New Southbound Policy Portal

Thẩm mỹ đô thị nơi cuối phố Kuo Su Jen đưa nghệ thuật đi vào cuộc sống

Chủ tịch công ty xây dựng Li Qi bà Kuo Su Jen, chụp tại “Galary Life Speeding”, được cải tạo từ ngôi nhà cũ của Huang Zi Zhen, ngự y của vua Pu Yi.

Chủ tịch công ty xây dựng Li Qi bà Kuo Su Jen, chụp tại “Galary Life Speeding”, được cải tạo từ ngôi nhà cũ của Huang Zi Zhen, ngự y của vua Pu Yi.

 

 Sau khi bà Kuo Su Jen (Quách Thục Trân) từ Hoa Kỳ trở về Đài Loan vào năm 1996, bà bắt đầu mua bộ sưu tập nghệ thuật đầu tiên bức tượng đứng Phật Thích Ca Mâu Ni của Liao Hong Biao, sang năm bà sẽ tròn 60 tuổi, không những tiếp tục mở rộng bổ sung cho bộ sưu tập mà còn sửa chữa lại vài căn nhà cũ, kết hợp với thẩm mỹ kiến trúc và quảng bá nghệ thuật, để cho vẻ đẹp hòa quyện vào cuộc sống hàng ngày của nhiều người hơn. Dùng nhà cũ đã được trùng tu để làm kinh độ, dùng việc quảng bá nghệ thuật để làm vĩ độ, giúp cho không gian mới và cũ tương tác và đan xen vào nhau, mở ra một trang mới về thẩm mỹ đô thị Đài Bắc.

 

Từ lầu hai của Galary Life Speeding nhìn xuống, trước kia, mở cửa sau là có thể đi thẳng đến sông Đạm Thủy.Từ lầu hai của Galary Life Speeding nhìn xuống, trước kia, mở cửa sau là có thể đi thẳng đến sông Đạm Thủy.

 Bà Kuo Su Jen - Chủ tịch hội đồng quản trị công ty xây dựng Li Qi (Lực Lân) là một người rất đam mê nghệ thuật, năm 1996, bà đã mời cha của mình tài trợ thành lập Quỹ văn hóa giáo dục Kuo Mu Sheng, một năm sau lại thành lập Trung tâm nghệ thuật thuộc Quỹ văn hóa giáo dục Kuo Mu Sheng, trong những năm gần đây, bà còn vận hành, sửa chữa một số nhà cũ : Nhà kể chuyện Đài Bắc- di tích của thành phố Đài Bắc, phòng trưng bày nghệ thuật The Galleries Bloom và Galary Life Speeding ở đường Di Hua (Địch Hóa), dự kiến nhanh nhất là cuối năm nay sẽ công khai tòa kiến trúc lịch sử Ký túc xá công cộng trường đại học quốc gia Đài Loan nằm ở đường Wenzhou, và ngôi nhà cũ của Thomé H. Fang, bậc thầy triết học ở phố Qiling đang được sửa chữa.

 

Galary Life Speeding – Thẩm mỹ cuộc sống mới tại ngôi nhà cũ của bác sĩ cung đình

  Nói về tác phẩm nghệ thuật, bà Kuo Su Jen quá ư rành rẽ, nhưng nếu hỏi bà cách chọn lựa bộ sưu tập, câu trả lời của bà rất là đơn giản: “Thì thích, thế thôi”. Bộ sưu tập của bà để đầy 3 ngôi nhà, đa phần là được để trong hộp gấm.

 Sở dĩ tìm thấy “Galry Life Speeding” ở đoạn 1 đường Di Hua cũng là vì “Bà ấy thật sự quá mong muốn sở hữu một không gian riêng để quảng bá nghệ thuật”, ông Liu Wen-Liang, giám đốc điều hành Quỹ văn hóa giáo dục Kuo Mu Sheng, cũng là chồng bà Kuo Su Jen, cho biết.

Những đồ dùng nghệ thuật của Đài Loan và Nhật Bản được trưng bày ngay cửa ra vào, thích hợp sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.Những đồ dùng nghệ thuật của Đài Loan và Nhật Bản được trưng bày ngay cửa ra vào, thích hợp sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.

