhiệm Nguyễn Thu Hiền- Khoa Văn học Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn- Đại học quốc gia Hà Nội cùng nhóm dịch giả thực hiện và do “Nhà xuất bản văn học” là nhà xuất bản lớn nhất Việt Nam chuyên về ấn phẩm văn học chịu trách nhiệm phát hành.

Đài Nam tự xưng là “cái nôi của văn học Đài Loan”, theo giám đốc Sở Văn hóa thành phố Đài Nam Diệp Trạch Sơn, giới thiệu văn học Đài Loan ra  thế giới thông qua các tác phẩm được dịch sang tiếng nước ngoài, đó chính là sự cân nhắc chủ yếu của Sở Văn hóa. Ví dụ như triển khai dịch thuật tác phẩm của nhà văn Diệp Thạch Đào sang nhiều thứ tiếng, hiện tại đã có bản dịch các ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn, năm nay có kế hoạch dịch sang tiếng Malaysia, tháng 3 năm 2019 sẽ phát hành tại Kualalumpur. Trong khi đó dân số Việt Nam có 95 triệu người, trong vòng 5-10 năm tới sẽ đột phá mức 100 triệu người, Việt Nam là một quốc gia quan trọng thuộc chính sách hướng Nam mới, bản dịch tiếng Việt của tuyển tập truyện ngắn “Giấc mộng xuân trong ngõ Hồ Lô” của tác giả Diệp Thạch Đào không những là tác phẩm văn học đầu tiên của Đài Loan được dịch sang tiếng Việt, mà còn trở thành công cụ giao lưu văn hóa, giúp người Việt có thể hiểu về văn học Đài Loan, thậm chí có thể cầm theo cuốn sách này đến Đài Nam du lịch.

Đặt chân lên con hẻm rút quẻ thẻ và xem bói bên cạnh ngôi đền Võ Miếu ở thành phố Đài Nam, chính là ngõ Hồ Lô trong tác phẩm “Giấc mộng xuân trong ngõ Hồ Lô”, có thể cảm nhận được hơi thở cuộc sống trong tác phẩm văn học của nhà văn Diệp Thạch Đào.Đặt chân lên con hẻm rút quẻ thẻ và xem bói bên cạnh ngôi đền Võ Miếu ở thành phố Đài Nam, chính là ngõ Hồ Lô trong tác phẩm “Giấc mộng xuân trong ngõ Hồ Lô”, có thể cảm nhận được hơi thở cuộc sống trong tác phẩm văn học của nhà văn Diệp Thạch Đào.

Ông Trần Ích Nguyên hiện đã chuyển công tác sang làm giám đốc Học viện xã hội nhân văn Trường Đại học Kim Môn, là người đã từ lâu nghiên cứu sách Hán Nôm – một loại hán tự cổ của Việt Nam. Theo ông phát hiện, sự hiểu biết của Việt Nam về văn học Đài Loan vẫn còn hạn chế. Tác giả Diệp Thạch Đào là người dẫn đường cho văn học Đài Loan với khối lượng tác phẩm rất phong phú, thông qua bản dịch tiếng Việt, tác phẩm được xuất bản lần này của ông rất có ích cho sự giao lưu văn hóa giữa hai bên, tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau.

Rất nhiều bạn bè người Việt Nam phản ánh với ông Trần Ích Nguyên rằng, những học giả người Việt trẻ tuổi và những người Việt Nam yêu thích văn hóa Trung Hoa, sau khi đọc cuốn sách này, đều rất muốn tìm hiểu nhiều hơn về Đài Loan và Đài Nam. Nhà xuất bản Việt Nam chuyên phát hành các ấn phẩm văn học thậm chí còn được một người Mỹ gốc Việt viết thư tới đặt mua cuốn này. Ông Trần Ích Nguyên nói, hiện tại có rất nhiều du học sinh Trung Quốc đang du học tại Việt Nam, vì bản tiếng Việt của tác phẩm “Giấc mộng xuân trong ngõ Hồ Lô” được dùng làm giáo trình cho Khoa Văn học Trường đại học Hà Nội, nên bất ngờ trở thành kênh để du học sinh Trung Quốc tiếp xúc với văn học Đài Loan.

Khi Sở Văn hóa thành phố Đài Nam tổ chức lễ ra mắt sách mới tại Trường Đại học quốc gia Hà Nội vào tháng 12 năm ngoái, Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam cũng có mặt để hỗ trợ, đồng thời dùng cuốn sách này làm quà tặng cho các vị quan khách và giới truyền thông Việt Nam. Đây cũng là một điểm cộng đối với mảng du lịch và văn hóa của chính sách hướng Nam mới.

