New Southbound Policy Portal

Nhà hàng Hukuisu Hồi ký tái sinh kiến trúc nơi cất chứa văn hóa ẩm thực

Đối với anh Ngô Kiện Hào, việc tái hiện lại một thời huy hoàng của nhà hàng Hukuisu không chỉ đơn thuần là kinh doanh, hơn nữa còn là tình cảm và sự lãng mạn “muốn giữ lại cái gì đó cho người thế hệ sau”.(Ảnh do nhà hàng Eagle Hill cung cấp)

Đối với anh Ngô Kiện Hào, việc tái hiện lại một thời huy hoàng của nhà hàng Hukuisu không chỉ đơn thuần là kinh doanh, hơn nữa còn là tình cảm và sự lãng mạn “muốn giữ lại cái gì đó cho người thế hệ sau”.(Ảnh do nhà hàng Eagle Hill cung cấp)

 

Khi ngọn đèn chiều vừa thắp sáng, trước cửa là dòng xe kéo tấp nập chở những vị quan khách trong trang phục sang trọng lộng lẫy và những nàng Geisha từ khu hành chính Shinmachi. "Nhà hàng Hukuisu tuy là một tửu quán cao cấp, thực chất còn đóng một vai trò trung tâm thảo luận quyết sách hoạt động bí mật của Đài Nam(Tainan) trong thời kỳ Chiêu Hòa, gắn liền với sự phát triển của lịch sử cận đại Đài Nam". (Sở Văn hóa Chính quyền Thành phố Đài Nam)

 

Nhà hàng Hukuisu gần trung tâm hành chính Đài Nam, mang đến cho thực khách những món ăn Nhật hấp dẫn, là tụ điểm xã giao nổi tiếng Đài Nam vào thập niên năm 1930. (Ảnh: nhà hàng Eagle Hill cung cấp)Nhà hàng Hukuisu gần trung tâm hành chính Đài Nam, mang đến cho thực khách những món ăn Nhật hấp dẫn, là tụ điểm xã giao nổi tiếng Đài Nam vào thập niên năm 1930. (Ảnh: nhà hàng Eagle Hill cung cấp)

Trong cuốn "Nhật ký Quán Viên tiên sinh" của tác giả Lâm Hiến Đường (Lin Xian Tang) người phát động phong trào dân tộc Đài Loan có viết, năm Chiêu Hòa thứ 5 (1930) khi xuống Đài Nam thăm bạn, "tham quan nhà triển lãm sản phẩm, sau đó dùng bữa trưa ở nhà hàng Hukuisu, Minh Triết (Mingzhe) mời Thụ Lục (Shoulu) và Thạch Tuyền (Shiquan) đến cùng bình luận về tôn giáo hơn một giờ đồng hồ ..." miêu tả lại quá trình ăn uống trò chuyện với những người bạn trong nhà hàng Hukuisu.

 

Kiến trúc ẩm thực phá vỡ rào cản văn hóa

Nhà hàng Hukuisu được xây dựng từ năm 1912, là một tửu quán cao cấp ở Đài Nam trong thời kỳ Nhật trị, do nằm gần trung tâm hành chính nên được mệnh danh là "Trung tâm thảo luận quyết sách bí mật", sau nhiều năm hoang phế với những tranh cãi nên giữ hay bỏ, qua tái tạo lại sau thiên tai và lần nhận định di sản văn hóa đầy trớ trêu, cho đến năm 2018, nhà hàng Hukuisu đã mở cửa đón khách sau 100 năm, như vẫy gọi ánh hào quang của một thời đã qua.

Nhà nghiên cứu văn hóa Lăng Tông Khôi (Ling Zong Kui) trong cuốn "Thôn Minh Trị trên giấy", đã liệt kê nhà hàng Hukuisu và Vườn văn học Kishu Đài Bắc(Kishu An Forest of Literature) là hai kiến trúc nhà hàng mang đậm cảm xúc lịch sử của Đài Loan thời kỳ Nhật trị. Tuy không có phong cảnh dòng sông bao quanh như Vườn văn học Kishu, nhưng nhà hàng Hukuisu lại hơn ở chỗ được tạo cảnh sân vườn đậm chất Nhật Bản, ẩn hiện trong đó là trường phái triết học Thiên đạo Shinto và tư tưởng Thiền Tông, khiến người ta có cảm giác trầm tư thư thái khi đi vào trong kiến trúc, rất thích hợp để giao lưu và thu thập tin tức tình báo chính trị.

