New Southbound Policy Portal
Ngày 14/2/2019, tại Triển lãm Sách Quốc tế Đài Bắc, Nhà xuất bản Đại học Thanh Hoa đã ra mắt “Tập 1 Bộ sách ghi chép lịch sử Mân Nam-Tây Ban Nha” bao gồm hai bản thảo từ thế kỷ 17: “Từ điển Tây Ban Nha-Hoa ngữ” trong kho lưu trữ của Đại học Santo Tomas ở Philippines và “Ngữ pháp tiếng Chương Châu” trong thư viện Đại học Barcelona ở Tây Ban Nha (Ảnh: CNA)
Ngày 14/2/2019, tại Triển lãm Sách Quốc tế Đài Bắc, Nhà xuất bản Đại học Thanh Hoa đã ra mắt “Tập 1 Bộ sách ghi chép lịch sử Mân Nam-Tây Ban Nha” (Hokkien Spanish Historical Document Series I) bao gồm hai bản thảo viết tay từ thế kỷ 17.
Hai tài liệu lịch sử quý giá: “Từ điển Tây Ban Nha-Hoa ngữ” trong kho lưu trữ của Đại học Santo Tomas ở Philippines và “Ngữ pháp tiếng Chương Châu” trong thư viện Đại học Barcelona ở Tây Ban Nha đều do các giáo sĩ dòng truyền giáo của Tây Ban Nha và người Mân Nam ở Manila cùng hợp tác biên soạn.
Tác giả biên tập bộ sách – Phó Giáo sư Lý Dục Trung thuộc Viện Nghiên cứu Lịch sử-Đại học Quốc lập Thanh Hoa cho biết: Tự điển Khang Hy tập hợp sức mạnh văn nhân của cả nước, thu thập khoảng 40.000-50.000 từ vựng, còn tài liệu nói trên dựa vào một số giáo sĩ đến thăm và khảo sát thực tế đã thu thập được khoảng 30.000 từ vựng, khiến người ta phải thốt lời cảm phục trước sự nỗ lực và cống hiến của họ.
Trong các tài liệu này, bản thảo “Ngữ pháp tiếng Chương Châu” có phiên âm tiếng Tây Ban Nha, phiên âm chữ Hán, phiên âm tiếng Chương Châu (tiếng Mân Nam), đối chiếu phiên âm tiếng phổ thông (tiếng Bắc Kinh).
Nghiên cứu tỉ mỉ “tiếng Tây Ban Nha” do người Hoa thời đó nói, rất nhiều từ vựng thực ra là tiếng Bồ Đào Nha do thương nhân thời đó thường đến Macau trước và tiếp xúc với người Bồ Đào Nha, từ đó tạo ra thứ ngôn ngữ vô cùng đặc biệt. Ngoài ra, tiếng Tây Ban Nha mà người Hoa nói đều không có sự thay đổi về trạng thái thời gian, giống như thứ tiếng Anh của “người rừng “Tarzan”, có thể trao đổi, hiểu nhau là được.
Đại diện Văn phòng Thương vụ Tây Ban Nha, ông Jose Luis Echaniz Cobas cho biết: Bộ sách này có thể ngược dòng từ bối cảnh tương tác giữa người Tây Ban Nha và người Mân Nam 400 năm trước. Đây là sự tiếp xúc đầu tiên giữa hai nền văn hóa và rất đáng được coi trọng. Ông Jose Luis Echaniz Cobas cảm ơn sự nỗ lực của các học giả Đài Loan để giới thiệu các tài liệu này đến với giới học thuật quốc tế.
(Nguồn: Hãng tin Trung ương CNA)