Đài Loan có rất nhiều di dân mới người Việt, để đáp ứng nhu cầu, Giám đốc Sở Văn hóa thành phố Đài Nam ông Diệp Trạch Sơn đã hứa, sau này sẽ tái bản cuốn “Giấc mộng xuân trong ngõ Hồ Lô” bằng tiếng Việt để sử dụng làm sách cho cha mẹ và con cái cùng đọc. Phối hợp với các phong cảnh du lịch đậm nét văn học, Sở Văn hóa thành phố Đài Nam dự định ngoài các bản tiếng Nhật, tiếng Hàn, tờ rơi giới thiệu thắng cảnh và di tích cổ cũng sẽ xuất bản cả bản tiếng Việt.

Cựu Giám đốc Viện Bảo tàng Văn học Đài Loan Trần Ích Nguyên (người thứ 2 từ bên trái sang) tham dự cuộc tọa đàm trong Lễ ra mắt cuốn “Tuyển tập truyện ngắn Diệp Thạch Đào – Giấc mộng xuân trong ngõ Hồ Lô” bản tiếng Việt được tổ chức tại Việt Nam. (Ảnh do Sở Văn hóa thành phố Đài Nam cung cấp).Cựu Giám đốc Viện Bảo tàng Văn học Đài Loan Trần Ích Nguyên (người thứ 2 từ bên trái sang) tham dự cuộc tọa đàm trong Lễ ra mắt cuốn “Tuyển tập truyện ngắn Diệp Thạch Đào – Giấc mộng xuân trong ngõ Hồ Lô” bản tiếng Việt được tổ chức tại Việt Nam. (Ảnh do Sở Văn hóa thành phố Đài Nam cung cấp).

Mở cánh cửa tìm hiểu văn học Đài Loan

Để giúp cho sự giao lưu văn hóa Đài - Việt ngày càng trở nên sâu sắc hơn, vào tháng 9 vừa qua Bảo tàng văn học Đài Loan đã tổ chức lễ ra mắt cuốn sách bằng tiếng Việt: “Gánh vác ngọt ngào - Song tấu thơ và tản văn Ngô Thịnh”. Ngoài ra, Sở Văn hóa thành phố Đài Nam cũng hợp tác với Nhà xuất bản trường Đại học sư phạm Hà Nội – là đơn vị đã sưu tầm bộ sách “Văn học sử thế giới” tiến hành dịch thuật và cho phát hành bản tiếng Việt tác phẩm “Lược sử văn học Đài Loan” của nhà văn Đài Loan Diệp Thạch Đào vào tháng 10 vừa rồi. Giám đốc Học viện Xã hội và Nhân văn Trường Đại học Kim Môn – Trần Ích Nguyên cho biết, Sở Văn hóa huyện Kim Môn có dự định cho dịch sang tiếng Việt “Tuyển tập truyện ngắn Trần Trường Khánh”, Trần Trường Khánh là nhà văn nổi tiếng của Kim Môn, dự định sẽ xuất bản phát hành tại thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 12 này.

Giám đốc Sở Văn hóa thành phố Đài Nam Diệp Trạch Sơn nói, “Lược sử văn học Đài Loan” là cuốn sách nói về quan điểm lịch sử văn học bản địa lấy Đài Loan làm chủ thể, là cuốn sách công cụ không thể thiếu được để tìm hiểu về kết cấu văn học Đài Loan. Trong tương lai, cuốn sách này có thể sử dụng làm sách giáo khoa cho khoa Trung văn của các trường ở Việt Nam, để có thêm càng nhiều học sinh, sinh viên và người Việt Nam tìm hiểu về sự phát triển của văn học Đài Loan.

Năm 2005 tạp chí Taiwan Panorama phỏng vấn nhà văn “sáng tác không biết mệt mỏi” Diệp Thạch Đào.Năm 2005 tạp chí Taiwan Panorama phỏng vấn nhà văn “sáng tác không biết mệt mỏi” Diệp Thạch Đào.

“Không có đất đai, làm sao có văn học”, đó chính là điều cốt lõi trong sáng tác văn học của nhà văn Diệp Thạch Đào, thông qua các tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài gồm: “Giấc mộng xuân trong ngõ Hồ Lô”, “Lược sử văn học Đài Loan”, “Gánh vác ngọt ngào - Song tấu thơ và tản văn Ngô Thịnh”, sẽ giúp càng nhiều người Việt Nam hiểu thêm về Đài Loan thông qua văn hóa, mở ra một sự gặp gỡ trong văn học.