Diện mạo Nhà hàng Hukuisu sau khi hồi sinh, tái hiện lại cảnh tượng tĩnh mặc bình yên với chiếc cầu nhỏ bắc ngang hồ nước trong sân vườn thời bấy giờ.Diện mạo Nhà hàng Hukuisu sau khi hồi sinh, tái hiện lại cảnh tượng tĩnh mặc bình yên với chiếc cầu nhỏ bắc ngang hồ nước trong sân vườn thời bấy giờ.

Bắc có Kishu, Nam có Hukuishu, đã trở thành hình ảnh đại diện cho không gian ẩm thực vượt rào cản văn hóa của Đài Loan trong thời đại Chiêu Hòa Nhật trị, hai kiến trúc nhà hàng Hukuisu và Vườn văn học Kishu có vận mệnh tương đồng, là kiến trúc ẩm thực, và đều lưu giữ lại những vết tích văn hóa từ thời kỳ Nhật Bản đô hộ Đài Loan.

 

Con đường hồi sinh nhiều gian nan

Sau Thế chiến thứ hai đều bị các bộ ngành nhà nước tiếp nhận, Vườn văn học Kishu trở thành ký túc xá của công chức nhà nước, vào thập niên 1990, tòa nhà chính và tòa phụ bị cháy rụi vì hỏa hoạn, chỉ còn sót lại dãy nhà rời bên cạnh; còn nhà hàng Hukuisu, từng một thời được sử dụng làm ký túc xá của Trường trung học Đệ nhất Đài Nam, cho đến khi trận bão năm 2008 ập đến, tòa kiến trúc bị thiệt hại nghiêm trọng. Phần kiến trúc còn sót lại, do lâu ngày không sử dụng đã trở nên hoang phế, cư dân địa phương còn yêu cầu tháo dỡ. Tuy nhiên trong những năm gần đây với sự trỗi dậy của phong trào không gian tiếng mẹ đẻ Đài Loan, yếu tố văn hóa truyền thống trở thành vật liệu sáng tạo kiến trúc mới, từ đó dần dần được các đoàn thể bảo tồn văn hóa dân gian xem trọng và yêu cầu liệt kê vào đối tượng bảo tồn di sản văn hóa.

Năm 2004, thầy trò Viện nghiên cứu kiến trúc và đô thị nông thôn, Đại học Quốc lập Đài Loan đã thành công đệ trình lên Sở Văn hóa Thành phố Đài Bắc phê chuẩn dãy nhà rời trong Vườn văn học Kishu trở thành di tích cấp thành phố. Cùng năm đó, Sở Văn hóa Thành phố Đài Nam đã triệu tập Ủy ban thẩm tra kiến trúc lịch sử và di tích, nhà hàng Hukuisu đã thông qua thẩm tra và được chỉ định là di tích cấp thành phố vào năm 2005. Tuy nhiên do quá trình xảy ra sai sót nên năm 2006 bị tước mất danh hiệu di tích thành phố. Đến năm 2009, Chính quyền Thành phố Đài Nam tái xác định nhà hàng Hukuisu là công trình cảnh quan du lịch, áp dụng hình thức phục hồi hình ảnh tượng trưng, giữ lại những cấu trúc cục bộ còn sót lại, cho đến cuối năm 2013 hoàn thành công trình sửa chữa và mở cửa đón khách tham quan.

 

Nhà hàng Eagle Hill nằm trong tòa nhà bên trong (Lidong), phía tay phải tòa bao bọc bên ngoài (Biaodong), giữ lại phần lớn diện mạo kiến trúc Nhật Bản, là nơi trưng bày những văn vật quý báu của nhà hàng Hukuisu.Nhà hàng Eagle Hill nằm trong tòa nhà bên trong (Lidong), phía tay phải tòa bao bọc bên ngoài (Biaodong), giữ lại phần lớn diện mạo kiến trúc Nhật Bản, là nơi trưng bày những văn vật quý báu của nhà hàng Hukuisu.