 Galry Life Speeding được khai trương vào tháng 12-2016, là một trong những cửa hàng dài nối liền nhau, trước đây, tòa nhà này là ngôi nhà cũ của Huang Zi Zhen (Huỳnh Tử Chính), bác sĩ của Pu Yi (Phố Nghi), vị hoàng đế cuối cùng của thời nhà Thanh, qua sự cải tạo, sửa chữa của bà Kuo Su Jen, nơi đây đã trở thành không gian nghệ thuật đời sống, lầu 1 có những đồ dùng sinh hoạt mang tính nghệ thuật, rang cà phê thủ công bằng nồi gốm sứ, phòng trà kiêm phòng triển lãm nghệ thuật, thỉnh thoảng trưng bày tác phẩm của các nghệ sĩ Đài Loan.

  Triển lãm dụng cụ cắm hoa, chum tròn của nghệ nhân gốm sứ Shi Ji Yao (Thi Kế Nghêu) được tổ chức vào tháng 12 năm ngoái, mời nghệ nhân sĩ cắm hoa dùng dụng cụ cắm hoa thiết kế nghệ thuật cắm hoa tràn đầy sức sống, khiến cho bầu không khí triển lãm vốn có chút nặng nề trở nên nhẹ nhàng hơn, sát với ý tưởng kinh doanh mỹ học trong đời sống “Để cho nghệ thuật đi vào cuộc sống” của bà Kuo Su Jen. Bà cầm chén trà màu xanh, khi chén trà tiếp xúc với nước lập tức xuất hiện vết nứt băng, đổ nước sạch với nhiệt độ khác nhau vào chén, ban đầu là một màu xanh đặc, không ngờ màu sắc đổi thành màu đậm và nhạt theo từng lớp, một vật vô tri vô giác bỗng dưng có hơi thở. “Đồ gốm sứ của ông Shi Ji Yao đều là thành phần tự nhiên, không có sử dụng kim loại nặng, giống như chén trà này, men sứ được làm bằng ngọc Hoa Liên, không chỉ tự nhiên mà màu sắc và nghệ thuật thủ công đều rất đặc biệt”. Bà Kuo Su Jen nói.

Shi Ji Yao đến Nhật Bản học hỏi kinh nghiệm, vượt qua những khó khăn kỹ thuật và đã sáng tạo thành công tác phẩm sứ tráng men ngọc bích Hoa Liên.Shi Ji Yao đến Nhật Bản học hỏi kinh nghiệm, vượt qua những khó khăn kỹ thuật và đã sáng tạo thành công tác phẩm sứ tráng men ngọc bích Hoa Liên.

 

Bloom – Salon nghệ thuật không trung ở ven sông Đạm Thủy

 Trong 3 năm chờ đợi chính quyền Đài Bắc cấp giấy phép cho Galary Life Speeding, bà Kuo Su Jen, thuộc chòm sao Sư Tử, rất nôn nóng. Có một ngày, bà đi đến lầu 2 của một dãy nhà khác, bà nhìn ra xa, không gian rộng rãi của 10 ngôi nhà đập thông nhau đã thu hút bà, tháng 2-2015, “Bloom” ra đời sớm hơn cả Galry Life Speeding. Kuo Su Jen trưng bày và bán những tác phẩm của các nghệ sĩ trẻ tại Bloom, để cho họ thỏa sức sáng tạo, và có thể tự lực cánh sinh nhờ tác phẩm nghệ thuật được bán ra, con đường sáng tạo cũng vì vậy mà không bị gián đoạn.

 “Chúng tôi không phải là những người siêu giàu, không đủ khả năng mua những tác phẩm có giá cao ngất trời, nhưng chúng tôi có một chút năng lực, có thể sưu tầm những tác phẩm mình thích, cũng có thể hỗ trợ cho giới trẻ tiếp tục sáng tác”. Liu Wen Liang nói. “Chỉ cần có một bậc thầy trong mười ngàn người là xứng đáng rồi. Cho dù họ không thể trở thành bậc thầy, nhưng thông qua một nơi như Bloom để cho nghệ thuật đi vào cuộc sống của nhiều người hơn, tích lũy lâu ngày là có thể nâng cao chất lượng mỹ thuật tổng thể, không phải vậy hay sao?” Liu Wenliang cho biết.

