New Southbound Policy Portal

Hòa quyện giữa cũ và mới Tinh thần Nho học chính thống không bao giờ biến mất

Kiến trúc kiểu Mân Nam và bầu không khí Văn Miếu là một đặc sắc lớn của Đền Khổng Tử Đài Bắc

Kiến trúc kiểu Mân Nam và bầu không khí Văn Miếu là một đặc sắc lớn của Đền Khổng Tử Đài Bắc

 

Nho giáo giống như trụ đá giữa dòng lịch sử, là mấu chốt phát triển hòa bình và những điều tốt đẹp trong xã hội.

Kỷ niệm sinh nhật 2.568 năm của Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư Khổng Tử, Đền Khổng Tử diễn giải các nghi lễ cổ xưa “Lễ, Nhạc, Dật, Soạn”, tất cả đều chuẩn bị đầy đủ. Đền Khổng Tử Đài Bắc có quy mô nhất hiện nay tại Đài Loan, đã dùng nghi lễ tìm về cội nguồn, lễ hội văn hóa thanh lịch, lan tỏa hòa quyện giữa cũ và mới để truyền nối nhau, giúp tinh thần Nho học được phát triển bền vững.

 

Giải thích về các nghi lễ cổ xưa: Trang nghiêm long trọng

 Đền Khổng Tử Đài Bắc có diện tích trên 13.000 mét vuông, trang nghiêm và đứng sừng sững gần 80 năm, năm 1990 đã được liệt kê vào di tích thành phố. “Kiến trúc kiểu Mân Nam và bầu không khí Văn Miếu là nét đặc sắc của chúng tôi”. Thư ký điều hành của Ủy ban quản lý Đền Khổng Tử thành phố Đài Bắc Trần Tông Vĩ nói.

 “Đại lễ cúng tế mùa thu là sự kiện quan trọng hàng năm của Đền Khổng Tử”. Trần Tông Vĩ nói. “Lễ, nhạc, dật, soạn”, đều được chuẩn bị đầy đủ, lễ hội cúng tế cấp quốc gia được bảo tồn trọn vẹn nhất, được tổ chức vào ngày 28-9 hàng năm, là ngày sinh của Đức Khổng Tử. Từ khâu chuẩn bị, chào đón các vị thần, cúng tế, đưa tiễn các vị thần và hoàn tất lễ nghi, tất cả có 37 nghi thức trong suốt đại lễ cúng tế này, trong sự long trọng và trang nghiêm, hiểu được lễ nhạc giáo hóa (dùng nghi lễ và nhạc lễ để cảm hóa con người).

Đại lễ cúng tế mùa Thu là sự kiện quan trọng hàng năm của Đền Khổng Tử.Đại lễ cúng tế mùa Thu là sự kiện quan trọng hàng năm của Đền Khổng Tử.

 

Sức mạnh cảm hóa không thể nói bằng lời

 Nhạc sinh (Học trò diễn nhạc lễ) mặc áo choàng dài màu đỏ và Dật sinh (còn gọi là Dật vũ sinh, học trò diễn múa nhạc lễ) mặc áo choàng màu vàng là tâm điểm chú ý tại buổi lễ. “Học trò diễn nhạc lễ được đào tạo suốt một năm trời”, trong những năm gần đây, học trò diễn nhạc lễ đều do học sinh trường cấp II Trùng Khánh đảm nhiệm.

 Các nghi thức và bản nhạc trong Đại lễ là được tiếp nối từ triều đại nhà Tống, thầy dạy nhạc lễ Tôn Thụy Kim có một nỗi lo đó là “Không có người tiếp nối”, “Tôi không muốn âm nhạc lễ tế Khổng Tử bị gián đoạn trong thế hệ của tôi”. Tuy không phải là người nhà của Đức Khổng Tử, nhưng sự kế thừa này là một nhiệm vụ quan trọng đối với Tôn Thụy Kim.

 Cho trẻ em cơ hội tự mình rèn luyện, là động lực hỗ trợ tôi không oán trách, không hối tiếc”. Sự gian nan rèn luyện từ mùa đông lạnh giá cho đến mùa hè nóng bức đã mài dũa tính tình và thể lực của trẻ. Tôn Thụy Kim cảm nhận sâu sắc rằng, các chuẩn mực nghi lễ và âm nhạc nghiêm ngặt đã ngầm bồi dưỡng nên ý thức trách nhiệm và danh dự của  trẻ.

Những người phụ trách nghi thức Đại lễ cúng tế, gánh vác trọng trách dẫn dắt suốt quá trình thực hiện nghi lễ.Những người phụ trách nghi thức Đại lễ cúng tế, gánh vác trọng trách dẫn dắt suốt quá trình thực hiện nghi lễ.

