New Southbound Policy Portal

Viện Lập pháp thông qua vòng 3 Luật Văn hóa cơ bản

Ngày 10/5, Viện Lập pháp đã thông qua vòng 3 Luật Văn hóa cơ bản, đây là luật thúc đẩy các sự vụ văn hóa, trông đợi sẽ hòa nhập với sự phát triển của đất nước từ góc nhìn quản trị văn hóa, thúc đẩy sức mạnh văn hóa và thực hiện văn hóa ở Đài Loan (Ảnh: CNA)

Ngày 10/5, Viện Lập pháp đã thông qua vòng 3 Luật Văn hóa cơ bản, đây là luật thúc đẩy các sự vụ văn hóa, trông đợi sẽ hòa nhập với sự phát triển của đất nước từ góc nhìn quản trị văn hóa, thúc đẩy sức mạnh văn hóa và thực hiện văn hóa ở Đài Loan (Ảnh: CNA)
 

 Ngày 10/5, Viện Lập pháp đã thông qua vòng 3 Luật Văn hóa cơ bản, đây là luật thúc đẩy các sự vụ văn hóa, thể hiện sự phát triển tính đa dạng của văn hóa, quy định rõ quyền lợi văn hóa của người dân và nghĩa vụ quốc gia tương ứng, xây dựng phương châm thực thi chính sách văn hóa, tái tạo hệ thống quản trị văn hóa, đồng thời kết hợp đánh giá tác động văn hóa, trông đợi sẽ hòa nhập với sự phát triển của đất nước từ góc nhìn quản trị văn hóa, thúc đẩy sức mạnh văn hóa và thực hiện văn hóa ở Đài Loan.
 

 Luật Văn hóa cơ bản cũng phù hợp với hội nhập quốc tế, đưa hàm ý của “Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa”, “Tuyên ngôn thế giới về đa dạng văn hóa” và “Công ước bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa” của Liên Hợp Quốc vào trong các điều khoản.
 

 Về quản trị văn hóa, các điều khoản trong luật quy định rõ: Bộ Văn hóa nên tổ chức hội nghị văn hóa quốc gia 4 năm 1 lần để nghiên cứu vấn đề phát triển văn hóa quốc gia. Chính quyền địa phương nên thiết lập cơ chế mang tính thường xuyên để người dân được tham dự các chính sách văn hóa, tổ chức các hội nghị phát triển văn hóa địa phương 4 năm 1 lần, lập kế hoạch phát triển văn hóa địa phương.
 

 Để đảm bảo sự dồi dào về ngân sách văn hóa, các điều khoản được thông qua vòng 3 quy định, chính quyền các cấp nên mở rộng ngân sách văn hóa, đồng thời Trung ương sẽ thành lập Quỹ Phát triển Văn hóa để tăng tính linh hoạt trong quản lý và sử dụng ngân sách. Để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách văn hóa, các điều khoản cũng quy định, ngân sách các bộ ngành của Viện Hành chính thuộc về chi tiêu văn hóa, nên đưa việc phân bổ nguồn lực và thúc đẩy chính sách vào công tác điều phối và tổng hợp báo cáo văn hóa.
 

 Ngoài các nguyên tắc quy định tự do và bình đẳng, các điều khoản được thông qua vòng 3 cũng nêu rõ nhà nước cần đảm bảo thực hiện quyền công dân về văn hóa trong các khía cạnh: quyền tiếp cận và sử dụng truyền thông, quyền ngôn ngữ, quyền sở hữu trí tuệ, quyền tham gia chính sách, v.v…, giao trách nhiệm cho chính quyền trung ương và địa phương trong việc thi hành chính sách cơ bản về văn hóa, bao gồm: bảo tồn văn hóa, giáo dục văn hóa, bảo tàng và thư viện, xây dựng cộng đồng, không gian văn hóa, kinh tế văn hóa, du lịch văn hóa, công nghệ văn hóa, đảm bảo quyền lợi cho nghệ sĩ ngành văn hóa nghệ thuật, xây dựng chính sách truyền thông văn hóa, v.v...
 

 Các điều khoản cũng quy định nhà nước nên khảo sát định kỳ các di sản văn hóa, cung cấp những hỗ trợ chuyên môn và kỹ thuật để bảo tồn, phục chế, làm sống dậy và phòng chống thảm họa xảy đến với các di sản văn hóa, khi cần thiết phải trợ cấp theo luật định.
 