Ba bước tháo gỡ niêm phong không gian nhà hàng Hukuisu

Do chịu hạn chế của Luật quy hoạch kiến trúc đô thị, vì thế việc cải tạo tận dụng không gian của nhà hàng Hukuishu cũng có hạn, du khách chỉ có thể tham quan kiến trúc tĩnh, phần vườn và tòa nhà giữa dùng để triển lãm văn vật nhà hàng Hukuisu, nhưng lại khác xa so với mong đợi rằng "Nhà hàng Hukuisu thì phải có sự hiện diện của ẩm thực".

Để khắc phục khó khăn, Sở Văn hóa thành phố Đài Nam bắt đầu từ việc sửa đổi luật. Đầu tiên là quy định "Những điểm chính trong việc thiết lập Tổ thẩm định kiến trúc mang tính kỷ niệm của Chính quyền Thành phố Đài Nam " được đặt ra vào năm 2014, tiếp đến cho ra "Quy định xét duyệt xây dựng lại hoặc tu sửa kiến trúc mang tính kỷ niệm của Chính quyền Thành phố Đài Nam", sau cùng kế hoạch đô thị hóa khu đất nhà hàng Hukuisu được đổi thành "đất sử dụng cho giáo dục xã hội", nới lỏng hạn chế đất thuộc khu quảng trường không được xây dựng kiến trúc mới.

Thông qua ba biện pháp giải quyết "Điều khoản nhà hàng Hukuisu", giúp cho tòa kiến trúc gỗ nằm bên trong (Lidong) xây dựng vào năm 2015 được chỉ định là kiến trúc mang tính kỷ niệm đầu tiên của Đài Nam. Tòa nhà màu trắng bao bọc bên ngoài (Biaodong) còn sót lại, vào năm 2016 được nhà hàng A-sha, nhà hàng được mệnh danh là “nơi có nhiều Tổng thống lui tới nhất” xin được giấy phép kinh doanh, năm 2017 bắt đầu thi công, năm 2018 công trình cải tạo hoàn công, với chi phí hơn 10 triệu Đài tệ, tòa Biaodong đã khoác lên diện mạo mới, trở thành tòa nhà hai tầng với lối kiến trúc dung hòa giữa mới và cũ. Dưới sự quản lý của anh Ngô Kiện Hào (Wu Jianhao) người thừa kế đời thứ tư của nhà hàng A-Sha, đã đặt tên là "Nhà hàng Eagle Hill", theo nghĩa đồng âm của địa điểm cách 44 mét so với mặt nước biển. Sau khi hoàn thành trùng tu đã quyên tặng cho Chính quyền Thành phố Đài Nam, đồng thời nhận chăm sóc kiến trúc của nhà hàng Hukuisu, phần sân vườn được sử dụng làm không gian công cộng như sân khấu biểu diễn, tham quan và triển lãm, với hy vọng tạo nên điểm nhấn mới cho cảnh quan nhân văn Đài Nam.

 

Nhà hàng Eagle Hill cung cấp các loại thức ăn nhẹ đặc biệt, như cơm nắm cá chình kiểu Đài (trước) và trà vị roi trắng Tân Thị Đài Nam (sau).Nhà hàng Eagle Hill cung cấp các loại thức ăn nhẹ đặc biệt, như cơm nắm cá chình kiểu Đài (trước) và trà vị roi trắng Tân Thị Đài Nam (sau).

Điểm nhấn mới cho nét nhân văn Đài Nam

Đối với Ngô Kiện Hào, người lớn lên trong con hẻm đường Trung Nghĩa (Zhongyi) thì kiến trúc nhà hàng Hukuisu là một phần cuộc sống của anh, vậy làm sao để đánh bóng lại bảng hiệu nhà hàng Hukuishu và thu hút càng nhiều người tham dự vào công cuộc hồi sinh nơi này, trở thành một thách thức dành cho Ngô Kiện Hào.

