New Southbound Policy Portal

5 dự án công nghệ của Bộ Kinh tế giành Giải thưởng R&D 100 Awards

Giải thưởng Top 100 nghiên cứu và phát triển công nghệ thế giới (R&D 100 Awards) vừa công bố danh sách đoạt giải năm 2019. Năm nay, các dự án công nghệ được Ban Kỹ thuật, Bộ Kinh tế tài trợ đã đạt được thành công lớn, 4 đơn vị gồm: Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Công nghiệp (ITRI), Viện Công nghiệp Thông tin (III), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghiệp Kim loại (MIRDC), Viện Nghiên cứu Công nghiệp Dệt May (TTRI) đã giành được 5 giải thưởng lớn (Ảnh: Bộ Kinh tế)

Giải thưởng Top 100 nghiên cứu và phát triển công nghệ thế giới (R&D 100 Awards) vừa công bố danh sách đoạt giải năm 2019. Năm nay, các dự án công nghệ được Ban Kỹ thuật, Bộ Kinh tế tài trợ đã đạt được thành công lớn, 4 đơn vị gồm: Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Công nghiệp (ITRI), Viện Công nghiệp Thông tin (III), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghiệp Kim loại (MIRDC), Viện Nghiên cứu Công nghiệp Dệt May (TTRI) đã giành được 5 giải thưởng lớn (Ảnh: Bộ Kinh tế)
 

 Giải thưởng Top 100 nghiên cứu và phát triển công nghệ thế giới (R&D 100 Awards) – được mệnh danh là Giải Oscar của ngành công nghệ – vừa công bố danh sách đoạt giải năm 2019. Năm nay, các dự án công nghệ được Ban Kỹ thuật, Bộ Kinh tế tài trợ đã đạt được thành công lớn, 4 đơn vị gồm: Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Công nghiệp (ITRI), Viện Công nghiệp Thông tin (III), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghiệp Kim loại (MIRDC), Viện Nghiên cứu Công nghiệp Dệt May (TTRI) đã giành được 5 giải thưởng lớn.

 5 công nghệ giành giải thưởng năm nay là: “Hệ thống pin có thể tái cấu hình và tự động điều chỉnh RAIBA” (RAIBA – Reconfigurable and Regulatable Battery Array System), “Công nghệ sản xuất hạt từ tính Bionic” (iKNOBEADS), “Bản sao kỹ thuật số cho nông nghiệp thông minh” (Digital Twin Solutions for Smart Farming), “Máy dệt phun hơi khoảng cách xa DIFA (DIFA (Distance Fabric), “Module phối hợp vận chuyển (Bionic Intelligent AGV Fleet System), lần lượt triển khai hợp tác với các cơ quan và doanh nghiệp như Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan, Tập đoàn điện tử Chroma ATE Inc., Công ty Năng lượng xanh thuộc Tập đoàn Taiyen Biotech, Công ty Tú Bình thuộc ngành Dệt May, v.v… để thực hiện các kết quả công nghiệp hóa khoa học và công nghệ.

 “Diễn đàn Kinh tế Thế giới” (WEF) đã xếp Đài Loan là một trong 4 “cường quốc sáng tạo”, với các dự án công nghệ, các tổ chức pháp nhân nghiên cứu và phát triển thúc đẩy các ngành công nghệ phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành nghề và quốc gia. Năm 2018, các tổ chức pháp nhân đã thúc đẩy kim ngạch đầu tư lên đến 5,77 tỷ Đài tệ, bình quân cứ đầu tư 1 Đài tệ vào các dự án công nghệ sẽ tạo ra lợi ích đầu tư là 4,39 Đài tệ. Tính từ các năm trước cho đến nay, các dự án công nghệ đã tích lũy được gần 30.000 bằng sáng chế và tài liệu kỹ thuật có thể chuyển giao để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và phát triển công nghệ của doanh nghiệp, đạt được kết quả xuất sắc. Thành quả của các dự án công nghệ đã vinh dự giành được Giải thưởng Top 100 nghiên cứu và phát triển công nghệ thế giới trong 12 năm liên tiếp. Trong 12 năm qua, 53 công nghệ đã giành được giải thưởng, hơn 90% công nghệ đoạt giải đã được chuyển giao cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước và quốc tế. Ngoài ra, còn có rất nhiều công nghệ giành giải thưởng được ứng dụng để thành lập các công ty khởi nghiệp, để sự sáng tạo thực sự được đưa vào ngành nghề hóa.

