New Southbound Policy Portal

Triển lãm tại Bảo tàng Văn học Quốc gia Đài Loan thể hiện ước mơ của phụ nữ về chiến tranh và hòa bình

Triển lãm “Anne gặp bà-Nhìn thấy sức mạnh của cô gái (tại Đài Nam)” tại Bảo tàng Văn học Quốc gia Đài Loan dẫn dắt người xem tìm hiểu diện mạo chiến tranh từ các góc độ khác nhau. Ảnh trên là bản phục chế của bản thảo viết tay tác phẩm “Nhật ký của Anne Frank” (Het Achterhuis) được trưng bày tại triển lãm (Ảnh: Bộ Văn hóa)

Triển lãm “Anne gặp bà-Nhìn thấy sức mạnh của cô gái (tại Đài Nam)” tại Bảo tàng Văn học Quốc gia Đài Loan dẫn dắt người xem tìm hiểu diện mạo chiến tranh từ các góc độ khác nhau. Ảnh trên là bản phục chế của bản thảo viết tay tác phẩm “Nhật ký của Anne Frank” (Het Achterhuis) được trưng bày tại triển lãm (Ảnh: Bộ Văn hóa)
 

  Từ cuốn sách “Nhật ký của Anne Frank” (Het Achterhuis) của Hà Lan, ghi chép phỏng vấn phụ nữ bị buộc làm nô lệ tình dục cho binh lính trong thời chiến của Đài Loan cho đến triển lãm “Anne gặp bà-Nhìn thấy sức mạnh của cô gái (tại Đài Nam)” (Anne X Ama-Girls under Fire in WWII) đều đang suy tư, chiến tranh là gì? Có lẽ, chúng ta cần đôi mắt của phụ nữ, lời kể của phụ nữ, những câu chuyện của phụ nữ, dẫn dắt chúng ta tìm hiểu diện mạo của chiến tranh từ các góc độ khác nhau.
 

 Triển lãm “Anne gặp bà-Nhìn thấy sức mạnh của cô gái (tại Đài Nam)” do Bảo tàng Văn học Quốc gia Đài Loan và “Nhà của bà-Bảo tàng Hòa bình và Nhân quyền Phụ nữ” (Ama Museum) thuộc Quỹ Cứu trợ Phụ nữ (TWRF) cùng tổ chức với sự hỗ trợ của Bảo tàng Anne Frank House (Ngôi nhà của Anne). Triển lãm diễn ra từ ngày 11/4 đến ngày 18/8/2019 tại Khu C của Bảo tàng Văn học Quốc gia Đài Loan. Triển lãm năm nay trưng bày tác phẩm phục chế của bản thảo viết tay tác phẩm “Nhật ký của Anne Frank”, đồng thời tái hiện lại cuộc sống của Anne trong căn phòng gác mái cũng như nỗi đau của các phụ nữ bị buộc làm nô lệ tình dục của Đài Loan khi phải đối mặt với cuộc đời, mượn sáng tạo nghệ thuật làm quá trình hồi phục bản thân.
 

 Giám đốc Bảo tàng Văn học Quốc gia Đài Loan, ông Tô Thạc Bân cho biết: Anne và bà ở các không gian và thời gian khác nhau nhưng lại hội ngộ với nhau, biến chữ viết thành sức mạnh, giúp mọi người tôn trọng lẫn nhau, đồng thời cảm nhận sâu sắc hơn, mỗi người đều cần đối xử bình đẳng với nhau. Chủ tịch Quỹ Phúc lợi Xã hội Cứu trợ Phụ nữ thành phố Đài Bắc, bà Diệp Đức Lan chỉ rõ: Đây là lần đầu tiên Quỹ này hợp tác với bảo tàng cấp quốc gia, bà trông đợi mọi người sẽ đặt mình vào địa vị người khác để những câu chuyện về phụ nữ có sức sống mãnh liệt sẽ không bị xóa nhòa bởi thời gian. Phó trưởng đại diện Văn phòng Thương mại và Đầu tư Hà Lan - ông Andre Verkade, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu về giới và phụ nữ, trường Đại học Thành Công – bà Thái Mai Tư, Trưởng Ban Thông tin và Quan hệ Quốc tế thành phố Đài Nam – bà Lưu Di Linh đều đến tham dự và phát biểu tại buổi lễ, đồng thời hy vọng sẽ có thêm nhiều người quan tâm, chú ý và chia sẻ câu chuyện và ký ức về Anne và bà. Hiệu trưởng trường Trung học Nữ thục Đài Nam – ông Trịnh Văn Nghi nghẹn ngào kể lại câu chuyện về bà Trịnh Trần Đào - phụ nữ bị buộc làm nô lệ tình dục đã từng theo học trường Cao đẳng số 2 Đài Nam (tiền thân của trường Trung học Nữ thục Đài Nam). Ông cũng cho biết trường Trung học Nữ thục Đài Nam đã được Sở Giáo dục quốc dân và tiền tiểu học chọn làm Trung tâm giáo dục nhân quyền, hy vọng trong tương lai sẽ kết hợp chặt chẽ hơn nữa với Bảo tàng Văn học Quốc gia Đài Loan để có thêm nhiều bạn trẻ đến tham quan triển lãm.
 

 Anne và bà ở những không gian song hành xa xôi, vì một cuộc chiến tranh mà có mối liên hệ, cuộc gặp gỡ của họ cho phép chúng ta nhìn vào sự trầm mặc, sự buộc tội và chống cự của con người trước chiến tranh thông qua tầm nhìn của phụ nữ, cảm nhận năng lượng của cuộc đấu tranh để sinh tồn. Ở thời đại mà mọi người đều buộc phải lựa chọn thì đây là giấc mơ hòa bình của họ và của cả chúng ta.
 

 Bảo tàng Văn học Quốc gia Đài Loan mời người dân cùng hợp tác, khám phá sức mạnh để vượt qua vết thương và truyền cảm hứng cho sự tiến bộ của văn học về phụ nữ, để vết sẹo trong lịch sử trở thành nền tảng của hòa bình và thực hiện tương lai tôn trọng, bình quyền, không bạo lực.