 “Có một học trò diễn nhạc lễ, xém chút là không thể tốt nghiệp cấp II”. Hơn 10 năm sau, Tôn Thụy Kim bỗng nhiên nhận được cú điện thoại của học sinh ấy, học sinh ấy kể cho người thầy nghe về tình hình công việc gần đây của mình. Sức mạnh nào đã đưa một đứa trẻ lạc lối quay trở lại con đường đúng đắn? “Tôi hỏi em ấy, ai đã cảm hóa em? Em ấy trả lời với tôi rằng, là Khổng Tử. Lúc đó tôi lập tức chảy nước mắt”. Trong khoảnh khắc đó, Nho giáo không phải là sự cứng nhắc trong những gì đã được học hỏi từ sách vở, mà là một sự truyền thụ trí tuệ.

 Kể từ năm 1931, học trò diễn múa nhạc lễ đều do học sinh tiểu học Đại Long đảm trách, 87 năm qua nối tiếp không ngừng nghỉ. Động tác cử chỉ của vũ công toát lên sự hòa nhã, dịu dàng của Nho giáo.

 “Ẩm thực Dinh thự gia đình họ Khổng” nổi tiếng là được kế thừa gia huấn “thức ăn phải được chế biến một cách tinh tế”, quy tắc khắt khe, trở thành gương sáng của nền văn hóa ẩm thực Trung Hoa. Lễ vật trong Đại lễ, theo nghi lễ cổ xưa, dùng “sự hài hòa” làm điểm chính trong cách chế biến thức ăn. Kể từ năm 2007, do học sinh trường dạy nghề nấu ăn Khai Bình phụ trách, do vậy đã giành được danh hiệu “Bếp trưởng Khổng Tử”. Các em học sinh phải chuẩn bị 27 lễ vật gồm 3 món súp, 4 món ăn chính, 10 giỏ trái cây và 10 món đậu ..., tổng cộng có 189 món ăn.

 

Hòa quyện giữa cũ và mới - Truyền lại cho thế hệ sau

 “Vị trí ban đầu của Đền Khổng Tử là nằm ở trường nữ trung học Đệ Nhất Đài Bắc (Taipei First Girls High School) ngày nay”. Giáo sư Lý Càn Lãng của Đại học Nghệ thuật Quốc gia Đài Loan (National Taiwan University of Arts) nói. Sau 110 năm, năm 2017, lễ hội văn hóa Đền Khổng Tử đã mở ra hành trình tìm lại cội nguồn xuyên thời đại.

 Năm nay, được sự quy hoạch của “Nhóm nghiên cứu nghi lễ” do “Hiệp hội Chí Thánh Tiên Sư Khổng Tử Trung Hoa Dân Quốc” và giáo sư khoa tiếng Trung trường Đại học quốc gia Đài Loan Diệp Quốc Lương và Huỳnh Khởi Thư thành lập, ngày 21/9, lại một lần nữa trở về trường nữ trung học Đệ Nhất Đài Bắc, tiến hành lễ trao tặng sách bằng mây tre, để cho nữ sinh trung học hiểu được và dùng tấm lòng biết ơn để cố gắng học tập, tạo dựng một tương lai tươi sáng.

Kể từ năm 1931, học trò diễn múa nhạc lễ đều do học sinh cấp I Đại Long đảm nhiệm. 87 năm qua nối tiếp không ngừng nghỉKể từ năm 1931, học trò diễn múa nhạc lễ đều do học sinh cấp I Đại Long đảm nhiệm. 87 năm qua nối tiếp không ngừng nghỉ

 

Thưởng trà ngâm thơ - Trung thu thanh lịch

 Lễ hội văn hóa Đền Khổng Tử năm 2018 quy hoạch một loạt hoạt động thanh lịch, tao nhã, do Câu lạc bộ thơ Thiên Lại- một câu lạc bộ thành lập gần trăm năm trong giai đoạn giữa của thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Đài Loan, tổ chức lễ khai mạc vào ngày 22/9. Bầu trời mùa Thu trong xanh sau cơn mưa, giai điệu cổ xưa vang vọng giữa cánh cửa Phán Cung và Huỳnh Môn, ngâm nga những bài thơ kinh điển về đêm trăng trung thu.

 Sáng 23/9, các chuyên gia trà đạo gồm Khổng Nhất Như (cháu đời thứ 73 của Khổng Tử), Triệu Huệ Mẫn, Uông Kim Tập, Kha Lý Nguyệt ..., biểu diễn “ Nghệ thuật trà và Nho giáo”, dùng trà kết bạn.

 Buổi chiều, tiến sĩ Khổng Duy Lương (cháu đời thứ 78 của Khổng Tử) là nghệ sĩ piano của Dàn nhạc thính phòng Zhan Le, cùng với nghệ sĩ Violin là tiến sĩ Thái Y Tuyền biểu diễn chương trình “Thưởng thức Nhã nhạc”, dùng giai điệu cổ điển thể hiện âm nhạc hiện đại.