 Việc đảm bảo quyền làm việc trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật cũng là tinh thần cốt lõi của Luật Văn hóa cơ bản. Các điều khoản quy định rõ: Quyền sinh tồn và quyền làm việc của người lao động văn hóa nghệ thuật cần được đảm bảo. Nhà nước nên đảm bảo quyền lợi lao động của người lao động văn hóa nghệ thuật, tôn trọng, khen thưởng và hỗ trợ, ủng hộ khi cần thiết đối với những người có đóng góp quan trọng, người làm công tác sáng tạo hoặc bảo tồn văn hóa nghệ thuật.
 

 Các điều khoản thông qua vòng 3 cũng ghi rõ: Nhà nước nên thúc đẩy việc chấn hưng kinh tế văn hóa, nỗ lực vì nền tảng phát triển kinh tế văn hóa, đồng thời nên xây dựng chính sách và quy định liên quan đến khen thưởng, trợ cấp, đầu tư, ưu đãi thuế và các nội dung chấn hưng khác.
 

 Về chính sách thông tin văn hóa, Luật Văn hóa cơ bản quy định nhà nước cần lập chính sách thông tin văn hóa, tận dụng các công nghệ thông tin và truyền thông, khuyến khích phát triển nội dung kỹ thuật số trong văn hóa. Để cung cấp nội dung truyền thông của văn hóa đa nguyên, duy trì việc bày tỏ ý kiến đa nguyên, đảm bảo quyền của người dân được biết sự thật, nhà nước nên xây dựng hệ thống truyền thông công cộng, cung cấp các dịch vụ truyền thông công cộng.
 

 Xét từ việc phát triển truyền thông công cộng có liên quan đến lợi ích toàn dân và trách nhiệm xã hội, truyền thông công cộng nên đảm bảo tính tính công khai và tính tự chủ của nó, quy định được thông qua vòng 3 nêu rõ: Để đảm bảo tính tự chủ của truyền thông công cộng, nhà nước nên liệt kê dự toán ngân sách để cung cấp nguồn tài chính ổn định và đầy đủ, thúc đẩy sự phát triển truyền thông công cộng và các hạng mục văn hóa truyền thông lành mạnh khác.
 

 Ngoài ra, Luật Văn hóa cơ bản cũng quy định: Pháp nhân hoặc tổ chức chấp nhận cơ quan chính phủ, trường học công lập và các đơn vị nhà nước trợ cấp để xử lý thu mua liên quan đến văn hóa nghệ thuật không thích hợp áp dụng quy định trong Luật Thu mua của Chính phủ; tuy nhiên nên được giám sát bởi người trợ cấp, nguyên tắc thực hiện, phạm vi áp dụng và biện pháp quản lý giám sát do Bộ Văn hóa quy định.
 

 Điều 8 của Luật Văn hóa cơ bản nêu rõ: Chính phủ nên đảm bảo ngân sách văn hóa dồi dào và thành lập quỹ phát triển văn hóa. Bộ Văn hóa cho biết sẽ thành lập “Quỹ Phát triển Văn hóa” theo quy định pháp luật, đồng thời xây dựng “Biện pháp quản lý và sử dụng Quỹ Phát triển Văn hóa”, xác lập nguồn tài chính và mục đích sử dụng quỹ.
 

 Dự kiến “Quỹ Phát triển Văn hóa” sẽ được sử dụng vào các mục liên quan như thúc đẩy công tác phát triển văn hóa và đảm bảo hoạt động tự chủ của truyền thông công cộng. Việc thành lập quỹ này không chỉ khiến ngân sách văn hóa càng dồi dào mà quan trọng hơn là Quỹ Phát triển Văn hóa sẽ hoạt động tự chủ, không bị ảnh hưởng bởi việc tăng giảm ngân sách hàng năm.
 

 Thông qua công tác hỗ trợ, Quỹ Phát triển Văn hóa có thể giúp các hạng mục văn hóa quan trọng phát triển ổn định hơn. Bộ Văn hóa lấy ví dụ: Truyền thông công cộng có thể lấy Quỹ Phát triển Văn hóa làm nguồn kinh phí, đảm bảo tính công khai và độc lập của truyền thông không bị can thiệp. Bộ Văn hóa cho biết: Sau khi Luật Văn hóa cơ bản được thông qua vòng 3, Bộ Văn hóa sẽ bắt tay vào nghiên cứu sửa đổi các quy định trong “Quy chế hỗ trợ giải thưởng văn hóa nghệ thuật”, “Luật phát triển ngành sáng tạo văn hóa”, “ Luật Bảo tàng” và “Luật bảo tồn di sản văn hóa”.

(Nguồn: Hãng tin Trung ương CNA)