Gạch quý Majolika Victoria của Anh được giữ lại trong bảo tàngGạch quý Majolika Victoria của Anh được giữ lại trong bảo tàng

 “Sau khi khai trương, Bloom đã nhận được rất nhiều bản kế hoạch chương trình triển lãm của các nghệ sĩ trẻ, rất nhanh, thời gian triển lãm đã được sắp xếp kín mít”. Tại sao các nghệ sĩ trẻ thích tổ chức triển lãm tại Bloom?” “Phải nổi tiếng mới được trưng bày tác phẩm tại Bảo tàng mỹ thuật và Nhà triển lãm. Nếu muốn trưng bày tại Phòng trưng bày mỹ thuật thì tác phẩm phải có sức thu hút”. Bà Kuo Su Jen nói, và Bloom thì không có những hạn chế như thế này, thêm vào đó, sau khi tác phẩm trưng bày được bán ra, các nghệ sĩ trẻ và Bloom cũng dần dần xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau.

 

Nhà kể chuyện Đài Bắc – Tiết học mỹ thuật trên sườn dốc Yuan shan

 Nhà kể chuyện Đài Bắc được xây dựng vào năm 1913, nằm ở Yuan Shan, phía bờ nam sông Keelung, năm 2015, sau khi quyền quản lý được trả lại cho chính quyền thành phố Đài Bắc thì được tổ chức đấu thầu. “Ban đầu là bạn của anh trai tôi muốn tìm một nơi để trưng bày đồ sứ châu Âu, muốn mượn danh nghĩa của Quỹ văn hóa giáo dục Kuo Mu Sheng để xin trưng bày tại Nhà kể chuyện Đài Bắc”. Bà Kuo Su Jen cho biết, “cho người khác mượn danh nghĩa thì thà tự mình đứng tên đăng ký”.

 Vào lúc này, đại diện văn phòng thương mại Thổ Nhĩ Kỳ tại Đài Bắc Ismet Erikan biết được bà Kuo Su Jen giành được quyền quản lý nhà kể chuyện Đài Bắc, nghệ thuật đã khiến hai người quen nhau, cho đến nay cũng được mấy năm rồi, tháng 9-2016, cả hai cùng hợp tác, xúc tiến thành công cuộc triển lãm “Vẻ đẹp về nghệ thuật thủ công Thổ Nhĩ Kỳ”, ngoài trưng bày nghệ thuật gốm và thảm Kilim tiêu biểu nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, còn mời nghệ sĩ gốm Thổ Nhĩ Kỳ biểu diễn chế tác tại chỗ, tổ chức tọa đàm văn hóa Thỗ Nhĩ Kỳ, chợ phiên Thổ Nhĩ Kỳ, đều rất được yêu thích.

Nhà kể chuyện Đài Bắc- di tích của thành phố Đài Bắc, do bà Kuo Su Jen tiếp quản vào năm 2015.Nhà kể chuyện Đài Bắc- di tích của thành phố Đài Bắc, do bà Kuo Su Jen tiếp quản vào năm 2015.

 “Chúng tôi mong đợi bản thân mình phải kinh doanh theo quy cách của Viện bảo tàng”. Chủ nhiệm Phòng triển lãm Nhà kể chuyện Đài Bắc Wang Yating cho biết, trong đó, giáo dục thẩm mỹ là một phần rất quan trọng không thể lơ là. Ví dụ, quy hoạch hoạt động “Câu chuyện của Majolica”, do phía Nhà kể chuyện Đài Bắc chuẩn bị nguyên liệu trải nghiệm làm gạch Majolica, để cho người dân có thể làm quen với gạch trang trí Victoria quý giá của Anh trong quá trình trải nghiệm.