Khổng Thùy Trường, hậu duệ đời thứ 79 của Đức Khổng Tử, mang trên mình trách nhiệm của thị tộc và kế thừa lịch sửKhổng Thùy Trường, hậu duệ đời thứ 79 của Đức Khổng Tử, mang trên mình trách nhiệm của thị tộc và kế thừa lịch sử

 

Vinh quang gia tộc họ Khổng - Sứ mệnh gia tộc

 Đền Khổng Tử là Từ đường tổ tiên của họ Khổng, cũng là pháo đài tâm linh. Hội gia tộc họ Khổng lần đầu tiên tham gia lễ hội văn hóa Đền Khổng Tử, mang ý nghĩa đặc biệt. “Có lẽ gia tộc họ Khổng là gia tộc duy nhất có gia phả dòng họ có thể tồn tại trên 2500 năm, không bị gián đoạn”. Ông Khổng Thùy Trường, hậu duệ đời thứ 79 của Khổng Tử, cũng là "Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư Phụng Tự Quan" duy nhất trên thế giới nói.

 Khổng Phồn Lân (cháu đời thứ 74 của Khổng Tử) cho biết, “Tôi hy vọng nhân cơ hội này có thể đánh thức sứ mệnh bẩm sinh của gia đình họ Khổng”, hội tụ̣ ý thức thị tộc, phát huy hiệu ứng gợn sóng, cùng đẩy mạnh Nho giáo.

 Trong hoạt động lần này, Hội gia tộc họ Khổng tổng động viên tất cả các thành viên họ tộc. “Tuy sức mạnh của mỗi một chúng tôi đều rất nhỏ, nhưng tập hợp lại những lực lượng nhỏ bé thì có thể đánh bóng bảng hiệu của gia đình họ Khổng”. Khổng Tường Vân (cháu đời thứ 75 của Khổng Tử) nói.

 Khổng Duy Lương nói: “Sau khi đến Mỹ, mỗi lần nhìn thấy tượng Khổng Tử, tôi đều rất xúc động, tôi tự khích lệ bản thân phải cố gắng hơn nữa, không thể làm tổ tiên mất mặt”. Mối liên kết huyết thống là không sao cắt đứt được, bất kể bạn đang ở đâu, đều sẽ không thay đổi.

 Khổng Nhất Như, người đã đưa nét tinh hoa của văn hóa Nho học kết hợp với trà đạo, cho biết, “Trà đạo là sự thể hiện của sự điềm đạm, hiền lành, cung kính, giản dị và khiêm nhường, một loại tu dưỡng hòa nhập cuộc sống”.

 

Sự chạm trổ tinh xảo, tỉ mỉ của Đền Khổng Tử toát lên nét tao nhã nơi học chữ thánh hiềnSự chạm trổ tinh xảo, tỉ mỉ của Đền Khổng Tử toát lên nét tao nhã nơi học chữ thánh hiền

Kim chỉ nam của cuộc sống, càng ngày càng sâu đậm

 “Thiên bất sinh Trọng Ni, vạn cổ như trường dạ (Trời không sinh Trọng Ni, muôn đời như đêm dài). “Chu tử ngữ loại” của Chu Hi triều đại Nam Tống đã dành cho Khổng Tử sự tôn trọng cao nhất. Trải qua cuộc thử thách 2568 năm, cho đến nay, Nho giáo vẫn là kim chỉ nam của cuộc sống hiện đại, cách nhìn sâu sắc này không thể không khiến cho con người ca tụng.

 Khổng Thùy Trường gánh vác trách nhiệm của gia tộc và lịch sử, “Năm 2009, mặc trên mình áo choàng làm lễ này, toát lên một sự trang nghiêm, trang trọng, tôi cảm nhận trên vai mình là sứ mệnh thiêng liêng mà tổ tiên đã giao phó”. Khổng Thùy Trường tiếp bước tổ tiên, đi du lịch các nước, thuyết giảng Nho giáo. “Tại Hàn Quốc, Nhật Bản và miền bắc Việt Nam, tôi cảm nhận được sự tôn sùng, tôn kính của họ đối với Nho giáo”.

 Sự tinh túy của tài sản văn hóa quý giá này là “Nhân”, dùng trái tim yêu quý vạn vật trên trái đất, thực hiện nguyên tắc “Kỉ sở bất dục, vật thi ư nhân” (tức là những điều mà mình không thích, không muốn, thì đừng áp đặt cho người khác) trong cuộc sống. “Tinh thần và nội hàm của “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín” được nhắc đến trong Nho học, không những có thể sử dụng như một thước đo để tu luyện cá nhân, mà còn có thể trở thành nguyên tắc để quản trị đất nước”. Khổng Thùy Trường nói. Nho học không những là kho báu của dân tộc Trung Hoa, mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhân loại.

 Lễ nhạc giáo hóa giống như người dẫn đường có mặt khắp mọi nơi, thắp sáng ngọn đèn sinh mệnh. Trải qua 25 thế kỷ, Nho giáo không những không lỗi thời mà còn là một phương pháp tốt để sửa chữa khuyết điểm. Như tầm nhìn Nho giáo của các quan chức, “Xem sự thịnh suy của đất nước là trách nhiệm của mình, cố gắng hết mình cho hòa bình thịnh vượng”.