New Southbound Policy Portal

Biểu đồ dự đoán tình hình dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán của học giả Đại học Quốc gia Đài Loan được đăng tải trên tạp chí The Economist

Giáo sư trợ lý Từ Thừa Chí ở khoa Hóa học, trường Đại học Quốc gia Đài Loan (NTU) đã sử dụng mô hình động lực học đơn giản hóa để dự đoán 3 đường đồ thị về tình hình dịch bệnh Covid-19 (gây bệnh viêm phổi Vũ Hán), được Tạp chí The Economist áp dụng và lập nên biểu đồ mới (Ảnh chụp trang web economist.com)

Giáo sư trợ lý Từ Thừa Chí ở khoa Hóa học, trường Đại học Quốc gia Đài Loan (NTU) đã sử dụng mô hình động lực học đơn giản hóa để dự đoán 3 đường đồ thị về tình hình dịch bệnh Covid-19 (gây bệnh viêm phổi Vũ Hán), được Tạp chí The Economist áp dụng và lập nên biểu đồ mới (Ảnh chụp trang web economist.com)
 

 Thông tấn xã Trung ương (CNA) đưa tin: Giáo sư trợ lý Từ Thừa Chí ở khoa Hóa học, trường Đại học Quốc gia Đài Loan (NTU) đã sử dụng mô hình động lực học đơn giản hóa để dự đoán 3 đường đồ thị về tình hình dịch bệnh Covid-19 (gây bệnh viêm phổi Vũ Hán), được Tạp chí The Economist áp dụng và lập nên biểu đồ mới, đồng thời giúp Đại học Quốc gia Đài Loan được thế giới biết đến nhiều hơn.

 Trước khi lập biểu đồ mới, Tạp chí The Economist đã nhiều lần gửi thư xác nhận cho giáo sư Từ Thừa Chí. Sau khi đăng tải biểu đồ trên trang web, tạp chí này còn ghi rõ tên và nơi làm việc của giáo sư.

 Bài viết có tiêu đề “A ray of hope in the coronavirus curve” (Một tia hy vọng trong đường cong coronavirus) đã sử dụng 3 đường đồ thị được giáo sư Từ Thừa Chí đưa ra hôm 30/1, dự báo về tình hình dịch bệnh viêm phổi do Covid-19 (viêm phổi Vũ Hán) dựa trên mô hình động lực học đơn giản hóa để lập nên biểu đồ mới mang phong cách riêng của tạp chí này và được đăng trong mục Daily chart (Biểu đồ hàng ngày). Đăng kèm hình vẽ là tên và cơ quan làm việc của giáo sư Từ Thừa Chí (Cheng-Chih Hsu, National Taiwan University). Giáo sư khiêm tốn nói: Đây là sự đóng góp nho nhỏ để Đại học Quốc gia Đài Loan được thế giới biết đến nhiều hơn.

 Trả lời phỏng vấn của các phương tiện truyền thông, giáo sư Từ Thừa Chí cho biết: Thực ra, ông chưa từng nghĩ bài viết trên Facebook của mình lại được đăng trên Tạp chí The Economist vì kiến thức được sử dụng trong đó đã được nêu ra từ gần 100 năm trước. Tuy nhiên, nếu vì vậy mà có thể khiến mọi người càng thêm coi trọng giáo dục khoa học cơ bản thì cũng là một việc rất tốt. Ông hy vọng thế giới có thể thấy được những nỗ lực của Đài Loan trong công tác phòng chống dịch bệnh, không nên loại trừ Đài Loan ra khỏi WHO.

 Do giới chức Trung Quốc tuyên bố thay đổi phương pháp chẩn đoán từ ngày 13/2, trực tiếp xác nhận dựa trên chẩn đoán lâm sàng (ảnh chụp CT phổi) chứ không phải thông qua việc xác định trình tự acid nucleic (qPCR) như trước mới được tính. Do đó, rất nhiều trường hợp trước đây chỉ bị nghi ngờ thì hiện nay đều bị coi là số ca bệnh được xác nhận. Vì vậy chỉ trong ngày 13/2, số lượng bệnh nhân bị xác nhận nhiễm Covid-19 đã tăng thêm 14.000 người (nới rộng tiêu chuẩn ca bệnh bị xác nhận để bác sỹ có thể chẩn đoán trực tiếp mà không cần chờ kết quả xác định trình tự acid nucleic, như vậy có thể cho phép bệnh nhân được chăm sóc y tế tốt hơn).

 Do nguồn gốc dữ liệu trước đây và bây giờ khác nhau nên biểu đồ này không thể sử dụng được nữa. Giáo sư Từ Thừa Chí sẽ giải thích với Tạp chí The Economist, đề nghị tạp chí cân nhắc yếu tố này trước khi xuất bản.

 Bài viết của giáo sư Từ Thừa Chí đăng trên Facebook vào ngày 30/1 như sau:
“Thưa thầy, dịch viêm phổi Vũ Hán bao giờ mới kết thúc?”
Đây là câu mà học trò đã hỏi tôi hôm qua.
Câu trả lời của tôi lúc ấy là: Thầy không học chuyên ngành y tế công cộng và dịch tễ học nên không thể trả lời được. Tuy nhiên, câu hỏi của này của học trò thực ra có thể thử tìm đáp án từ kiến thức đã dạy trong sách giáo khoa môn Hóa học.