 “Hệ thống pin có thể tái cấu hình và tự động điều chỉnh RAIBA” là công nghệ do Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Công nghiệp sáng tạo đầu tiên trên thế giới, có thể kiểm soát tải xả điện của các mô đun pin thông qua trí tuệ nhân tạo, có thể tích hợp hệ thống lưu trữ năng lượng của các mô đun mới và cũ, giải quyết vấn đề số lượng xe điện sẽ tăng mạnh trong tương lai và phát sinh theo đó là vấn đề loại bỏ pin, tạo ra các nguồn lực để tái sử dụng bền vững và cơ hội kinh doanh năng lượng tái tạo.

 Bệnh ung thư đến nay vẫn là kẻ thù của nhân loại, “Công nghệ sản xuất hạt từ tính Bionic” của Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Công nghiệp là kỹ thuật đầu tiên và duy nhất trên thế giới hiện nay. Kỹ thuật này đã được chứng minh trong các thử nghiệm tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Đài Loan, chúng có thể kích hoạt các tế bào miễn dịch T, mang đến cơ hội mới cho “y tế chính xác”. Dự kiến đến năm 2020 sẽ ra mắt các sản phẩm lâm sàng đạt tiêu chuẩn GMP, đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh ung thư.

 Công nghệ “Bản sao kỹ thuật số cho nông nghiệp thông minh” của Viện Công nghiệp Thông tin cho phép người nông dân lựa chọn, sửa đổi các thông số thiết bị dựa trên những kinh nghiệm và quan sát tại chỗ và còn có thể tiến hành dự đoán mô phỏng trước khi sửa đổi, đưa ra phán đoán tối ưu nhất. Trong công nghệ “Bản sao kỹ thuật số cho nông nghiệp thông minh”, AI (trí tuệ nhân tạo) cũng sẽ học hỏi kinh nghiệm và kiến thức của nông dân để đạt hiệu quả phối hợp vận hành, tối ưu hóa các quyết định.

 Máy dệt phun hơi khoảng cách xa DIFA – công nghệ đã từng giành giải thưởng của Viện Nghiên cứu Công nghiệp Dệt May – là máy dệt đầu tiên trên thế giới sản xuất các loại vải có khoảng cách chiều cao thay đổi, đột phá hạn chế của các máy dệt khoảng cách xa trên thị trường hiện nay và có thể dệt các loại vải cấu trúc 3D có khoảng cách xa và mật độ cao, phục vụ cho nhiều ứng dụng như tàu cứu hộ, kích vít (con đội), vật liệu chèn, v.v…, giúp các doanh nghiệp Đài Loan tham gia thị trường dệt may công nghiệp có giá trị gia tăng cao.

 “Mô đun phối hợp vận chuyển” của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghiệp Kim loại mô phỏng logic vận chuyển của loài kiến, không chỉ là giải pháp hoàn chỉnh kết hợp các mô đun bánh xe quay, nền tảng và hệ thống lệnh mô phỏng thông minh, đồng thời còn có 3 đặc điểm lớn gồm trí tuệ không dây, sử dụng linh hoạt và di chuyển linh hoạt, có thể điều khiển đồng bộ nhiều xe tự động dẫn đường để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, thực hiện mô hình vận chuyển thông minh trong tương lai.

 “Giải thưởng Top 100 nghiên cứu và phát triển công nghệ thế giới” năm nay do Tập đoàn WTWH Media LLC tiếp nhận công tác tổ chức, Tạp chí R&D Magazine trước đây đã đổi tên thành Tạp chí R&D World. Giải thưởng R&D 100 Awards là giải thưởng quốc tế lớn về nghiên cứu và phát triển công nghệ, rất được coi trọng trong lĩnh vực R&D, từ hàng nhìn công nghệ đổi mới trên thế giới mỗi năm, chọn ra 100 công nghệ được sản phẩm hóa, có ý nghĩa sáng tạo to lớn và tác động sâu sắc đến cuộc sống con người. Giải thưởng Top 100 nghiên cứu và phát triển công nghệ thế giới đã bước sang năm thứ 58 và trở thành tiêu chí quan trọng để xác định vị trí mang tính cách mạng của công nghệ mới trên thị trường.