 Vật phẩm không thể tách rời trong cuộc sống con người, nếu được lựa chọn, bà Kuo Su Jen cho rằng, dĩ nhiên là phải chọn những vật phẩm có vẻ đẹp nghệ thuật. Lấy thảm Kilim và gốm sứ làm ví dụ, con người không những chỉ dùng thảm để giữ ấm hay là dùng gốm sứ để đựng canh, quy trình sản xuất công nghệ và vẽ màu trên các đồ dùng là hình ảnh thu nhỏ của văn hóa và đời sống Thổ Nhĩ Kỳ.

 Vật chất hữu hình mang quá khứ vô hình là sự mở rộng của ký ức, cũng là chất truyền tải văn hóa, và có lẽ còn chứa đựng kỳ vọng tương lai.

Triển lãm vẻ đẹp về nghệ thuật thủ công Thổ Nhĩ Kỳ, trưng bày thảm Kilim mang tính tiêu biểu nhất của Thổ Nhĩ Kỳ.Triển lãm vẻ đẹp về nghệ thuật thủ công Thổ Nhĩ Kỳ, trưng bày thảm Kilim mang tính tiêu biểu nhất của Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Ngôi nhà cũ Thomé H. Fang và nhà cũ phố Wen Zhou – Tái hiện hình ảnh của nhà triết học

 Khu thương mại có hệ số sử dụng đất cao như Da Dao Cheng (Đại Đạo Trình), sau khi sửa chữa vẫn có đủ diện tích để bán, lý do thúc đẩy bảo tồn nhà cũ càng cao hơn,  Galary Life Speeding được hưởng lợi từ việc giảm giá chuyển nhượng diện tích của khu lịch sử Da Dao Cheng.

 Đối với Kuo Su Jen, sở dĩ bà đi theo con đường sửa chữa và hồi sinh nhà cũ cũng đều là “tùy duyên”. Ban đầu vì làm ngành xây dựng nên cần mua một diện tích, mới phát hiện ngôi nhà cũ ở Da Dao Cheng tuyệt vời này. Ví dụ như, bà thích Galary Life Speeding là vì “Dáng vẻ của ngôi nhà có ba lối vào quá tuyệt vời”. Lúc đẩy mạnh dự án xây dựng ở đường He Ping Xi, nhìn thấy ngôi nhà cũ sắp đổ sụp ở ngay đằng sau khu vực này (bảng số nhà là phố Gu Ling), người ta nói đây là ngôi nhà cũ của Thomé H. Fang, sau đó mới biết, Thomé H. Fang không những là bậc thầy triết học mà cũng có thể nói là vị quân sư quốc gia, nghe nói, trước đây, cố tổng thống Tưởng Giới Thạch thường đến hỏi ý kiến của ông. Bên cạnh đó, ông Thomé H. Fang tự học kinh Phật, có một sự hiểu biết rất sâu sắc, khiến cho bà Kuo Su Jen, bà tiếp cận với Phật giáo trong mấy năm gần đây, có sự đồng cảm, cho nên bà quyết tâm tái hiện phong cảnh ngôi nhà cũ của bậc thầy triết học này.

Gạch màu The Tree of Life được trưng bày trong cuộc triển lãm của Thổ Nhĩ KỳGạch màu The Tree of Life được trưng bày trong cuộc triển lãm của Thổ Nhĩ Kỳ

 Quyền tài sản của ngôi nhà cũ Thomé H. Fang là thuộc sở hữu của trường đại học quốc gia Đài Loan, sau nhiều lần tiếp xúc với phía nhà trường, bà Kuo Su Jen phát hiện, ký túc xá công cộng của trường đại học quốc gia Đài Loan ở phố Wen Zhou và đường He Ping Xi đều rất cần sửa chữa và hồi sinh. Trong đó, bên cạnh ngôi nhà cũ có trồng 7 cây thông già, cả khu vườn toàn là màu xanh, thu hút bà dùng dự án ROT để giành lấy quyền kinh doanh. Sau khi sửa chữa xong, dự tính nhanh nhất sẽ khai trương vào cuối năm nay, hiện nay, tạm thời quy hoạch thành Nhà nghệ thuật Phật giáo Gu Nan Chuan, đồng thời sẽ tổ chức tọa đàm về Phật giáo và tư tưởng.