Ngoài việc xây dựng lại hạ tầng phần cứng cho tòa nhà Biaodong, cách tốt nhất và tự nhiên nhất là dùng ẩm thực để thu hút khách tham quan. Ngô Kiện Hào kết hợp món cá chình với xôi nổi tiếng của nhà hàng, rồi dùng lá riềng gói lại thành cơm nắm, đây là món ăn tượng trưng sự tôn kính gửi đến món cơm cá chình nổi tiếng của nhà hàng Hukuisu thời bấy giờ. Quả của cây trôm 90 năm tuổi trong vườn thì được chế biến thành món xôi trôm theo mùa đặc biệt, món ăn vừa tinh tế thú vị lại có hương vị tươi ngon. Ngô Kiện Hào nói một cách không có gì tiếc nuối: "Tôi từng thử làm món bánh Mont Blanc bằng quả trôm, khẩu vị và màu sắc đều rất giống, tiếc là có một số người không thích mùi vị của trôm, cho nên đành bỏ không làm nữa"

Là đầu bếp chính của nhà hàng, Ngô Kiện Hào tràn đầy lòng nhiệt huyết và sự sáng tạo đối với ẩm thực, nhưng anh cũng là một cậu bé nổi loạn trong mắt của các bậc trưởng bối. Anh kiên trì đề xuất đấu thầu dự án, sau khi giành được quyền kinh doanh nhà hàng Hukuisu, rõ ràng biết sẽ khó đạt lợi nhuận, nhưng anh vẫn tích cực mời chuyên gia phục hồi kiến trúc cổ, kiến trúc sư Trương Ngọc Hoàng (Zhang Yu Huang) thiết kế tòa Biaodong, dự toán kinh phí ban đầu từ 4 triệu Đài tệ tăng lên thành 10 triệu Đài tệ, anh nói: "Đã gội đầu rồi thì phải gội cho sạch". Ngô Kiện Hào chỉ vào những chi tiết xây dựng lại và sau đó là một loạt những câu chuyện dài bất tận: đi vào cửa tầng 1, tạo hình họa tiết lông vũ trên sàn nhà và quầy phục vụ, chiếc đèn thiết kế hình con chim trên tầng 2, hoặc họa tiết hình chim ngay phần ngọn của dầm dốc giàn mái nhà, khắp nơi đều mang hình ảnh tượng trưng của loài chim ưng.

Tầng 2 là Nhà hàng Eagle Hill, mang lại một không gian thư giãn nhẹ nhàng, anh Ngô Kiện Hào hoan nghênh các đề xuất hợp tác với Eagle Hill.Tầng 2 là Nhà hàng Eagle Hill, mang lại một không gian thư giãn nhẹ nhàng, anh Ngô Kiện Hào hoan nghênh các đề xuất hợp tác với Eagle Hill.

Khi nhà hàng Eagle Hill mang tinh thần ẩm thực đa văn hóa vốn có của nhà hàng Hukuisu, nó đã thu hút khách tham quan bước chân vào không gian dung hòa giữa mới và cũ, dạo quanh khu vườn, tham quan kiến trúc, những buổi hòa nhạc, bữa tiệc trà, ăn một miếng xôi trôm và thưởng thức một ngụm trà vị roi trắng. Khi trời đổ mưa ngồi ngoài hiên lắng nghe tiếng mưa rơi, rồi tận hưởng phong cảnh những ngọn đèn trong sân khi màn đêm buông xuống ... Những chi tiết trên khiến cho di tích nhà hàng Hukuishu trở thành điểm nhấn mới của nét nhân văn Đài Nam, một lần nữa làm sống lại lịch sử nơi đây.

 

Đồi " Eagle Hill " dùng để chỉ địa hình vùng đồi cao xung quanh Công viên kỷ niệm Thang Đức Chương (Tang Te-chang Memorial Park), với tên gọi cổ là Đền Thiên Cung, theo phong tục văn hóa dân gian, mỗi khi đến ngày sinh của Ngọc Hoàng Đại Đế, người dân sẽ đi đến vùng cao nhất trong khu vực để cầu nguyện, Chùa Bắc Cực và Đàn tế trời đã được xây từ thời nhà Minh và nhà Thanh, lần lượt là nơi thờ phụng Ngọc Hoàng Đại Đế và Huyền Thiên Đại Đế, là nơi đông đúc tín đồ lui tới dâng hương, đồi Eagle Hill dần dần phát triển thành một thị trấn tôn giáo cũng như trung tâm đô thị, kinh tế và chính trị.