Bà Kuo Su Jen kết hợp với kiến trúc, nghệ thuật và văn hóa, liên tục sửa chữa và hồi sinh các ngôi nhà cũ. Trong ảnh là ký túc xá công cộng của trường đại học quốc gia Đài Loan tại đường Wen Zhou trước khi tu sửa. (Ảnh : Kuo Su Jen)Bà Kuo Su Jen kết hợp với kiến trúc, nghệ thuật và văn hóa, liên tục sửa chữa và hồi sinh các ngôi nhà cũ. Trong ảnh là ký túc xá công cộng của trường đại học quốc gia Đài Loan tại đường Wen Zhou trước khi tu sửa. (Ảnh : Kuo Su Jen)

 

Dùng không gian kể chuyện – Song tấu kiến trúc và nghệ thuật

 Sửa chữa nhà cũ, duy trì và liên tục quảng bá nghệ thuật cần phải đầu tư thật nhiều vốn. Con gái bà năm nay 17 tuổi cũng vì vậy mà rất lo lắng, từng hỏi bà “Mẹ ơi, mẹ có phải đã hết tiền rồi không?”. Bà Kuo Su Jen nói : “Tiền nhiều cũng vô ích. Mẹ thích làm, sẵn sàng làm, và thế là mẹ làm”.

 Phải tự điều chỉnh tâm lý, việc kinh doanh là không được cẩu thả, hàng ngày bà Kuo Su Jen đều tự mình xem bảng báo cáo tài chính, và tổng hợp các nguồn lực để vận dụng một cách linh hoạt. Ví dụ như, tại Bloom, bà ngăn ra một phòng nhỏ để bán sản phẩm nghệ thuật đời sống của các nước, cũng bày bán các sản phẩm bán chạy như cái lót nồi bằng gốm sứ cổ được vẽ tay, thảm Kilim... của cuộc triển lãm “Vẻ đẹp về nghệ thuật thủ công Thổ Nhĩ Kỳ” tại Nhà kể chuyện Đài Bắc, nhằm tăng thêm thu nhập.

 Bà Kuo Su Jen chưa bao giờ nói thẳng bà đã nhìn thấy những gì trong tác phẩm nghệ thuật khiến cho bà lưu luyến trong mấy chục năm nay, toàn tâm toàn ý với công việc mà không hối hận. Bà chỉ nói : “Đứng trước những tác phẩm nghệ thuật, nhìn chúng, thưởng thức vẻ đẹp của chúng, là sẽ quên đi nỗi phiền muộn của mình”.

Bà Kuo Su Jen nói : “Đứng trước những tác phẩm nghệ thuật, nhìn chúng, ngắm vẻ đẹp của chúng là sẽ quên đi nỗi phiền muộn của mình”Bà Kuo Su Jen nói : “Đứng trước những tác phẩm nghệ thuật, nhìn chúng, ngắm vẻ đẹp của chúng là sẽ quên đi nỗi phiền muộn của mình”

 Hỏi bà Kuo Su Jen, nếu không cân nhắc về vấn đề thực tế, bà muốn làm gì nhất? “Nếu được, sau này tôi muốn xây một tòa nhà bảo tàng mỹ thuật ở trên núi Dương Minh giống như Bảo tàng Miho vậy”. Bảo tàng Miho do ông Leoh Ming Pei thiết kế, sưu tầm khoảng 2000 tác phẩm nghệ thuật từ gia đình của Miho, Nhật Bản. Có lẽ là, trong một không gian có thứ tự hình học và rộng lớn, bộ sưu tập với số lượng khổng lồ của bà Kuo Su Jen cuối cùng có thể được ló đầu ra khỏi hộp gấm để nhìn thế giới. Giống như ngôi nhà cũ sau khi được bà phục hồi, không những chỉ là sự tu sửa không gian vật lý, mà cũng là sự cân nhắc thẩm mỹ của nhà kinh doanh và nghệ sĩ, và để cho câu chuyện và lịch sử đã bị chôn vùi, từ từng mảnh suy tàn tái hiện sự sáng chói.